1.4.1. Về giám sát sự thay đổi rừng (mất, suy thoái rừng, có thêm rừng mới)
Tổng quan vấn đề nghiên cứu đã giúp cho việc nhận thức đúng đắn và toàn diện về vườn quốc gia, rừng, mất rừng, suy thoái rừng, thêm rừng và các nguyên nhân gây MR, STR và TR. Theo đó, việc phát hiện và nhận biết các nguyên nhân không chỉ bằng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà có sự góp sức rất lớn từ ứng dụng tư liệu viễn thám và công nghệ địa không gian. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ địa không gian không những phục thuộc vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ, từng vùng, từng địa phương riêng biệt mà chúng còn phục thuộc vào yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau. Quốc gia
có nền khoa học công nghệ phát triển, việc ứng dụng cộng nghệ địa không gian có khả năng phát triển dễ dàng hơn. Ở tại Lào, ứng dụng cộng nghệ địa không gian còn rất khiêm tốn, nhất là trong quản lý tài nguyên rừng. Để duy trì, khai thác, quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng, chúng ta phải dựa trên các đặc trưng nguồn tài nguyên, trình độ khoa học công nghệ và điều kiện riêng của từng quốc gia, vùng lãnh thổ, từng địa phương đó.
1.4.2. Về thành tựu nghiên cứu ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ địa không gia trong quản lý tài nguyên rừng nghệ địa không gia trong quản lý tài nguyên rừng
Tổng quan vấn đề nghiên cứu đã giúp cho việc nhận biết đúng đắn các phương pháp được các nhà nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng, các kết quả đối với từng phương pháp đó và một số đề xuất giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế biến động, các nguyên nhân tạo động lực thúc đẩy MT, STR và khu vực thêm rừng mới nhằm quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng. Những giải pháp được đề xuất của các nhà nghiên cứu nổi bật có thể tóm tắt như sau:
- Giải pháp ứng dụng tư liệu viễn thám và công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng bằng kỹ thuật so sánh sau phân loại.
- Giải pháp ứng dụng tư liệu viễn thám và công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng bằng thuật toán cho một số chỉ số viễn thám (NDVI; NBR; SAVI; ARVI; IRSI) theo các công thức tính toán khác nhau.
- Giải pháp kết hợp giữa điều tra thực tế và ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng.
1.4.3. Về những tồn tại nghiên cứu trước đây
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng vẫn còn những tồn tại và chưa thể bao quát cho mọi khu rừng ở cấp độ quốc gia, vùng lãnh thổ, các vườn quốc gia và các địa phương khác nhau, trong đó có Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, tỉnh Bolikhamsay.
Ứng dụng công nghệ chưa thể bao quát và khai thác tối đa các lợi thế của hệ thống công nghệ địa không gian mang lại, hệ thống các tư liệu ảnh viễn thám, các nghiên cứu mới chỉ tập trung sử dụng một số công nghệ viễn thám, phần mềm GIS và một số tư liệu ảnh viễn thám, chỉ số viễn thám thông dụng như: Ảnh Landsats; ảnh SPOT; ảnh MODIS; ảnh Sentinel 2 và một số chỉ số viễn thám như: NDVI, NBR mà chưa dùng một số chỉ số viễn thám khác như chỉ số thực vật kháng khí quyển (ARVI).
Đối với những nghiên cứu ở Lào, có thể tóm tắt một số tồn tại chính về ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng nói chung và ở VQGNKĐ nói riêng như sau:
- Còn ít/chưa ứng dụng công nghệ địa không gian trong xác định đặc trưng và biến động (MR, STR và TR) nguồn tài nguyên rừng theo thời gian.
- Chưa xác định được tác nhân chính gây ra biến động tài nguyên rừng; - Chưa phân loại và phân tích được nguyên nhân gây tác nhân chính gây ra MT, STR và TR;
Còn ít công trình nghiên cứu và chưa đề xuất được những giải pháp ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng phù hợp.
1.4.4. Xác định vấn đề nghiên cứu cho đề tài luận án
Đối tượng rừng nghiên cứu của đề tài luận án là tài nguyên thuộc Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh đã và đang bị tác động làm mất rừng, suy thái rừng và thêm rừng, nên luận án chọn hướng nghiên cứu ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian bằng thuật tương đối (KB) toán tính theo chỉ ARVI, kết hợp điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên tại hiện trường, phân tích các nguyên nhân làm cơ sở đề ra các giải pháp ứng dụng công nghệ địa không gian vào quản lý bền vững tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu.
Từ đất lâm nghiệp, tài nguyên rừng đã và đang bị biến động mạnh, diện tích MR và STR rừng chiếm tỷ lệ lớn cần chuyển thành rừng theo hướng ổn
định về diện tích, bền vững đa dạng di truyền, sinh khối và trữ lượng loài cây gỗ, nên cơ sở khoa học cho bền vững rừng trong luận án là những đặc điểm đất lâm nghiệp, đặc trưng của khu rừng hiện có và biến động của những đặc điểm, đặc trưng này theo không gian và theo thời gian dưới tác động của các tác nhân biến động và STR chính.
Sản phẩm chính của nghiên cứu này là: nhằm xác định ranh giới, phân, cắm mốc các phân khu chức năng và vùng đệm của vườn quốc gia; phân định rõ ràng diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác với diện tích quy hoạch cho VQGNKĐ nhằm phát triển hài hoà công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đề xuất quy trình hướng dẫn theo dõi, kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong VQGNKĐ nhằm bảo tồn và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử VQGNKĐ trái phép. Tuy nhiên, với nội dung của đề tài luận án, hướng tiếp cận chính của đề tài là: Ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại VQGNKĐ để cung cấp những thông tin định kỳ, thường xuyên về: (i). Mất rừng và suy thoái tài nguyên rừng; (ii). Khu vực thêm rừng mới
Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc nhằm khắc phục các tồn tại của các nghiên cứu trước đây, góp phần cung cấp quy trình công nghệ đảm bảo quản lý và giám sát tài nguyên rừng đạt hiệu quả cao.
Chương 2
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁPVÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰCNGHIÊN CỨU