Từ bản đồ hiện trạng mất rừng và suy thoái rừng được thành lập trên, sử dụng công cụ trong phần mềm GIS tiến hành tín toán và thống kê diện tích thêm rừng ở bản đồ được thành lập từ phương pháp sử dụng ngưỡng chỉ số viễn thám, tiến hành tín toán và thống kê diện tích từng trại thái rừng ở VQGNKĐ.
Kết quả cho thấy, ngoài các vùng mẫu, diện tích thêm rừng không nhiều (18 vùng-22,57 ha), phân bố rải rác hai bên đường giao thông chính đi vào phía bắc VQGNKĐ, nơi có hệ thống đường giao thông và có thể tiếp cận dễ dàng. Như vậy, tổng cộng có 344,71 ha rừng được thêm mới trong khuôn khổ thời gian của nghiên cứu trong VQGNKĐ.
3.3.5. Thảo luận về sự thay đổi chỉ số viễn thám theo thời gian và ngưỡng chỉ số tương đối phát hiện thêm rừng mới chỉ số tương đối phát hiện thêm rừng mới
Như đã được đề cập đến trong Phương pháp luận nghiên cứu, không phải mọi thay đổi về chỉ số viễn thám trên ảnh vệ tinh là liên quan đến mất
rừng, suy thoái rừng ngoài thực địa. Do đó, tác giả nghiên cứu biến động chỉ số viễn thám cho các kiểu rừng thêm rừng theo thời gian đồng thời xác định ngưỡng chỉ số tương đối để phát hiện rừng thêm mới làm cơ sở cho việc xác định ngưỡng phát hiện thêm rừng.
Nghiên cứu đã xác định biến động chỉ số ARVI của 5 kiểu rừng thêm mới. Tác giả thấy rằng, kiểu rừng lá rộng rụng lá có sự biến động chỉ số viễn thám cao KB (ARVI) từ 173,93 đến 965,43. Với kết quả này, luận án đã giới hạn lại phạm vi xác định ngưỡng chỉ số tương đối để phát hiện thêm rừng mới ở khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh.
Kết quả của luận án phù hợp với một số nghiên cứu trước đã được công bố bởi: Hashemi, S. A., Fallahchai, M. M. (2011) [40], Yang, Y. et al. (2019) [49]; Devaney, J. et al. (2015) [30], trong việc xác định các thay đổi của rừng không đổi trên dựa vào việc xác định sự thay đổi của các chỉ số viễn thám trên ảnh vệ tinh. Ngoài ra, theo Yang, Y. et al. (2019) [49], sự phát triển của thực vật rừng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ, địa hình...nên cần xác định ngưỡng chỉ số tương đối cho các kiểu rừng không đổi cho các khu vực có các điều kiện tự nhiên khác nhau để có cơ sở cho việc xác định ngưỡng thêm rừng phù hợp nhất.
3.4. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực VQGNKĐ gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực VQGNKĐ
3.4.1. Đề xuất quy trình ứng dụng công nghệ địa không gian trong phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng, và khu vực thêm rừng mới hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng, và khu vực thêm rừng mới
Qua thời gian nghiên cứu nhằm xác định và lựa chọn chỉ số ARVI trên anh Sentinel 2, đề tài luận án thấy rằng: quản lý, bảo vệ và theo dõi nguồn tài nguyên rừng ở Lào nói chung và ở khu vực VQGNKĐ nói riêng, mất rừng, suy thoái rừng, thêm rừng mới không phải nơi nào, lúc nào cũng được phát hiện kịp thời và được đánh giá đúng hiện trạng, thực chất và hậu quả, v.v, mà nó gây ra.
Do đó, mất rừng, suy thoái rừng, thêm rừng vẫn ngang nhiên diễn ra hàng ngày, tồn tại ở nhiều nơi, hậu quả mà nó gây ra ngày càng trầm trọng thêm.
Cơ sở khoa học được đề tài luân án cung cấp từ kết quả nghiên cứu thực tiễn là những dẫn liệu khoa học quan trọng đề xuất, xây dựng quy trình ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng của Lào và ở khu vực VQGNKĐ.
Dẫn liệu khoa học từ kết quả của luận án cho thấy, cần sử dụng ngưỡng chỉ số tương đối trong khoảng: (i). Từ -29,83087 đến -5,44138 đối với phát hiện suy thoái rừng; (ii).Từ -88,76 đến -65,77 đối với phát hiện mất rừng và (iii). Từ 173,93 đến 965,43 đối với phát hiện thêm rừng với chỉ số thực vật kháng khí quyển KB (ARVI) trên loại ảnh Sentinel 2 để phát hiện mất rừng, suy thoái rừng và khu vực thêm rừng mới ở khu vực VQGNKĐ.
Với cơ sở, dẫn liệu khoa học và thực tiễn trên, đề tài luận án đề xuất quy trình hướng ứng dụng công nghệ địa không gian trong trong quản lý tài nguyên rừng nhằm quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng ở khu vực VQGNKĐ. Định hướng quy trình ứng dụng công nghệ địa không gian được thực hiện trình tự theo các bước trong hình 3.12 dưới đây.
Hình 3.12. Sơ đồ trình tự các bước ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng ở khu vực VQGNKĐ
Trình tự các bước trong quy trình:
- Các bước được thực hiện trên Google Earth Engine, cụ thể như sau:
Bước 1. Đăng ký tài khoản Google Earth Engine (GEE). Để sử dụng và truy cập được vào GEE, theo yêu câu trang website, người dùng cần phải đăng ký một tài khoản đăng nhập cá nhân để sử dụng chương trình GEE của Google. Người dùng đăng ký tài khoản GEE bằng cách truy cập vào đường dẫn:https://code.earthengine.google.com/ [51] và đăng ký bằng tài khoản Email cá nhân mà mình sử dụng. Ví dụ email của tác giả: b.chanthavong@nuol.edu.la. Khi đang nhập xong, màn hình giao diện được thể hiện như hình sau.