Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ địa không gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 119 - 124)

Chương 3L : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ địa không

3.4.2. Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ địa không gian

Qua đánh giá và phân tích thực trạng hạ tầng ứng dụng công nghệ địa không gia tại ban quản lý VQGNKĐ. Ban quản lý cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ địa không gian tốt hơn nữa, cụ thể cần đầu tư, xây dựng về hạ tầng kỹ thuật:

3.4.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại VQGNKĐ

- Xây dựng và nắp đặt hệ thống mạng nội bộ (Local area network). - Lắp đặt hệ thống máy chủ, bảo mật thông tin.

- Xây dựng đường truyền kết nối: Loại đường truyền ADSL. Nhà cung cấp đường truyền: ETL và Mphone. Số lượng đường truyền 02.

- Hệ thống máy tính cá nhân, đảm bảo mỗi cán bộ, công nhân viên 01 máy tính. Hệ thống máy tính có cấu hình tốt, đáp ứng và tương thích cao với các phần mềm ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng. (Ổ cứng HDD 500 GB, chip xử lý Intel Core i3, Celeron hoặc Pentium, card màn hình on-board, 02 màn hình hiển thị 17 inch)

- Xây dựng Website về Vườn quốc gia Nam Ka Đinh và cơ sở dữ liệu phục vụ quảng bá và quản lý tốt nguồn tài nguyên rừng.

Nếu được đầu tư, xây dựng hạ tầng như trên, cơ sở hạ tầng đó là nền tảng quan trọng trong ứng dụng hệ thống công nghệ địa không gian, số lượng máy tính, đường truyền kết nối mạng và cấu hình máy tính để bàn đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật cho việc triển khai, ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại VQGNKĐ.

Tuy nhiên, trong công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại ban quản lý, Ban quản lý VQGNKĐ cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp trong thực hiện kết nối hạng tầng kỹ thuật chung, từ đó thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng VQGNKĐ.

- Củng cố, kiện toàn kiện toàn Ban quản lý thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Cần tập huấn nghiệp vụ và trang bị phương tiện, dụng cụ khác hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng đầy đủ cho những lực lượng này.

- Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng cần thiết trang bị những dụng cụ, bảo hộ lao động cho công tác bảo vệ tài nguyên.

VQGNKĐ cần phối hợp với UBND tỉnh và Bộ Nông Lâm Nghiệp Lào đề xuất và triển khai thực hiện trang bị trang thiết bị, bảo hộ lao động:

3.4.2.2. Phần mềm ứng dụng

Triển khai cài đặt các phần mền ứng dụng, tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng cho cán bộ, công nhân viên, nhất là đối với cán bộ thuộc Phòng Quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý. Các phần mềm cần được triển khai được thống kê trong bảng 3.7.

Bảng 3.9. Danh mục phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý tại VQGNKĐ tại VQGNKĐ

TT Tên phần mềm Đối tượng người dùng Khả năng ứng dụng

1 MicroStation v8.5 Chuyên viên Tốt

2 MapInfo 17.0 Chuyên viên Tốt

3 ArcGIS 10.8.1 Chuyên viên Tốt

4 ENVI 7.5 Chuyên viên Tốt

Các phần mềm chuyên dụng, phục vụ cho công nghệ địa không gian như ArcGis; EVNI; Mapinfo; QGIS, v.v, được cài đại trên các máy tính để bàn cho số chuyên viên Phòng Quản lý bảo vệ rừng. Đây là một trong số các giải pháp, nền tảng cho việc triển khai ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại ban quản lý VQGNKĐ.

4.4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong ứng dụng công nghệ địa không gian

- Giải pháp về đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện

Quy trình phát hiện mất rừng, suy thoái rừng và khu thêm rừng mới sử dụng ảnh vệ tinh là một quy trình sử dụng công nghệ địa không gian hỗ trợ cảnh báo, phát hiện mất rừng, suy thoái rừng và thêm rừng mới hướng đến người ứng dụng là các cán bộ kỹ thuật của Kiểm lâm cấp huyện và những cán bộ kỹ thuật của Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh. Để bảo bảo nguồn nhân lực, đám ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong quản lý tài nguyên rừng VQGNKĐ, nguồn nhân lực và trang bị máy tính phục vụ quản lý được thống kê trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Đề xuất yêu cầu nhân lực và máy tính đáp ứng nhu cầu triển khai quy trình kỹ thuật công nghệ địa không gian tại VQGNKĐ

TT Hạng

mục Chuẩn bị Đơn vị tính

Số

lượng Yêu cầu

1 Nhân lực

Chi cục kiểm lâm

Bolikhamsay Người/đơn vị 2 Được đào tạo về công nghệ thông tin và địa không gian

2 VQGNKĐ Người/đơn vị 5

3 Máy

tính để bàn

Chi cục kiểm lâm

Bolikhamsay Chiếc 4 Cài đặt đầy đủ các phầm nềm ứng dụng địa không gian

4 VQGNKĐ Chiếc 5

Tập trung vào việc giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân phụ trách và nâng cao năng lực, chuyên môn về công nghệ thông tin, công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên cho những cán bộ kỹ thuật phụ trách ở các cấp Chi cục kiểm lâm tỉnh và Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh. Số lượng cán bộ kỹ thuật phụ trách tại Chi cục kiểm lâm tỉnh Bolikhamsay ước tính khoảng 4 cán bộ và 5 cán bộ trực thuộc VQGNKĐ. Cần tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 09 cán bộ kỹ thuật phụ trách về phương pháp cập nhật diễn biến rừng và quy trình phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và thêm rừng mới sử dụng ảnh vệ tinh.

- Giải pháp về đảm bảo cơ sở vật chất làm việc.

Hầu hết các đơn vị Chi cục kiểm lâm tỉnh, Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh đã trang bị khá đầy đủ máy tính để bàn cho cán bộ kỹ thuật làm việc. Tuy nhiên, để có thể vận hành được quy trình phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và khu vực thêm rừng mới sử dụng ảnh vệ tinh thì mỗi đơn vị cần trang bị, nâng cấp hệ thống máy tính có cấu hình máy đủ mạnh, có dung lượng lưu trữ cao để đảm bảo cho việc xử lý dữ liệu được nhanh, kịp thời và đảm bảo lưu trữ dữ liệu lâu dài. Một máy tính để bàn nên có cấu hình như

sau: CPU (Core i5 trở lên); RAM (16 G trở lên); VGA (4 G trở lên); ổ cứng SSD (250 G trở lên); ổ cứng HDD (1 T trở lên); màn hình máy tính (nên chọn màn hình rộng). Ước lượng số lượng máy tính cần trang bị là 9 chiếc trong đó: 4 chiếc cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, 5 chiếc cho Vườn quốc gia.

- Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng. Hiện nay, một số tỉnh có rừng trong cả nước đang thực hiện quản lý hiện trạng rừng trên nền cơ sở dữ liệu thống nhất theo quy định của Bộ Nông Lâm Lào. Mặc dù, đã có sự thống nhất về cơ sở dữ liệu trong quản lý, nhưng tình hình dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ) của Vườn quốc gia Nam Ka Đinh nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần xử lý. Các vấn đề cần khắc phục bao gồm: lỗi về dữ liệu vector các lô hiện trạng rừng; lỗi về hiện trạng/trạng thái rừng; lỗi về chủ sử dụng rừng/quản lý rừng; lỗi về thông tin cập nhất (ví dụ: độ chính xác về thời gian mất rừng, suy thoái rừng, thêm rừng mới, v.v). Do vậy, Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh cần có phương án giải quyết các vấn đề còn tồn tại về bản đồ theo hướng xử lý triệt để trên quy mô toàn bộ diện tích rừng của Vườn Quốc gia.

-Tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng về công nghệ địa không gian.

Đào tạo kiến thức về công nghệ địa không gian, kỹ năng số cho cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh.

Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng thiết lập, cung cấp, cập nhật bản đồ mất rừng, suy thoái rừng và khu vực thêm rừng mới mới cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trực tiếp tham gia vào công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu vực VQGNKĐ.

Tổ chức và đào tạo lực lượng 20 chuyên gia công nghệ địa không gian: (i)Tổ chức lựa chọn 20 chuyên gia từ Chi cục Kiểm lâm, VQGNKĐ làm công

nghệ địa không gian, kỹ thuật, nhân sự chuyên trách làm công tác quản lý tài nguyên. (ii) Triển khai các khoá đào tạo cơ bản, nâng cao, cập nhật mới về công nghệ địa không gian, công nghệ số và các nội dung đào tạo cần thiết khác cho đội ngũ chuyên gia công nghệ địa không gian.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và thêm rừng mới từ đó tạo động lực cho quá trình ứng dụng công nghệ địa không gian để lập bản đồ các khu vực có diện tích lớn, đi lại khó khăn,v.v. - Đầu tư xây dựng phần mềm tự động phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và thêm rừng mới dựa trên quy trình kỹ thuật đã nghiên cứu của luận án. Việc ứng dụng phần mềm tự động phát hiện sớm mất rừng, suy thoái và thêm rừng mới cho phép cập nhật và đánh giá sự thay đổi về diện tích, hiện trạng và vùng chịu tác động của gió, bão, dự kiến biến động trong tương lai,v.v, một cách khoa học, minh bạch và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, đề tài đã đưa ra được giải pháp hiệu quả, tối ưu trong việc quản lý, giám sát tài nguyên rừng bao gồm: Phát hiện sớm, giám sát diễn biến rừng; cảnh báo, phát hiện sớm và giám sát cháy rừng; tuần tra bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)