Chương 3L : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Ứng dụng ngưỡng chỉ số viễn thám trong phát hiện sớm mất rừng,
3.2.3. Đánh giá độ chính xác
Nghiên cứu đã sử dụng các cảnh ảnh Sentinel 2 năm 2019 của khu vực VQGNKĐ với thời điểm T1, T2 để xác định các vùng mất rừng, suy thoái
rừng theo kết quả xác định ngưỡng mất rừng KB (ARVI) và suy thoái rừng KB (ARVI) ở phần trên. Tiếp theo, nghiên cứu đối chứng với 50 mẫu mất rừng và 19 mấu suy thoái rừng đã được lựa chọn để đánh giá độ chính xác phát hiện mất rừng. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá độ chính xác phát hiện mất rừng và suy thoái rừng trên ảnh vệ tinh Sentinel 2
TT Đặc điểm Mẫu mất rừng (kiểm chứng) Mẫu suy thoái rừng (kiểm chứng)
1 Số lượng mẫu 50 19
2 Độ lệch chuẩn 4,105 5,560
3 Trung bình - 75,109 - 18,569
4 Giá trị thấp nhất - 83,359 - 30,831
5 Giá trị cao nhất - 66,659 - 5,223
6 Số lượng mẫu trong ngưỡng 49 16
7 Số lượng mẫu vượt ngưỡng 1 1
8 Số lượng mẫu dưới ngưỡng 0 2
9 Tỷ lệ chính xác 98% 84,2%
(Kết quả chi tiết đánh giá độ chính xác phát hiện mất rừng, suy thoái trên ảnh Sentinel 2 tại phụ lục)
Kết quả trong Bảng 3.4 cho thấy: phương pháp sử dụng chỉ số tương đối KB (ARVI) với việc sử dụng ảnh Sentinel 2 để phát hiện mất rừng có độ chính xác như sau: độ chính xác phát hiện mất rừng là 98,0% và độ chính xác suy thoái rừng là 84,2%.
Kết quả kiểm chứng cho thấy các ngưỡng xác định mất rừng có tỷ lệ chính xác cao, có triển vọng được áp dụng vào thực tiễn tại khu vược
VQGNKĐ. Đối với ngưỡng xác định suy thoái rừng, tỷ lệ chính xác tương đối cao.tuy nhiên, để tiến hành triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, cần có nghiên cứu bổ sung số lượng mẫu để đưa ra được kết quả định ngưỡng và kiểm chứng thuyết phục hơn.