Chương 3L : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng, thực trạng hạ tầng ứng dụng
3.1.1. Đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia
Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh nằm ở miền Trung Bắc Lào, có địa hình tương đối phức tạp, nguồn tài nguyên đa dạng, rất đặc trưng cho hệ sinh thái vùng Trung Lào. Nguồn tài nguyên VQGNKĐ gồm có các nguồn tài nguyên đất đai tự nhiên, sông suối và một số kiểu rừng chính, trên các trạng thái (kiểu rừng được phân loại theo thành phần loài cây phân bố) được thể hiện trên hình 3.1.
(Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả, năm 2019)
Hình 3.1. Tỷ lệ các nguồn tài nguyên Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh
(RTNLRTXN: Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh; RT: Rừng trồng; RTSPHSNR,TC: Rừng thứ sinh chưa có trữ lượng phục hồi sau nương rẫy, sau cháy, cây bụi, trảng có; ĐNR: Diện tích đất làm nương rẫy; ĐMN: Diện tích đất mặt nước; ĐTC,GT: Đất thổ cư, giao thông thôn bản)
Trong tổng số 168.550 ha nguồn tài nguyên đất đai tự nhiên, tỷ lệ đất đai có nguồn tài nguyên rừng bao phủ khá cao, chiếm trên 90% tổng diện tích đất tự nhiên. Theo kết quả phân loại tài nguyên rừng theo nguồn gốc hình thành và thành phần loài cây, tài nguyên rừng ở khu vực VQGNKĐ được chia thành 3 kiểu rừng: (1) Kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh và (2) Kiểu rừng thứ sinh lá rộng thường xanh phục hồi và (3) Kiểu rừng trồng: trồng Keo tai tượng; Bạch đàn Urophyla; Tếch và rừng trồng Cao su.
Kết quả trên hình 3.1 cho thấy: Tổng diện tích kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh bao gồm các trạng thái: (i).Trạng thái RTNLRTX trung bình đạt 73.942,89 ha, chiếm trên 43%; (ii). Trạng thái RTNLRTX nghèo và nghèo kiệt đạt 39.777,80 ha, chiếm trên 23%; (iii). Trạng thái RTNLRTX giàu, đạt 18.198,42ha, chiếm trên 16%. Tổng diện tích rừng thứ sinh LRTX phục hồi sau nương rẫy, sau cháy, cây bụi và trảng cỏ đạt 9.017,43 ha, chiếm trên 5%. Tổng diện tích ừng trồng đạt 2.528 ha, chiếm trên 1%. Đây là 3 kiểu rừng chính và tại VQGNKĐ, những kiểu rừng này được luận án chọn làm đối tượng để đánh giá mất rừng, suy thoái rừng và thêm rừng. Ngoài ra, tài nguyên đất làm nương rẫy, đất mặt nước, đất đường xá và đất thổ cư còn chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng 10%.
Trên các kiểu và trạng thái rừng tự nhiên, tài nguyên về động, thực vật rất phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra và thu thập các tài liệu báo cáo, thì tài nguyên thực vật bậc cao có mạch ở khu vực VQGNKĐ gồm có 126 loài thực vật thuộc 4 ngành, các loài thực vật quý hiếm gồm có các loài cây họ Dầu, Giổi, Trai, Sến, Đinh hương, Đinh thối, v.v.. Tài nguyên thực vật lâm sản ngoài gỗ gồm có 165 loài thực vật, thuộc 61 họ và 3 ngành. Trong đó ngành hạt kín có số lượng loài và họ đại đa số chiếm 91,8. Lâm sản ngoài gỗ cũng rất đa dạng và phong phú (danh lục các loài thực vật được thống kê trong phụ biểu 4.1). Loài cây lâm sản xuất hiện chủ yếu là loài: Sa nhân, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Đẳng sâm, Hà thủ ô, Nấm mỡ, v.v (Cục Lâm nghiệp Lào, 2019).