Quy định về đối tượng Thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng tạ

Một phần của tài liệu So sánh cơ chế thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng tại việt nam với hoa kỳ (Trang 37 - 40)

hoàn toàn thuộc sự kiểm soát và can thiệp của Chính phủ, trong khi đó, các chủ thể TT,GSNH của Hoa Kỳ đều độc lập với Chính phủ, kể cả nguồn ngân sách. Chẳng hạn: khi hệ thống ngân hàng gặp tình trạng đáng báo động, các ngân hàng thông qua NHNN phải áp dụng các chính sách do nhà nước ban hành để khắc phục sự cố; trong khi các ngân hàng tại Hoa Kỳ có quyền lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng các chính sách mà chính phủ khuyên dùng. Thực hiện TT,GSNH không có sự can thiệp của chính phủ giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát được tự do, TTTC ngân hàng phát triển nhanh chóng; trong khi thị trường ngân hàng có sự kiểm soát của chính phủ có sự trì trệ hơn. Tuy nhiên, khi gặp khủng hoảng, các quyết sách mang tính tự quyết của các chủ thể thanh tra, giám sát tự do không thể kiểm soát nguy cơ đồng nhất và kịp thời, quyết đoán bằng.

3.2. Quy định về đối tượng Thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng

3.2.1. Quy định về đối tượng Thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Nam

Đối tượng của hoạt động TT,GSHTNH tại Việt Nam là những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý là Cơ quan TT,GSNH; bao gồm đối tượng thanh tra và đối tượng giám sát của Cơ quan TT,GSNH.

Đối tượng TTNH theo quy định pháp luật bao gồm35:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của NHNN; (trừ các đối tượng do NHNN chi nhánh quản lý theo phân công của Thống đốc NHNN)36

- Đối tượng TTNH được quy định tại Điều 52 Luật NHNN Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của TCTD, cụ thể37:

Một là, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện

của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng (có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục TT,GSNH38). Trong trường hợp cần thiết, NHNN yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;

35 Khoản 1 Điều 2 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, sửa đổi bởi Nghị định 43/2019/NĐ-CP (Nghị định 26/2014/NĐ-CP)

36 Điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2015/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng do Thống đốc NHNN ban hành, sửa đổi bởi Thông tư 08/2019/TT-NHNN (Thông tư 03/2015/TT-NHNN).

37 Điều 52 “Đối tượng TTNH” - Luật NHNN Việt Nam 2010.

32

Hai là, Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng;

tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng; (có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục TT,GSNH39)

Ba là, Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN. - Doanh nghiệp nhà nước do Thống đốc NHNN quyết định thành lập; (Ví dụ: Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam40)

- Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

- Tổ chức BHTG;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN.

Như vậy, đối tượng TTNH ngắn gọn gồm có: Tổ chức và hoạt động của các TCTD; Hoạt động ngân hàng của của các tổ chức không phải là TCTD được NHTW cho phép; Việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các đối tượng này đều có đặc điểm chung là tiến hành các hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng cần được thanh tra để bảo đảm an toàn, vì là hoạt động nhạy cảm do đối tượng trực tiếp là tiền tệ mang tính rủi ro cao, nếu rủi ro vượt quá ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng tới cả nền kinh tế.

Đối tượng GSNH theo quy định pháp luật bao gồm41:

- Đối tượng GSNH được quy định tại Điều 56 Luật NHNN Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của TCTD. Cụ thể, “NHNN thực hiện việc GSNH đối với mọi hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, NHNN yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.”42

39 Điểm n khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2015/TT-NHNN.

40 Điểm k khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2015/TT-NHNN.

41 Khoản 2 Điều 2 Nghị định 26/2014/NĐ-CP.

33

Quy định “trong trường hợp cần thiết, NHNN yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng”, nhằm ngăn chặn rủi ro sở hữu chéo diễn ra trên thực tế. Hiểu đơn giản là, NHNN tăng cường thanh tra giám sát các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ – con, trong đó công ty mẹ là TCTD. Bởi vì, trong giai đoạn trước đây, hoạt động của các tập đoàn tài chính trên thực tế đã làm gia tăng vấn đề sở hữu chéo, xung đột lợi ích và nghĩa vụ, tiềm ẩn rủi ro lây lan lớn43. Trong khi đó, khuôn khổ thanh tra giám sát cùng các quy định về an toàn, bao hàm cả khả năng phát hiện và điều chỉnh các vấn đề tiềm ẩn rủi ro hệ thống còn rất hạn chế. Đây có thể coi là một khoảng trống pháp lý rất lớn, đe dọa tới sự an toàn hệ thống tài chính nói chung nếu không kịp thời xử lý.

- Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

- Đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Thông tư 03/2015/TT-NHNN do Thống đốc nhà nước ban hành hướng dẫn chi tiết hơn về hoạt động TT,GSNH, trong đó liệt kê các đối tượng GSNH của Cơ quan TT,GSNH đều thuộc đối tượng TTNH của cơ quan này.

Theo đó, Cơ quan TT,GSNH thực hiện giám sát an toàn vĩ mô đối với toàn bộ hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, một số đối tượng TTNH không thuộc đối tượng GSNH thì chỉ theo dõi hoạt động như: Văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục TT,GSNH; Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục TT,GSNH. Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh theo dõi hoạt động của các đối tượng: Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của NHNN chi nhánh; Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của NHNN chi nhánh theo quy định của pháp luật.44

43 Hà Thành, “Thanh tra giám sát ngân hàng: Nâng chất bảo đảm an toàn cho hệ thống”,

https://vietnambiz.vn/thanh-tra-giam-sat-ngan-hang-nang-chat-bao-dam-an-toan-cho-he-thong-82332.htm,

truy cập ngày 24/6/2021.

44 “Quy định về đối tượng TTNH,GSNH”, https://ndh.vn/ngan-hang/quy-inh-ve-oi-tuong-thanh-tra- ngan-hang-giam-sat-ngan-hang-1226420.html, truy cập ngày 08/5/2021.

34

Tóm lại, theo thông tư này, hoạt động TTNH và GSNH được tiến hành, phối hợp đồng thời đối với hầu hết các đối tượng của cơ quan TT,GSNH trong ngành ngân hàng. Đối tượng TTNH nhưng không thuộc đối tượng GSNH chỉ cần theo dõi hoạt động bởi cơ quan TT,GSNH từ trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu So sánh cơ chế thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng tại việt nam với hoa kỳ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)