Kỳ
Có nhiều loại hình và điều lệ khác nhau mà một ngân hàng có thể có ở Hoa Kỳ. Tùy thuộc vào cách phân loại, các ngân hàng này có thể được FED, OCC hoặc FDIC giám sát. Theo Bảng điều lệ FDIC thì:
● N (Nation-chartered member banks): NHTM là ngân hàng điều lệ nhà nước (liên bang) và là thành viên FED sẽ chịu sự giám sát của OCC
● SM (State-chartered member banks): NHTM hoặc ngân hàng tiết kiệm là ngân hàng điều lệ tiểu bang và là thành viên FED sẽ chịu sự giám sát của FED.
● NM (Non-member banks): NHTM là ngân hàng điều lệ tiểu bang và không phải thành viên FED sẽ chịu sự giám sát của OCC hoặc FDIC.
● SB (Savings banks): Ngân hàng tiết kiệm là ngân hàng điều lệ tiểu bang sẽ chịu sự giám sát của FDIC.
● SA (Savings associations): Kể từ ngày 21/7/2011, FDIC sẽ giám sát những quỹ tiết kiệm theo điều lệ tiểu bang và OCC giám sát quỹ tiết kiệm theo điều lệ liên bang. Trước ngày 21/7/2011 thì tổ chức tiết kiệm theo điều lệ liên bang hay tiểu bang đều chịu sự giám sát của OTS.
Bên cạnh đó, mỗi chủ thể TT,GSHTNH của Hoa Kỳ cũng quy định chi tiết theo đạo luật riêng của mình về đối tượng của TT,GSNH của họ. Đối với OCC, với mục đích thanh tra và giám sát, đối tượng của cơ quan này gồm: Một là các ngân hàng cộng đồng, có quy mô vừa hoặc lớn. Nói cách khác, quy mô tài sản của ngân hàng là yếu tố quan trọng đánh giá mức độ phức tạp và rủi ro của ngân hàng đó. Bên cạnh quy mô tài sản, OCC còn xem xét việc: Ngân hàng và các điều lệ liên kết của ngân hàng thuộc một ngân hàng khác lớn hơn (ví dụ: Công ty mẹ, Công ty tiết kiệm và cho vay,…). Hai là, các chi nhánh liên bang và cơ quan liên bang; đây là văn phòng của các tổ chức ngân hàng nước ngoài (FBO) được OCC cấp phép hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Hoa Kỳ. Do các đối tượng này mang tính quốc tế, phức tạp trong hoạt động, nên bất kể quy mô hay tài sản cần phải tuân theo chính sách TT,GSNH lớn của OCC. Ba là, ngân hàng với mục đích đặc biệt (SPB hoặc SPNB). Đây là loại hình ngân hàng cung cấp một số lượng nhỏ sản phẩm, hướng
35
đến cơ sở khách hàng hạn chế, kết hợp các yếu tố phi truyền thống hoặc có kế hoạch kinh doanh hướng đến thị trường ngách. Ví dụ như: Ngân hàng của chủ ngân hàng, Ngân hàng quản lý tiền mặt, Ngân hàng phát triển cộng đồng, Ngân hàng thẻ tín dụng, Ngân hàng ủy thác,…45 Vì yếu tố mới lạ trong loại hình hoạt động (phi truyền thống) nên các SPB rất cần phải phải tuân theo các luật, quy tắc, các quy định và sự giám sát OCC.
Đối với FED, với vị trí là NHTW, được giao trọng trách TT,GSNH với các đối tượng mà mình cấp phép, bao gồm: Một là, Ngân hàng thành viên dự trữ liên bang. Cụ thể, Hội đồng thống đốc của FED ra lệnh thanh tra từng ngân hàng dự trữ liên bang ít nhất mỗi năm một lần; và dựa trên nguyên tắc áp dụng chung của các ngân hàng thành viên, Hội đồng thống đốc sẽ ra lệnh thanh tra và báo cáo đặc biệt về điều kiện của bất kỳ ngân hàng dự trữ liên bang nào46. Hai là, các công ty sở hữu ngân hàng: Các ngân hàng thường được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một công ty khác, được gọi là công ty cổ phần ngân hàng (BHC). FED có thẩm quyền giám sát và quản lý đối với tất cả các BHC, bất kể ngân hàng con của công ty mẹ là NHQG, ngân hàng thành viên của tiểu bang hay ngân hàng không phải thành viên của tiểu bang. FED cũng có quyền giám sát đối với bất kỳ công ty con phi ngân hàng nào của BHC không được quản lý theo chức năng của một cơ quan quản lý liên bang hoặc tiểu bang khác, chẳng hạn như công ty con cho thuê. Công ty tài chính cũng thuộc cơ quan quản lý và giám sát của FED. Các pháp nhân này có thể sở hữu (1) người môi giới-đại lý tham gia vào hoạt động bảo lãnh và giao dịch chứng khoán và (2) các tổ chức kinh doanh tham gia vào các hoạt động NHTM, hợp đồng bảo hiểm và đại lý bảo hiểm. Ba là, NHQG thành viên: FED là cơ quan giám sát liên bang chính của các ngân hàng do nhà nước điều hành đã chọn tham gia FED. FED chia sẻ trách nhiệm giám sát và quản lý đối với các ngân hàng trong nước với OCC và FDIC ở cấp liên bang, và với các sở ngân hàng riêng lẻ ở cấp tiểu bang.47
Đối tượng chịu sự TT,GSNH của FDIC trước hết phải chuyên nhận tiền gửi, bao gồm: Ngân hàng không phải thành viên FED và theo điều lệ tiểu bang (State- chartered nonmember banks); Ngân hàng tiểu bang và Ngân hàng tiết kiệm theo điều lệ tiểu bang.
45 OCC (2019), “Comptroller handbook: Bank supervision process”, tr. 2 - 5,
[https://www.occ.gov/publications-and-resources/publications/comptrollers-handbook/files/bank- supervision-process/index-bank-supervision-process.html, truy cập ngày 18/5/2021].
46 Khoản 6 Điều 21 Đạo luật dự trữ liên bang (Điều 12 USC 485, Sửa đổi Điều 5240 Quy chế sửa đổi - Revised Statutes).
47 “Supervising and Regulating Financial Institutions and Activities”, website:
36
So sánh quy định về đối tượng TT,GSHTNH tại Việt Nam với Hoa Kỳ:
Vì có nhiều chủ thể TT,GSNH nên Hoa Kỳ phân chia đối tượng theo các tiêu chí khác nhau dựa trên đặc điểm nhà nước liên bang, điều lệ ngân hàng và tính chất thành viên FED,... phù hợp với các chủ thể. Trong khi đó, đối tượng TT,GSNH tại Việt Nam được phân chia theo hoạt động thanh tra và hoạt động giám sát. Bởi lẽ, chỉ có một chủ thể ôm đồm nên cần phân chia theo từng hoạt động để dễ thực hiện và phân bổ. Cách thức quy định đối tượng theo hoạt động giúp việc thanh tra, giám sát đơn giản hơn so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các đối tượng tài chính - ngân hàng hoạt động càng phức tạp thì cách xác định này không còn hiệu quả.
Khác với pháp luật thành văn, Hoa Kỳ không có quy định thống nhất về phân chia đối tượng, tùy thuộc vào hướng dẫn của từng chủ thể. Cho nên, một tổ chức hoạt động ngân hàng tại Hoa Kỳ có thể là đối tượng thanh tra, giám sát của một hoặc nhiều cơ quan khác nhau. Ngược lại, hệ thống đối tượng TT,GSNH của Việt Nam được quy định thống nhất trong các văn bản pháp luật, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, quy định đối tượng TT,GSHTNH như Việt Nam không thể linh hoạt và độc lập bằng.