Bảo đảm quốc phòng, an ninh và quy định của pháp luật về đất đai

Một phần của tài liệu Mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 41)

6. Bố cục tổng quát của khóa luận

2.1.2. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và quy định của pháp luật về đất đai

Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra nhiệm vụ “bảo đảm quốc phòng, an ninh khi nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam”54, nội dung này đã chi phối lớn đến pháp luật đầu tư, theo đó quy định về hoạt động đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Luật Đầu tư 2020 đã có một bổ sung nổi bật. Bên cạnh điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp phải đáp ứng các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh; và quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển55. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển, nhà đầu tư nước ngoài được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, được đầu tư trong một môi trường thông thoáng hơn với các chính sách đầu tư được thiết kế tạo nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc chủ thể nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ luôn có mặt trái, tiềm ẩn các nguy cơ nhà đầu tư lợi dụng việc đầu tư kinh doanh, âm thầm thực hiện các hành vi đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam.

Theo báo cáo trả lời của Bộ Quốc phòng cho kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội trước kỳ họp thứ 8, từ năm 2011 đến 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển Thành phố Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người

53 Điểm c khoản 10 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

54 Mục 4 Phần III Nghị quyết 50-NQ/TW

34

Trung Quốc đang đứng tên sử dụng và thuê của Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng. Theo Bộ Quốc phòng, để đứng tên sử dụng các lô đất ở Thành phố Đà Nẵng, người Trung Quốc có sử dụng hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam, người Việt Nam sẽ góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chiếm đa số vốn và giữ quyền điều hành. Tuy nhiên sau một thời gian, người Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ vốn của mình trong doanh nghiệp bằng nhiều cách và giành quyền điều hành, khi đó quyền sử dụng các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc56.

Tình hình “các hiện tượng chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng. Một số doanh nghiệp, dự án sử dụng lãng phí tài nguyên, đất đai, vi phạm chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, thuế, bảo hiểm xã hội, môi trường…”57 cũng đã được Bộ Chính Trị nêu ra tại Nghị quyết về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiểu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Song song với việc mở cửa thị trường, việc đặt ra một “lớp khiên” bảo vệ để hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích của nhà đầu tư là một việc làm cần thiết. Quy định về quốc phòng, an ninh và đất đai như một “tấm khiên” bảo vệ lợi ích quốc gia khi chúng ta đã phần nào hạ xuống nhiều lớp phòng bị, mở cửa thông thoáng tiếp nhận đầu tư nước ngoài.

Điều 24 Luật Đầu tư 2020 có quy định nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp phải “bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này”, như đã phân tích, đây là quy định hợp lý và cần thiết trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên Luật Đầu tư 2020 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về các trường hợp được xem là bảo đảm hoặc không bảo đảm quốc phòng an ninh. Điều này gây ra sự bối rối cho cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác quản lý, khó có thể đảm bảo tính minh bạch, công bằng. Đồng thời nhà đầu tư nước ngoài cũng không thể nhận diện được trường hợp đầu tư kinh doanh nào bị xem là gây phương hại quốc phòng, an ninh của Việt Nam, dẫn đến nhiều tình huống bị từ chối cấp phép đầu tư.

Vấn đề đặt ra các tiêu chuẩn để xác định một hoạt động đầu tư kinh doanh có hay không bảo đảm quốc phòng an ninh của quốc gia có thể tham khảo nghiên cứu của tác giả Theodore H. Moran, “Three Threats: An Analytical Framework for the CFIUS Process” (tạm dịch: Ba mối đe dọa: Khung phân tích cho quy trình của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ). Theo đó Moran trình bày ra ba loại mối đe dọa tiềm ẩn mà việc chủ thể nước ngoài mua lại một công ty Hoa Kỳ có thể gây ra. Loại đầu tiên (Đe dọa I) về bất kỳ thương vụ mua lại được đề xuất nào có thể khiến Hoa Kỳ phụ thuộc vào nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ thiết yếu, các nhà cung cấp mà có thể trì hoãn, từ chối hoặc đặt ra điều kiện cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đó (sự phụ thuộc đơn thuần không nhất định là một mối đe dọa). Loại thứ hai (Đe dọa II) áp dụng cho bất kỳ hoạt động mua lại được đề xuất nào cho phép chuyển giao công nghệ hoặc bí quyết khác cho một tổ chức do nước ngoài (hoặc chính phủ nước ngoài) kiểm soát có thể được sử dụng theo cách gây phương hại cho lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Loại thứ ba (Đe dọa III) là về bất kỳ hoạt động mua lại được đề xuất nào có thể cho phép chèn vào các phương tiện để xâm nhập, giám sát hoặc phá hoại,

56 Vũ Hân, Bộ Quốc phòng nêu cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng đất ‘đắc địa’ tại Việt Nam”,

https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-quoc-phong-neu-ca-nhan-doanh-nghiep-trung-quoc-su-dung-dat-dac-dia-tai- viet-nam-1224722.html, truy cập ngày 15/6/2021

35

dù là bởi con người hay không, hướng đến hàng hóa hoặc dịch vụ thiết yếu đối với hoạt động của nền kinh tế Hoa Kỳ58.

Thiết nghĩ, để triển khai tốt nhất quy định của Luật Đầu tư 2020 liên quan đến bảo đảm quốc phòng, an ninh trong hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp cần có văn bản hướng dẫn thi hành đưa ra định nghĩa cụ thể về bảo đảm an ninh, quốc phòng. Đồng thời cần đưa ra các tiêu chí để xác định một hoạt động đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp là làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Tuy Việt Nam và Hoa Kỳ có điều kiện kinh tế khác nhau, nhưng vấn đề an ninh kinh tế không là của riêng một quốc gia nào trên thế giới, vậy nên tham khảo nghiên cứu của Theodore H. Moran, Việt Nam có thể đưa ra các tiêu chí liên quan đến: đe dọa nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật có thể được sử dụng để làm phương hại lợi ích quốc gia; và làm dẫn đến sự chèn vào yếu tố phá hoại nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, với tình hình hiện tại của Việt Nam với các vấn đề về nhà đầu tư nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, tìm cách sử dụng đất tại các địa điểm “đắc địa” của Việt Nam, cũng cần có quy định pháp luật cụ thể về bảo đảm quốc phòng, an ninh để làm cơ sở điều chỉnh hoạt động mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Công khai danh mục các địa điểm có vị trị quan trọng đối với quốc phòng, an ninh của Việt Nam là điều không thể, do đây có thể xem là bí mật quốc gia. Dù vậy, nên có quy định cụ thể về việc vấn đề này sẽ do cơ quan nào xem xét, quyết định, có thể là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ, và có một trình tự thủ tục cụ thể quy định tại văn bản quy phạm pháp luật để có thể tạo sự công khai, minh bạch cho môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Để thực hiện đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển. Đối với hoạt động mua cổ phần, mua phần vốn góp có liên quan đến quyền sử dụng đất tại các khu vực nêu trên nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên do giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung ở pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp, tác giả sẽ không đi vào nghiên cứu điều kiện mua cổ phần, mua phần vốn góp này.

58 Peterson Institute for International Economics, “Three Threats: An Analytical Framework for the CFIUS

Process (In Brief)” (Ba mối đe dọa: Khung phân tích cho quy trình của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (Tóm tắt)), https://core.ac.uk/download/pdf/6603487.pdf, truy cập ngày 15/6/2021: “The first category (Threat I) concerns any proposed acquisition that would make the United States dependent on a foreigncontrolled supplier of crucial goods or services who might delay, deny, or place conditions on the provision of those goods or services (i.e., the mere fact of dependence does not necessarily warrant a threat designation). The second category (Threat II) applies to any proposed acquisition that would allow the transfer of technology or other expertise to a foreign-controlled entity (or its government) that might use it in a manner harmful to US national interests. The Threat III designation is for any proposed acquisition that could allow the insertion of the means for infiltration, surveillance, or sabotage, whether by a human or nonhuman agent, in goods or services crucial to the functioning of the US economy.”

36

Một phần của tài liệu Mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)