Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp trong

Một phần của tài liệu Mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 41 - 44)

6. Bố cục tổng quát của khóa luận

2.2. Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp trong

trong tổ chức kinh tế Việt Nam

Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần theo các hình thức sau:

Một là, mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty59. Cổ phần là phần vốn trong công ty cổ phần, công ty cổ phần có khả năng phát hành cổ phần để huy động vốn. Nhà đầu tư có thể mua cổ phần từ công ty cổ phần trong các đợt chào bán cổ phần của công ty. Đối với hình thức này hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần sẽ giúp công ty cổ phần huy động được thêm nguồn vốn, lúc này vốn điều lệ của công ty cổ phần tăng, nhà đầu tư nước ngoài trở thành một cổ đông mới của công ty. Hoạt động đầu tư mua cổ phần theo hình thức này mang tính chất như hoạt động đầu tư góp vốn. Kết quả của hình thức này là nhà đầu tư phát sinh tư cách cổ đông công ty, công ty cổ phần tăng vốn điều lệ.

Hai là, mua cổ phần từ cổ đông công ty60. Cổ đông là các chủ thể sở hữu cổ phần của công ty, mà cổ phần là một loại tài sản được tự do chuyển nhượng trừ trường hợp có quy định hạn chế chuyển nhượng. Vậy nên nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể mua cổ phần từ cổ đông công ty. Mua cổ phần từ cổ đông công ty sẽ không gây tác động đến tổng số vốn điều lệ mà chỉ thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông. Trong hầu hết các trường hợp hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần từ cổ đông công ty đều dẫn đến sự thay đổi danh sách cổ đông công ty. Riêng đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài vốn đang là cổ đông và thực hiện mua một phần cổ phần mà cổ đông khác đang sở hữu thì hoạt động này chỉ dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần mà không thay đổi danh sách cổ đông công ty. Kết quả của hình thức đầu tư mua cổ phần này là vốn điều lệ của công ty không đổi, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông công ty thay đổi, danh sách cổ đông công ty có thể thay đổi hoặc không.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp theo các hình thức:

Một là, mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn61. Phần vốn góp là tài sản thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn. Quy định của Luật Đầu tư 2020 không giới hạn là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay hai thành viên trở lên, vậy nên có thể hiểu mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm cả trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Đối với công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của thành viên công ty để trở thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Bên cạnh đó cũng có trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp làm dẫn đến chỉ còn một thành viên duy nhất là nhà đầu tư nước ngoài vừa thực hiện mua phần vốn góp, khi đó loại hình doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhà đầu tư lúc này trở thành chủ sở hữu công ty.

59 Điểm a khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020

60 Điểm a khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020

37

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp và trở thành một thành viên của công ty, loại hình công ty lúc này thay đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hoặc cũng có thể mua lại toàn bộ vốn chủ sở hữu và trở thành chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

“Thành viên công ty” được Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa là “cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh”. Vậy cả trường hợp mua phần vốn góp của thành viên công ty để trở thành chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn và mua phần vốn góp của chủ sở hữu để trở thành thành viên công ty hoặc trở thành chủ sở hữu đều là hình thức đầu tư mua phần vốn góp. Điểm chung của hình thức mua phần vốn góp này là vốn điều lệ của công ty không đổi, danh sách thành viên công ty thay đổi.

Hai là, mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh62. Thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng phần vốn gó của mình tại công ty cho người khác63, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của thành viên góp vốn để trở thành thành viên góp vốn của công ty. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, thành viên hợp danh không được chuyển vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại64, có thể hiểu trường hợp được các thành viên còn lại chấp nhận thành viên hợp danh cũng có thể chuyển nhượng vốn. Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, công ty thành lập và hoạt động dựa trên uy tín, mối quan hệ gần gũi giữa thành viên hợp danh, sự góp vốn trong chỉ là sự yếu. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Vì vai trò và ý nghĩa quan trọng của thành viên hợp danh trong công ty nên pháp luật doanh nghiệp quy định theo hướng hạn chế quyền chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh.

Luật Đầu tư 2020 không ghi nhận mua phần vốn góp của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh là một hình thức để nhà đầu tư mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế, có thể thấy pháp luật đầu tư cũng mang tinh thần không khuyến khích hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh. Quy định pháp luật khắt khe và mối liên kết chặt chẽ với cách thành viên khác khiến việc đầu tư mua phần vốn góp của thành viên hợp danh công ty hợp danh rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, theo tinh thần của Hiến pháp, mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong ngành, nghề mà pháp luật không cấm, nhà đầu tư vẫn có thể mua phần vốn góp của thành viên hợp danh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Hoạt động mua vốn góp này không được xem là hoạt động đầu tư mua phần vốn góp theo Luật Đầu tư 2020, đặt ra vấn đề nên điều chỉnh hoạt động đầu tư này theo cơ chế nào. Thiết nghĩ, dù hiếm gặp trường hợp đầu tư mua phần vốn góp của thành viên hợp danh vẫn có thể xảy ra trên thực tế, vẫn cần có quy định phân loại hình thức đầu tư này để thuận tiện trong áp dụng pháp luật điều chỉnh. Với tính chất của hoạt động mua phần vốn góp của thành viên hợp danh của công ty hợp danh, vẫn phải công nhận đây là một

62 Điểm c khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020

63 Điểm d khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020

38

hình thức đầu tư mua phần vốn góp dù pháp luật không khuyến khích hoạt động đầu tư này.

Ba là, mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác. Không giới hạn trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, điểm d khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020 đưa ra quy định mang tính chất dự liệu là mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Quy định này phục vụ cho các trường hợp xuất hiện loại hình tổ chức kinh tế mới, khi đó cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư vẫn dự liệu được quy phạm pháp luật điều chỉnh, không rơi vào trường hợp bối rối về pháp luật áp dụng.

Cả bốn hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp nêu trên đều mang tính chất giống nhau là liệt kê các cách thức nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, so sánh với mua cổ phần và mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác, hình thức mua phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh có kèm thêm điều kiện “để trở thành thành viên”. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài vốn đang là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh thực hiện mua phần vốn góp của thành viên khác trong công ty, lúc này không thể nói nhà đầu tư nước ngoài “trở thành thành viên” do vốn dĩ nhà đầu tư đã là một thành viên công ty. Vậy, trường hợp này nếu căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020, phải chăng không được xem là một hình thức đầu tư mua phần vốn góp. “Để trở thành thành viên” hoàn toàn không có cơ sở lý luận để được xem là một điều kiện để xét hình thức đầu tư có phải là đầu tư mua phần vốn góp hay không. Bản chất của hình thức đầu tư này nằm ở hành vi “mua cổ phần”, “mua phần vốn góp”. Quy định “để trở thành thành viên” vô tình đã khiến trường hợp nhà đầu tư mua phần vốn góp từ thành viên cùng công ty với mình thuộc vào hình thức đầu tư không biết phân loại vào đâu, và do đó khó xác định chính xác pháp luật điều chỉnh. Từ phân tích trên, nên chăng bỏ cụm từ “để trở thành thành viên” ra khỏi quy định về hình thức mua phần vốn góp.

Luật đầu tư 2020 quy định khá rõ ràng và đầy đủ các hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp. Quy định về hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp được xây dựng theo hướng liệt kê các hoạt động đầu tư được xem là mua cổ phần, mua phần vốn góp để các nhà đầu tư lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu, điều kiện của họ khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Dù vậy, lại không có cơ chế rõ ràng cho việc nhà đầu tư có bị hạn chế thực hiện các hình thức đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp khác không được liệt kê mà pháp luật không cấm hay không. Điển hình như hoạt động mua phần vốn góp của thành viên hợp danh của công ty hợp danh đã phân tích ở trên. Cách tiếp cận này giúp thể hiện pháp luật đầu tư khuyến khích hay không khuyến khích hoạt động đầu tư nào, tuy nhiên nhà đầu tư không phải thực hiện hoạt động pháp luật cho phép, mà là thực hiện hoạt động pháp luật không cấm. Vậy nên tuy tính chất là mở ra các hoạt động để nhà đầu tư lựa chọn nhưng quy định này vẫn sẽ được áp dụng nhiều hơn với tư cách là quy định phân loại hoạt động đầu tư để xác định quy phạm pháp luật được áp dụng để điều chỉnh hoạt động đầu tư. Với cách tiếp cận này cần nêu ra đầy đủ tất cả các trường hợp mua cổ phần, mua phần vốn góp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện để tránh trường hợp hoạt động đầu tư có tính chất của hoạt động mua cổ phần, mua phần vốn góp nhưng lại không có cơ sở pháp lý để phân loại hình thức đầu tư.

39

Một phần của tài liệu Mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)