Cơ chế bảo đảm các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 49 - 58)

6. Bố cục tổng quát của khóa luận

2.4. Cơ chế bảo đảm các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài

Để thu hút đầu tư nước ngoài và tuân thủ các cam kết quốc tế về đầu tư, một hành lang pháp lý ghi nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài là không thể thiếu. Chế định bảo đảm đầu tư ghi nhận tại Luật Đầu tư 2020 được quy định chung cho nhà đầu tư, tức bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài. Vậy, cũng như nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp được bảo đảm đầu tư, cụ thể:

Thứ nhất, bảo đảm quyền sở hữu. Hiến pháp 2013 công nhận quyền tư hữu, “mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” “quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ”74. Quyền tư hữu được ghi nhận là quyền của tất cả mọi người, theo tinh thần Hiến pháp nhà đầu tư nước ngoài cũng thuộc đối tượng được bảo đảm quyền tư hữu. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật Đầu tư 2020 cũng ghi nhận “tài sản hợp pháp của nhà đầu tư được bảo đảm không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính”75. “Quốc hữu hóa” là hiện tượng quyền sở hữu chuyển từ khu vực tư nhân sang khu vực công, và thường không đi kèm với khoản bồi thường nào76. Rủi ro bị quốc hữu hóa tác động rất lớn đến tâm lý của nhà đầu tư. Bởi lẽ mục đích chính của hoạt động đầu tư vào một thị trường cụ thể là tìm kiếm một cơ hội kinh doanh với chi phí thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nguy cơ quốc hữu hóa sẽ triệt tiêu động lực của nhà đầu tư. Việc có quy phạm pháp luật cam kết bảo hộ tài sản cho nhà đầu tư có thể xem là một tín hiệu chào đón, tạo tâm lý an lòng cho nhà đầu tư nước ngoài, tăng tính hấp dẫn của thị trường đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên cần phân biệt rằng các trường hợp nhà đầu tư bị phạt, bị thu hồi, tịch thu tài sản theo chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật không mẫu thuẫn với quy định này.

Nhà đầu tư được bảo đảm quyền tư hữu tuy nhiên trong trường hợp cần thiết Nhà nước vẫn có thể trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của nhà đầu tư, dù thế trong trường hợp này nhà đầu tư vẫn được bảo đảm quyền được bồi thường. Cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp về bảo đảm quyền được bồi thường của nhà đầu tư trong trường hợp tài sản bị trưng mua, trưng dụng, Luật Đầu tư 2020 cũng quy định “trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chồng thiên tài thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật”77. Trong trường hợp bị trưng mua, trưng thu tài sản, nhà đầu tư nước ngoài vẫn được bảo đảm quyền lợi vì tài sản đã được trưng mua, trưng dụng được cam kết thanh toán, bồi thường.

Thứ hai, bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền chuyển ra nước ngoài vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư, thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh, tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà

74 Khoản 1, khoản 2 Điều 32 Hiến pháp 2013

75 Khoản 1 Điều 10 Luật Đầu tư 2020

76 Hằng Hà, “Quốc hữu hóa (Nationalization) là gì? Các đối tượng của quốc hữu hóa”,

https://vietnambiz.vn/quoc-huu-hoa-nationalization-la-gi-cac-doi-tuong-cua-quoc-huu-hoa- 20190912171640671.htm, truy cập ngày 30/6/2021

45

nước Việt Nam78. Tham gia đầu tư kinh doanh tại thị trường của một quốc gia, vùng lãnh thổ, bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng theo đuổi mục đích lợi nhuận, và cũng đều có nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước. Đối với nhà đầu tư nước ngoài quyền chuyển tài sản ra nước ngoài cho phép họ tự do dịch chuyển tài sản hợp pháp của mình giữa quốc gia tiếp nhận đầu tư và đất nước của mình, đây là một nhu cầu tất yếu của nhà đầu tư nước ngoài. Quyền chuyển tiền, khoản lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo nếu đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. Việc ghi nhận bảo đảm này tại văn bản quy phạm pháp luật giúp mang đến cho nhà đầu tư sự yên tâm khi quyết định đầu tư, làm minh bạch hóa chính sách, môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Thứ ba, bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện các yêu cầu: Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước; Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước; Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền79. Có thể thấy tinh thần của quy định này hướng tới cho nhà đầu tư quyền tự do ra các quyết định đầu tư kinh doanh, tuy nhiên các cách tiếp cận theo hướng liệt kê, quyền tự do đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư vẫn chưa hoàn toàn được bảo đảm. Vẫn cần thiết có một quy phạm ghi nhận pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền tự do ra các quyết định đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư không bị xâm phạm.

Thứ tư, bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật. Trong trường hợp pháp luật mới có quy định ưu đãi đầu tư cao hơn nhà đầu tư nước được hưởng ưu đãi theo quy định của văn bản pháp luật mới; trường hợp văn bản pháp luật mới có ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư. Đối với trường hợp thay đổi quy định pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường, nhà đầu tư buộc phải thực hiện theo văn bản pháp luật mới. Dù vậy, với trường hợp này nhà đầu tư được xem xét, giải quyết khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại. Việc xem xét, giải quyết như trên được thực hiện chỉ khi nhà đầu tư có yêu cầu, yêu cầu này phải bằng văn bản và phải được đưa ra trong thời hạn ba năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành80. Thay đổi pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư là một tình huống rủi ro cho nhà đầu tư, bởi lẽ quyết định và chiến thuật đầu tư vốn đã được xây dựng trong một bối cảnh với chính sách pháp lý khác với sau thay đổi, sự thay đổi pháp luật dù ít hay nhiều đều gây bị động cho nhà đầu tư. Sự đảm bảo nhà đầu tư

78 Điều 12 Luật Đầu tư 2020

79 Điều 11 Luật Đầu tư 2020

46

được hưởng chính sách ưu đãi có lợi nhất là một yếu tố làm nên sự thu hút của một thị trường cụ thể đối với nhà đầu tư từ khi còn ở giai đoạn rà soát chính sách pháp lý, cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư. Tuy đảm bảo đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật chỉ áp dụng với ưu đãi đầu tư nhưng đây cũng là một thuận lợi lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, bảo đảm được giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Tranh chấp trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua: Tòa án Việt Nam; Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế; hoặc Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam. Trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của hợp đồng hoặc điều ước quốc tế. Tranh chấp là điều không mong muốn trong hoạt động đầu tư kinh doanh, tuy nhiên có cơ chế dự liệu để giải quyết tình huống này là điều không thể thiếu. Pháp luật đầu tư Việt Nam đảm bảo khi có tranh chấp về đầu tư xảy ra, tranh chấp này sẽ được giải quyết, cả tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với các chủ thể tư nhân và với chủ thể là cơ quan nhà nước. Tranh chấp có nhà đầu tư nước ngoài có thể giải quyết bằng con đường tố tụng tại tòa hoặc con đường trọng tài. Việc đảm bảo khi tranh chấp xảy ra sẽ có cơ chế giải quyết thể hiện tính minh bạch của môi trường đầu tư.

Các biện pháp bảo đảm đầu tư đóng vai trò quan trọng làm nên tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, đây cũng là vấn đề nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hàng đầu khi lựa chọn thị trường để tiếp cận. Các quy định bảo đảm đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư Việt Nam cơ bản đã đảm bảo được các quyền, lợi ích chính đáng cho nhà đầu tư nước ngoài, góp phần xây dựng chính sách đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Triển khai Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính Trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài được xây dựng phù hợp với xu hướng phát triển, tạo dựng chính sách về đầu tư nước ngoài công khai, minh bạch và có tính cạnh tranh cao với nhiều điểm sáng nổi bật, cụ thể:

Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường tại Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP gồm 25 nhóm ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và 59 nhóm ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, được vận hành theo hướng “chọn-bỏ (negative list). Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư vào ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện quy định khi đầu tư vào ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Với trường hợp đầu tư vào các ngành, nghề không thuộc danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường như nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, các nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng được quy định rõ ràng, minh bạch, với các nguyên tắc được xây dựng theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài.

Luật Đầu tư 2020 cũng bổ sung quy định nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp phải đáp ứng các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đây là quy định cần thiết khi Việt Nam đang xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng, mở cửa hơn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Các hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định khá rõ ràng và đầy đủ theo hướng liệt kê các hoạt động đầu tư được xem là mua cổ phần, mua phần vốn góp để các nhà đầu tư lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu, điều kiện của họ khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Thủ tục đăng ký mua cổ phần, mua phần vốn góp và các thủ tục thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp mà tổ chức kinh tế phải thực hiện khi có nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp cũng được quy định cụ thể, với các trường hợp phải thực hiện thủ tục, thành phần hồ sơ và quy trình thực hiện giản đơn, minh bạch, dễ hiểu và thực hiện. Bên cạnh đó pháp luật đầu tư cũng đặt ra chế định bảo đảm đầu tư để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài, tạo tâm lý an lòng cho nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh nhiều điểm sáng của chính sách về đầu tư nước ngoài, vẫn tồn tại một số vướng mắc trong quy định pháp luật mà đáng chú ý nhất hiện nay là vẫn chưa có quy định cụ thể về “bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Cần thiết có một quy định cụ thể để xác định các trường hợp đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp đe dọa an ninh, quốc phòng. Nên xem xét đưa ra các tiêu chí để xác định một hoạt động đầu tư gây phương hại an ninh, quốc phòng như: đe dọa nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật có thể được sử dụng để làm phương hại lợi ích quốc gia; và làm dẫn đến sự chèn vào yếu tố phá hoại nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra cũng cần có quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền, và có một trình tự thủ tục cụ thể để xác định một hoạt động đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp có đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh để có thể tạo sự công khai, minh bạch cho môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

48

KẾT LUẬN

Hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế Việt Nam là việc nhà đầu tư có quốc tịch của quốc gia khác Việt Nam bỏ ra một số tiền hoặc tài sản nhất định để đổi lại quyền sở hữu đối với công ty, cùng hưởng lợi và chịu rủi ro. Hoạt động đầu tư này được xem là đầu tư trực tiếp nước ngoài khi nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh; khi nhà đầu tư chỉ tìm kiếm lợi nhuận qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không tham gia quản lý đây được xem là đầu tư gián tiếp.

Sự có mặt của nhà đầu tư nước ngoài mang đến các lợi ích kinh tế quan trọng cho tổ chức kinh tế Việt Nam, tuy nhiên cũng tạo ra một số khó khăn xuất phát từ việc địa vị pháp lý của tổ chức kinh tế bị thay đổi. Hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế trong nước cũng tạo nên

Một phần của tài liệu Mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)