Có một số phương pháp khử khuẩn thường được áp dụng hiện nay:
Đối với nước thải sau khi xử lý cơ học lượng Chlor hoạt tính cần thiết cho một đơn vị thể tích nước thải là: 10g/m3, đối với nước thải sau xử lý sinh học hoàn toàn là 5g/m3. Chlor phải được trộn đều với nước thải và thời gian tiếp xúc giữa hóa chất và nước thải tối thiểu là 30 phút.
- Phương pháp Chlor hóa nước thải bằng clorua vôi:
Từ sự thủy phân của clo đã tạo ra sản phẩm axit hypoclorit và axit clohydric. Clorua vôi được trộn với nước sạch đến lúc đạt nồng độ khoảng 10 ÷ 15%. Sau đó, được bơm định lượng bơm dung dịch clorua vôi với liều lượng nhất định tới hào trộn với nước thải.
- Khử trùng nước thải bằng iod:
Iod được dùng ở dạng dung dịch bão hòa vì là chất khó hòa tan. Độ hòa tan của iod phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Khi độ pH dưới mức 7, iod sử dụng lấy từ 0,3 ÷ 1 mg/l, nếu sử dụng cao hơn 1,2 mg/l sẽ làm cho nước có mùi vị iod.
- Khử trùng nước bằng ozon:
Khi ozon đã hòa tan đủ liều lượng thì tác dụng diệt trùng xảy ra rất mạnh. Thời gian khử trùng xảy ra khoảng 3-8 giây. Tùy thuộc vào lượng nước, lượng ozon cần để khử trùng nước thải từ 0,2 ÷ 0,5mg/lít, cường độ khuấy trộn và thời gian tiếp xúc. Ưu điểm không có mùi, giảm nồng độ chất hữu cơ, giảm nồng độ các chất hoạt tính bề mặt, khử mùi, giảm nhu cầu oxy của nước, chất rắn, photpho, nito … Nhược điểm của phương pháp này là chi phí đầu tư ban đầu cao và tiêu tốn năng lượng lớn.
1.6.4.Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp sinh học