Nước thải y tế theo hệ thống thu gom chung của bệnh viện được dẫn về hố thu gom. Trước khi vào hố thu gom, nước thải được dẫn qua song chắn rác inox kích thước khe hở 5-10 mm để loại bỏ rác có nhằm tránh tình trạng tắc đường ống, làm hỏng thiết bị trong quá trình vận hành.
Hố thu gom thường có kích thước sâu, dẫn nước sang bể điều hòa bằng hệ thống thiết bị bơm chìm, bể điều hòa có tác dụng điều hòa nồng độ và lưu lượng các chất trong nước thải. Thời gian nước lưu trong bể điều hòa trung bình từ 3 giờ đến 4 giờ. Máy thổi khí trong bể xáo trộn liên tục dòng nước thải sau đó nước được dẫn sang bể AAO.
Ngăn yếm khí (Anaerobic): để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động… Ngăn yếm khí dòng ngược với vi sinh vật lơ lửng được kết hợp với khối đệm giá thể PVC chuyên dụng tạo nên màng vi sinh vật kỵ khí, làm tăng mật độ vi sinh vật lên khoảng 20.000 vi sinh vật/m3 nước thải, đảm bảo hiệu suất xử lý theo COD và tổng P lên đến 75 – 80%. Các khí biogas CH4, H2S, N2, H2, CO2 được sinh ra trong quá trình phát triển của vi sinh vật kỵ khí khi chúng hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước.
Trong ngăn thiếu khí diễn ra quá trình khử nitrat khi một phần hỗn hợp nước thải và bùn chứa nitrat từ ngăn hiếm khí được bơm ngược về. Ngăn thiếu khí khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD. Các hợp chất nitơ và photpho trong nước thải cần phải được loại bỏ. Tại bể Anoxic, quá trình nitrat và photphorit được diễn ra nhờ VSV thiếu khí do đó lượng nito và photpho được xử lý. được tạo thành thoát ra ngoài, còn hợp chất chứa photpho chuyển hóa thành hợp chất không có P hoặc hợp chất chứa P dễ phân hủy.
Trong ngăn hiếu khí Oxyc, không khí được cấp bởi máy thổi, tạo điều kiện VSV hấp thụ oxy và chất ô nhiễm khi chúng tồn tại ở trạng thái lơ lửng, quá trình nitrat hóa và sử dụng chất dinh dưỡng là & P để tế bào mới được tổng hợp, CO2, H2O và năng lượng được giải phóng. Kết quả là BOD trong nước thải giảm rõ rệt và amoni NH4 thành nitrat NO3.
Như vậy trong 3 ngăn AAO sẽ xử lý được các chất gây ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ (BOD, COD), tổng nitơ và phospho.
Sau khi qua các bậc xử lý nêu trên, hỗn hợp nước thải và bùn được đưa sang bể lắng sinh học để tách phần lớn lượng bùn hoạt tính nhằm hồi lưu về ngăn anoxyc và ngăn oxyc để duy trì sinh khối trong bể,lượng còn lại được dẫn vào bể chứa bùn. Nước thải sau khi được lắng được dẫn sang bể khử trùng bằng bộ màng siêu lọc MBR.
Khử trùng bằng bộ màng siêu lọc MBR (Membrane Biological - reactor) sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc) nước thải sau xử lý và bơm trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là cống thải chung khu dân cư với kích thước lỗ màng MBR 0.3 – 0.5 µm. Bằng màng MBR có thể loại được 98% vi khuẩn có trong nước thải. Hầu hết vi khuẩn E.coli được giữ lại trên màng lọc. Ngoài chức năng khử trùng, trên bề mặt MBR còn tập trung bùn hoạt tính mật độ cao để tiếp tục xử lý triệt để nước thải. Màng MBR tiếp tục được rửa ngược bằng thủy lực theo chương trình tự động lập sẵn. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT.
Để cấp khí cho VSV hoạt động, hạn chế tình trạng nghẹt màng ta có thể lắp đặt hệ thống thổi khí. Phần bùn lắng được tuần hoàn ngược trở lại bể Anoxic nhằm duy trì sinh khối, phần còn lại thải ra bể chứa bùn.
- Xử lý hiệu quả nước thải ở mức ô nhiễm cao.
- Thi công lắp ráp nhanh, kết cấu gọn cơ động, có thể phối hợp các bể xử lý có sẵn.
- Tiêu thụ điện năng ít, chi phí vận hành thấp.
- Diện tích lắp đặt ít, có thể lắp chìm hoặc nổi, có thể di chuyển.
- Không phát tán mùi hôi.
+ Nhược điểm phương án 2:
- Chi phí đầu tư và bảo dưỡng cao.
- Gặp khó khăn trong việc thay thế trang thiết bị vì phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài.
Ngăn kỵ khí Anaerobic
Ngăn hiếu khí Oxyc
Cống thải chung khu dân cư Nước thải từ bệnh viện
Ngăn thiếu khí Anoxyc
Bể lắng SH Bể khử trùng màng lọc MBR Máy thổi khí Nước tách bùn Bể chứa và nén bùn Bể điều hoà
Hố bơm nước thải
SCR
Bùn tuần hoàn
Bùn tuần hoàn Bùn tuần hoàn
c, Nhận xét
Từ ưu, nhược điểm của hai đề xuất hệ thống xử lý nước thải y tế trên và mức độ cần thiết xử lý là đạt giá trị cột B của QCVN 28 :2010/BTNMT để thải vào nguồn tiếp nhận là cống thải chung khu dân cư nên nhóm lựa chọn phương án 01 để thực hiện tính toán.
2.3. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH2.3.1.Tính toán lưu lượng 2.3.1.Tính toán lưu lượng