Nước thải từ các phòng, khoa, buồng bệnh và các bể phốt được thu gom bằng hệ thống ống dẫn kín về hầm tiếp nhận. Trước khi về hầm tiếp nhận, nước thải trên được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các hợp chất hữu cơ, chất có kích thước lớn (≥ 10 mm) như túi bóng, kim tiêm, băng gạc,…tránh hiện tượng tắc nghẽn các máy móc, thiết bị, các bể xử lý. Rác thải ở song chắn được thu gom và đưa đến khu vực thu gom rác tập trung.
Trong hầm tiếp nhận lắp đặt 2 bơm nhúng chìm, hoạt động luân phiên nhau bơm nước sang bể điều hòa. Bể điều hòa làm nhiệm vụ để ổn định lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải, tránh quá tải, hệ thống sẽ hoạt động trơn tru ổn định hơn, giảm kích thước cho các công trình phía sau. Các máy thổi khí được bố trí đặt trong bể điều hòa để thực hiện xáo trộn các thành phần trong nước thải hoàn toàn tránh tình trạng cặn lắng, đồng thời cug cung cấp oxy giảm nồng độ BOD.
Tiếp theo nước thải được đưa vào bể lắng đợt 01(bể lắng sơ cấp) nhằm lắng cặn và một phần BOD . Các bông cặn bẩn, chất rắn có khả năng lắng xuống phía đáy bể và đưa đến bể chứa bùn.
Nước thải từ bể lắng 01 được đưa vào bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank, các chất hữu cơ ở dạng hòa tan và dạng lơ lửng sẽ được phân hủy bởi các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính. Tại bể này duy trì lơ lửng hàm lượng bùn hoạt tính để các tạp chất hữu cơ bị oxy hóa dễ lắng. Trong bể Aerotank được bố trí hệ thống cấp khí, thực hiện khuấy trộn hoàn toàn với không khí giúp quá trình oxy các chất trong nước và lượng oxy. Sau khoảng thời gian lưu nhất định, hỗn hợp sinh khối được đưa sang bể lắng đợt 2.
Sau quá trình thực hiện xử lý sinh học, nước thải vào bể lắng 2 để lắng các chất lơ lửng và bùn hoạt tính. Một phần lượng bùn hoạt tính từ bể lắng 2 tuần hoàn lại vào bể Aerotank để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể, phần còn lại được dẫn vào bể chứa và nén bùn. Sau bể aerotank, BOD đạt yêu cầu xử lý, nhưng trong nước vẫn còn nhiều vi khuẩn có hại nên phần nước thải sau khi qua bể lắng 2 tiếp tục được dẫn sang bể tiếp xúc khử trùng.
Tại bể khử trùng, nước được hòa trộn với Clorua với thời gian tiếp xúc là 45 phút, lúc này các vi khuẩn gây bệnh còn sót lại sẽ bị tiêu diệt trước khi xả vào cống thải chung khu dân cư.
Phần bùn được tạo ra từ bể lắng đợt 1 và bể lắng đợt 02 được xả xuống bể nén bùn nhờ chế độ áp lực thủy tĩnh. Bùn được giảm độ ẩm nhờ thực hiện tách nước, nước được tách tuần hoàn về bể để điều hòa. Bùn sau đấy được mang phơi và làm phân bón.
+ Ưu điểm của phương án 1:
- Hệ thống xây dựng đơn giản.
- Vận hành và quản lý đơn giản.
- Kết cấu thiết bị đơn giản nên chi phí đầu tư thấp.
+ Nhược điểm phương án 1 :
- Dễ xảy ra hiện tượng bùn khó lắng làm giảm hiệu quả xử lý.
- Đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao.
- Chất lượng nước thải sau xử lý bị ảnh hưởng nếu một trong các công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
Cống thải chung khu dân cư Nước thải y tế Song chắn rác Bể hiếu khí Aerotank Bể lắng đợt 2 Bể khử trùng Máy thổi khí Nước tách bùn Bể lắng 1 Bể chứa bùn Bùn tuần hoàn Bể điều hoà Hầm tiếp nhận Khu vực chứa rác Clorine Rác
+ Sơ đồ công nghệ của phương án 01: