Xử lý nước thải bằng sinh học kỵ khí

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ CÔNG SUẤT 120 M3 NGÀY.ĐÊM (Trang 30 - 31)

Phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí là quá trình sử dụng vi sinh vật kỵ khí trong môi trường không có oxi.

Quá trình phân hủy kỵ khí trải qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Quá trình thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử. Những chất hữu cơ cao phân tử như protein, chất béo,… chúng bị thuỷ phân thành những phân tử đơn giản, dễ phân hủy hơn. Các phản ứng thuỷ phân sẽ chuyển hoá protein thành amino axit, carbohydrates thành đường đơn, và chất béo thành các axid béo.

+ Giai đoạn 2: Axit hoá. Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại phân giải chuyển hoá thành axit acetic, H2 và CO2. Các axit béo dễ bay hơi chủ yếu là axit acetic axit propionic và axit lactic. Trong quá trình cắt mạch carbohydrates hình thành CO2 và H2O, methanol, các rượu đơn giản khác. Vi sinh vật phân giải methane chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate,acetate, methanol, CO.

+ Giai đoạn 3: Acetate hoá. + Giai đoạn 4: Methane hoá.

- Tuỳ theo trạng thái tồn tại của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành: • Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB).

• Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí.

1.6.5.Một số hệ thống xử lý nước thải y tế đang được áp dụng hiện naya, Xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt (Biophil) a, Xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt (Biophil)

Hình 1.9. Sơ đồ xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

“Các vật thể có kích thước lớn như quần, áo, kim chích, bông… có khả năng gây ra tình trạng tắc nghẽn cống, hỏng máy bơm. Khắc phục tình trạng này bằng cách đưa nước thải y tế được thu gom từ hệ thống cống thoát qua SCR thô. Tiếp theo, nước sẽ được đưa đến bể điều hòa điều chỉnh nồng độ và lưu lượng các chất.

Nước được dẫn sang bể sinh học nhỏ giọt. Trong bể các VSV sử dụng chất hữu cở để làm thức ăn làm cho các chất đó bị biến đổi, 1 số chất vô cơ được tạo ra và giải phóng ra bên ngoài. Nước được phân phối đều vào trong bể nhờ hệ thống tưới, lớp vật liệu lọc là các loại sỏi hay đá cục có kích thước nhỏ hơn 30 mm, với chiều cao 1,5 - 2m. Một lớp màng vi sinh bao bảo vệ ngoài lớp vật liệu lọc.

Tiếp theo nước được đưa ra bể lắng 2. Bùn lắng được đưa ra bể nén bùn. Nước trong được khử vi sinh vật có hại tại bể khử trùng. Nước sau toàn bộ quá trình xử lý được đưa ra nguồn tiếp nhận là ao hồ, thải chung vào hệ thống tiếp nhận ước thải của thành phố.”[2]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ CÔNG SUẤT 120 M3 NGÀY.ĐÊM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w