NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chương trình đào tạo Văn-Địa

Một phần của tài liệu Ngành đào tạo ngữ văn (ban hành kèm QĐ 559/QĐ ngày 05/4/2011) (Trang 32 - 33)

V. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chương trình đào tạo Văn-Địa

Chương trình đào tạo Văn-Địa

(Ban hành kèm theo quyết định công bố số : 559/QĐ ngày 05 tháng 4 năm 2011)

I. Kiến thức

1. Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh; có hiểu biết cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với tiêu chuẩn đào tạo người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hiểu biết vững chắc hệ thống kiến thức chuyên môn:

· Môn một: Ngữ văn (Văn học Việt Nam qua các giai đoạn, Văn học nước ngoài qua các giai đoạn, Cơ sở ngôn ngữ, Tiếng Việt, Lí luận văn học, Mĩ học, hiểu biết về Hán Nôm).

· Môn hai : Địa lý (Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế - xã hội của Việt Nam, các vùng, các quốc gia trên thế giới; kiến thức cơ bản về các lĩnh vực có liên quan

đến khoa học Địa lý như Địa chất học, Bản đồ học; hiểu biết mối quan hệ giữa con người với môi trường và phát triển bền vững.

3. Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học Ngữ văn, Địa lý, có kiến thức về công tác thiếu niên, nhi đồng để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

4. Có hiểu biết về chương trình Ngữ văn và Địa lí ở trường phổ thông; đặc biệt có đầy đủ kiến thức để giảng dạy nội dung, chương trình môn Ngữ văn và môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở.

5. Có kiến thức Tin học, đủ năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy và trong nghiên cứu Ngữ văn, Địa lý. 6. Trình độ ngoại ngữ: Sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp đơn giản, đọc và

hiểu tài liệu thuộc lĩnh vực Văn học và Địa lí.

II. Kĩ năng

Đáp ứng các chuẩn kĩ năng nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và phát huy các kĩ năng cụ thể sau:

1. Có các kĩ năng sư phạm dạy học, có khả năng lập kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động dạy họcở trường Trung học cơ sở; kĩ năng sử dụng công nghệ truyền thông, các phần mềm dạy học; sử dụng được các phương tiện kĩ thuật (máy ảnh, quay phim, ghi âm, projector, …) phục vụ công tác nghiên cứu và dạy học.

2. Có các kỹ năng dạy học như kỹ năng phân tích bài giảng, soạn giáo án, tổ chức thực hiện giờ dạy trên lớp và ngoài giờ học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm.

3. Có năng lực tham gia phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng đổi mới công tác giáo dục. Đồng thời biết vận dụng các tri thức Văn học và Địa lí ở địa phương vào nội dung chương trình giáo dục.

4. Có khả năng thiết kế, sử dụng các đồ dùng trực quan và một số phần mềm ứng dụng trong dạy học Ngữ văn và Địa lý ở trường Trung học cơ sở.

5. Có kỹ năng vẽ bản đồ, vẽ và phân tích biểu đồ, lát cắt địa hình và phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lý.

riêng.

7. Có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể; tổ chức các hoạt động Đoàn, Đội trong trường phổ thông.

8. Có khả năng phản ánh và truyền đạt qua lời nói, chữ viết những vấn đề xã hội và chính trị.

9. Có khả năngnghiên cứu khoa học về Văn học, Ngôn ngữ, Địa lý và Khoa học giáo dục.

10.Có khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.

III. Thái độ

1. Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấm nhuần thế giới quan của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Có ý thức trách nhiệm công dân, trách nhiệm với cộng đồng và ý thức tổ chức kỷ luật.

2. Có tình yêu nghề, yêu con người; có ý thức trách nhiệm cao trong dạy học; có đạo đức tốt và tác phong mẫu mực của người giáo viên nhân dân; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực.

3. Có ý thức thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn, Địa lý.

4. Có ý thức tìm tòi, nghiên cứu phổ biến và áp dụng kiến thức Ngữ văn, Văn hoá, Địa lý vào thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Ngành đào tạo ngữ văn (ban hành kèm QĐ 559/QĐ ngày 05/4/2011) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)