Đánh giá triển khai chiến lược của kinh đô

Một phần của tài liệu Nhận dạng nội dung chiến lược của công ty Kinh Đô, từ đó hãy phân tích và đánh giá các nội dung trong triển khai chiến lược đó của doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

Ưu điểm

- Trong quá trình triển khai chiến lược Kinh Đô đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, dẫn đầu về thị phần bánh kẹo trên cả nước. Giá trị thương hiệu Kinh Đô đã được gây dựng trong suốt hơn 10 năm qua được đông đảo người tiêu dùng biết đến, đứng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, thương hiệu của Kinh Đô đã gắn liền với con người Việt Nam.

- Hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó có những chính sách marketing hiệu quả giúp tăng số lượng người sử dụng sản phẩm Kinh Đô. Chính sách Marketing đã giúp cho Kinh Đô tăng độ nhận biết đối với khách hàng hơn. Các hoạt động PR cũng được triển khai vô cùng tốt và hiệu quả giúp tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng được thực hiện hiệu quả.

- Chính sách giá phù hợp với nhiều phân khúc tiêu dùng, đảm bảo chất lượng tốt. - Ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao

- Chính sách nhân sự của Kinh Đô sử dụng chính sách động viên hiệu quả, lãnh đạo theo phong cách dân chủ giúp doanh nghiệp tạo nên những nhân sự có năng lực giúp cho nhân viên có thể phát huy năng lực cũng như giúp cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp được triển khai tốt hơn

- Triển khai tốt văn hóa doanh nghiệp giúp cho Kinh Đô là một trong những nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần tạo nên những nhân viên chất lượng tốt.

- Lãnh đạo của Kinh Đô giúp tạo nên môi trường làm việc hiệu quả tăng hiệu suất làm việc cho nhân viên.

Nhược điểm

- Sự phối hợp hoạt động của các nhân viên phòng ban, phân xưởng còn thấp do chính sách quản lý theo văn hóa gia đình vẫn còn tồn tại từ các lãnh đạo của Kinh Đô, bộ máy nhân sự cồng kềnh, thiếu linh hoạt, hoạt động quản lý nguồn nhân lực chưa hiệu quả, chưa chuyên nghiệp.

- Một số nhóm sản phẩm đang đi vào tăng trưởng chậm lại, thậm chí là mất thị phần. Tốc độ phát triển của các phân khúc sản phẩm chưa đồng đều. Do chính sách Marketing chưa hiệu quả, chưa định vị được thương hiệu cho các dòng sản phẩm, sự chênh lệch giữa dòng sản phẩm của Kinh Đô cũng tương đối lớn. Sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng chưa có điểm nổi trội khác biệt, ít đổi mới và cải tiến.

- Một số kỹ năng chung như kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giám sát, kỹ năng giải quyết và quyết định vấn đề... cần phải được nâng cao.

- Vấn đề nghiên cứu thị trường còn chưa thật sự được quan tâm dẫn đến vẫn còn nhiều bất cập trong hoạt động xúc tiến thương mại, làm giảm hiệu quả kinh doanh.

- Chưa xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá các chương trình khuyến mãi, quảng cáo. Công tác truyền thông các chương trình khuyến mãi đến khách hàng còn chậm và chưa hiệu quả, chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động Marketing trực tiếp.

Kết luận

Thị trường luôn biến động không ngừng và tiềm ẩn những thách thức mà không một ai có thể biết trước. Nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề trước biến động của thị trường chung trên toàn cầu. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến căng thẳng, Thông điệp cũng chỉ rõ cần nâng cao công tác quản trị dựa trên quan điểm: “Chuyên biệt để hiệu quả, tích hợp để tạo lợi thế” nhằm hiện thực hóa tầm nhìn “Trở thành tập đoàn sản xuất bánh kẹo hàng đầu trong nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới”. Đứng trước thách thức của nền kinh tế trong những năm tiếp theo, bằng sự chủ động dựa trên kết quả đạt được, Kinh Đô đã tiếp tục phát huy nội lực, tự tin vượt qua thách thức, linh hoạt, sáng tạo hơn nữa trong sản xuất kinh doanh; đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị để gia tăng hiệu quả đáp ứng chiến lược phát triển của Kinh Đô

Một phần của tài liệu Nhận dạng nội dung chiến lược của công ty Kinh Đô, từ đó hãy phân tích và đánh giá các nội dung trong triển khai chiến lược đó của doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w