Với tín ngưỡng dân gian và chịu ảnh hưởng của Bàlamôn giáo trong việc tế tự, lễ
vật sử dụng trong nghi lễ vòng đời của người Chăm rất phong phú, đa dạng gồm các loại vật nuôi, cây trồng có từ những sản vật của địa phương. Những lễ vật tế tự
của người Chăm khá phức tạp. Mỗi loại lễ vật với chất liệu, số lượng và cách bài trí đều mang những ý nghĩa nhất định, trong đó có những ý nghĩa có thể phân tích, giải mã được, nhưng cũng có nhiều hiện tượng chưa đủ tư liệu và căn cứđể giải mã. Bởi vì, nghi lễ Chăm là sự hỗn dung của nhiều lớp văn hóa, trong đó, dấu ấn Bàlamôn giáo vẫn còn đậm, Bàlamôn giáo vốn lại là: “một tôn giáo có rất nhiều hình thức tế tự phức tạp” [36]. Chúng tôi xin liệt kê những lễ vật chính để thuận tiện cho việc trình bày các nghi lễở phần sau. Có thể chia ra các loại: lễ vật hiến tế, đồ
- Hiến tế người và súc vật là một trong những đặc điểm của thời kỳ Veda ởấn Độ. Bàlamôn giáo cổđại có tục “nhân tế”: “Trong văn hiến Vê đa đã nhiều lần đề cập
đến một thực tế lấy người làm vật hy sinh. Việc khai quật khảo cổ những năm gần
đây cũng đã chứng minh sự tồn tại của nghi thức tế tự này” [37]. Sau này, “nhân tế”
đã được thay bằng “mã tế” và những súc vật khác để tế. Hình thức “nhân tế” sau này còn được thay bằng “Ssalih” (hình nhân thế mạng). Trong các lễ Rija của người Chăm, chúng ta cũng thấy có những vật hiến tế là các hình nhân được nặn bằng bột gạo. Cho đến nay tục hiến tế súc vật vẫn tồn tại trong nghi lễ Chăm, thường dùng các con vật sau để hiến tế:
+ Trâu (Kubaw): Truyền thuyết Núi đá trắng là câu chuyện thần thoại nổi tiếng của người Chăm về tục “hiến tế” [38]. Hiện nay có nhiều dị bản khác nhau nhưng
đều có chung một điểm là: xa xưa, người Chăm có tục hiến tế người sống, và cũng chính truyền thuyết này kể về việc cho đổi vật hiến tế từ người sang súc vật, từ chỗ
tế người sống (con gái đồng trinh) sang tế trâu trắng. Lễ tế trâu trắng của người Chăm diễn ra bảy năm một lần, ngày nay là nghi lễ do hai dân tộc Việt và Chăm cùng phối hợp thực hiện (hai làng này cùng sử dụng nguồn nước của đập sông Giăng). Nếu gia đình hay dòng tộc nào có chuyện chẳng lành, ốm đau bệnh tật triền miên, làm ăn thất bát, hoặc có điều gì đó cần cậy đến thần linh thì dùng trâu
đen để làm lễ hiến tế. Các thầy pà xế cho biết, trâu trắng là loại trâu quý hiếm, đắt tiền và chỉ dùng trong lễ tếở núi Đá Trắng, còn cúng ở tộc họ, chỉ cúng bằng trâu
đen. Các tộc người ở Tây Nguyên thường cúng tế thần linh bằng trâu đen (lễđâm trâu), đây là một sự dị biệt mà chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu, giải mã.
+ Dê (Pabaiy - Pape): Con vật hiến tế thường thấy trong một số nghi lễ là con dê. Trong lễ hội Rija, ông thầy Char (thầy chức sắc Bàni) làm nghi thức cắt cổ dê, kèm theo đó là một câu chuyện thần thoại về tục hiến tế dê [39]. Theo cả sư Hán Bằng, nửa con dê được tính từ ngực trở lên là phần “dương”, được để trên mâm cao. Nửa con dê còn lại là nửa “âm”, người ta đểở mâm thấp.
- Bàn tổ cúng (ssanai): Lễ vật trên các bàn tổ cúng của các ông thầy phổ biến là trầu, cau, rượu và trứng, khay đồng nước, khay lửa trầm hương, nến sáp ong v.v... Tộc người Chăm cũng như các dân tộc khác trên thế giới, đều dùng những sản vật nông nghiệp của địa phương mình làm lễ vật. Mỗi loại lễ vật từ chất liệu, hình dáng, công dụng, số lượng, cách bài trí đều được thiêng hóa, trở thành những biểu tượng mang những ý nghĩa nhất định. Việc tìm hiểu, giải mã chúng là rất khó khăn. Chúng tôi mạnh dạn đưa ra những nhận xét ban đầu về những lễ vật trong nghi lễ Chăm, là một giả thuyết của chúng tôi, được tập hợp qua những tư liệu phỏng vấn các vị chức sắc pà xế, các thầy cúng và một số nghệ nhân Chăm. + Trầu, cau là những lễ vật phổ biến của các dân tộc ở Đông Nam á. Người Chăm quan niệm quả cau là biểu tượng dương, lá trầu là biểu tượng âm (thể hiện rõ trong lễ cưới, khi cô dâu chú rể dâng trầu cau cho nhau): Trầu lá (hala) têm với cau khô, và vôi. Nhưng tuỳ theo ý nghĩa của từng nghi lễ mà cách têm trầu cau, cách bài trí và số lượng trầu cau khác nhau. Quan sát các nghi lễ, chúng tôi thấy có ba cách têm trầu khác nhau: 1/ Loại trầu têm tròn hala tapu, là loại trầu têm cuốn tròn để
cúng tế. Trầu têm tròn lại có hai loại: loại dùng trong các nghi lễ cúng thần linh, trầu được để nguyên cả lá, gấp đôi lại, têm cau, vôi và mép lá trầu được cuốn vào trong thành hình tròn; 2/ Loại trầu têm dùng để yểm bùa, cũng têm như trầu cúng thần linh nhưng mép lá trầu phải quay ra ngoài; 3/ Còn loại trầu dẹt để dùng trong nghi lễ cưới xin (hala dam tara - trầu lứa đôi - lá trầu phải được xé làm đôi têm với cau, vôi theo hình dẹt).
+ Khay lửa trầm hương là vật không thể thiếu ở các nghi lễ của người Chăm. Trong lịch sử, vùng Khánh Hoà, Ninh Thuận được gọi là “xứ trầm hương” - một trong những đặc sản quý giá của vùng rừng núi Kauthara và Panduranga. Tất cả
những đồ cúng tế, trước khi mời thần linh đều phải được xông lên khói trầm hương. Khi xông trầm, các thầy đều làm bùa phép, đọc lời khấn tẩy uế và mời các vị thần. Các vị chức sắc cho biết, đây là nghi thức bắt buộc, những đồ cúng tế cần phải xông lên khói trầm hương thì mới được tẩy uế cho thanh tịnh. Những tôn giáo có nguồn gốc ấn Độđều có lễ thức xông hương khói, thể hiện sự “sái tịnh” thanh
khiết, linh thiêng trong các nghi lễ. Ngoài ra, khói trầm hương cùng với lời khấn trầm trầm tạo nên một không gian thiêng. Trong lễ nhập kút, giữa đêm khuya ngoài nghĩa địa hoang vắng, tiếng tang ca đưa linh nỉ non ai oán hoà trong tiếng
đàn kanhi não nề, lời khấn rì rầm trong khói trầm hương nghi ngút tạo cho mọi người cảm giác nhưđang rơi vào một không gian thiêng của thần linh, nơi gặp gỡ
giữa cõi sống và cõi chết.
+ Các loại nước: nước trầm hương (ia gihlơw - gihăn); nước thánh (ia agal); nước nhĩ (ia nak ia nơr - một loại nước dùng trong lễ dựng nhà kút); nước biển (ia tathik, dùng trong lễ dựng nhà kút).
+ Rượu: Trong nghi lễ Chăm, lúc nào cũng phải có rượu (lăk) dùng để cúng như
rượu cần (tapai), rượu gạo. Nhiều dân tộc trên thế giới đều dùng rượu để cúng, nhưng đối với các chức sắc Bàlamôn, có thể việc dâng cúng bằng rượu có nguồn gốc từ kinh Veda, Hoàng Tâm Xuyên có viết: “Trong kinh Veda có mục cúng tế
Tuđàla Mani, dùng rượu Xôma để dâng cúng thần hoặc tổ tiên và gọi là “Xôma tế”
[40].
+ Trứng gà (bauh mưnuk): Số lượng trứng bày trên bàn tổ khác nhau tùy theo các nghi lễ khác nhau, thông thường là ba quả. Người Chăm cũng như nhiều dân tộc trên thế giới dùng trứng để cúng và quan niệm rằng trứng là nơi tụ hồn của thần linh. Người Việt có tục cúng trứng cho hổ. Hổ trong tín ngưỡng người Việt là thần linh cai quản mặt đất, cúng trứng cho hổđể thần linh cai quản mặt đất bảo vệ
những linh hồn yếu đuối khỏi bị quỷ dữ hành hạ.
Ngoài ra còn có những lễ vật khác như hạt nổ (là loại gạo nếp được rang lên như
bắp rang); cát lồi: ia mu (một loại đất sét trắng, có tác dụng rửa sạch, có bọt như
xà phòng, thường được dùng trong các lễ thức tẩy uế) và rất nhiều loại nến làm từ
sáp ong. Có những cây nến cao hàng mét, đường kính khoảng 8cm.
+ Gà (mưnuk) cũng là một con vật thường thấy trong mâm lễ dâng cúng thần linh. Người Chăm có câu “Ngày vào cúng gà, ngày ra cúng ngạnh (dê)”. Thường thì những ngày đầu của lễ, lễ vật dâng cúng là thịt gà luộc để nguyên con. Nếu là những nghi lễ tôn giáo ở trên tháp thì con gà luộc được để ngửa (cúng thần trời -
dương). Nếu cúng tại làng, dòng tộc hay trong gia đình thì gà để úp (cúng thần đất - âm).
+ Heo (pabuei). Trong khi người Chăm Bàni kiêng thịt heo thì người Chăm Ahiêr lại dùng thịt heo để cúng và ăn uống trong các nghi lễ. Ngoài ra còn có các con vật khác được dùng để cúng: Thỏ rừng (tapai), con vít biển (đuk), con vịt (ada), cá biển (ikan).
+ Bánh trái dùng làm lễ vật trong nghi lễ của người Chăm rất phong phú. Nhiều nhất là bánh tét pei nung. Bánh được xếp trên mâm theo hình tròn nhỏ dần theo hình tháp trụ, ở bên dưới là bánh tét hình vuông. Nếu người được cúng là nữ thì xếp 9 lớp bánh, nếu người được cúng là nam thì xếp 7 lớp. Người Chăm cũng có quan niệm “nam thất nữ cửu” như người Việt và một số dân tộc khác, vì vậy, trong các nghi lễ của người Chăm, những lễ thức nào dùng cho nam giới đều dùng con số 7, cho nữ dùng con số 9. Đặc biệt, ở giữa tháp bánh hình trụ có một quả dừa tròn, một đòn bánh tròn dài được cắm thẳng đứng. Đây có thể là biểu tượng phồn thực linga - yoni, theo tín ngưỡng thờ thần Shiva [41].
Các loại bánh và chè trong lễ tục Chăm được gọi là đồ cúng chay: Bánh tét (pei nung daung); bánh ít (pei dalik); bánh tráng (pei cơm); bánh đúc (kadaur); xôi (diep); bánh ngọt (ahar); hạt nổ (hạt gạo nếp rang - kamang); quả dừa (bauh liu); mía cây (tabuv); trái chanh (krwơc); gạo rang (apiơng); các loại chuối (patei), tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ mà những nải chuối được để úp hay để ngửa.
- Công cụ làm lễ: Gậy thần (gai mong) của các chức sắc Bàlamôn. Có hai loại gậy khác nhau và hàng loạt những hình bùa vẽ trên giấy, có những hình ông thầy trực tiếp vẽ trên đất cát, trên chiếu, gối, và các vật khi cúng tế. Việc sử dụng rất nhiều ma thuật bùa chú trong các nghi lễ Chăm, theo chúng tôi có nguồn gốc tế tự vạn năng rất phức tạp và huyền bí đã được ghi trong kinh điển Veda.
Có hàng chục loại mâm lễ, trong đó đáng chú ý là mâm trầu (thong hala) ba tầng, biểu tượng cho quan niệm ba tầng vũ trụ của người Chăm. Tuỳ theo từng lễ tục mà bài trí các thong hala khác nhau. Có rất nhiều loại mâm cổ bồng, mâm bàn tổ
hội Chăm, có hàng trăm chiếc mâm lễđược bày biện ra, nhưng tất cả phải tuân thủ
theo một quy định bài trí chặt chẽ và nhất quán.
Người Chăm dùng rất nhiều những ca, khay bằng đồng đểđựng nước cúng và những lễ vật. Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, những công cụ bằng đồng
được coi là linh thiêng. Trên bàn thờ của người Việt và của nhiều dân tộc khác đều sử dụng rất nhiều đồđồng. Theo PGS. TS. Trần Lâm Biền, khi đào được những công cụ bằng đồng từ trong lòng đất của thời đại đồđồng, con người không hiểu từđâu mà có, không tin là do con người làm ra và cho rằng đó là của thần linh. Từ đó, đồđồng được coi là chất liệu linh thiêng và được dùng đểđựng đồ cúng tế
thần linh. Ngoài ra còn các loại khay, mâm hình vuông, hình tròn được làm bằng gỗ hoặc mây, các ché, bình, tô, bát, ống nhổ v.v...
Tất cả những lễ vật trên đều được sử dụng trong các nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr.