Hệ thống chức sắc Bàlamôn

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - Chương 2 pdf (Trang 33 - 37)

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tôn giáo Bàlamôn hiện nay ở người Chăm không còn hội đủ những yếu tố của một tôn giáo chính thống, hệ thống giáo lý, giáo luật, hệ thống giáo chủ và tín đồ không rõ ràng [29] và người Chăm không tự gọi mình là người Chăm theo đạo Bàlamôn. Nhưng, mặc dù đã bị bản địa hóa khá mạnh, hệ

thống này vẫn tồn tại, các chức sắc, tăng lữ Bàlamôn vẫn được duy trì một cách có hệ thống. Trong Bàlamôn giáo: “đẳng cấp Bàlamôn là đẳng cấp cao nhất, được sinh ra từ miệng Sanura (Manu) “Bàlamôn được coi là thần trên mặt đất”, chủ trì chăm lo việc cúng bái, thao túng đời sống tinh thần thời cổđại và trung thế kỷ”. Hiện nay, các tăng lữ pà xế vẫn nắm giữ phần hồn của cộng đồng người Chăm Ahiêr.

Xã hội Bàlamôn vốn là xã hội phân biệt đẳng cấp, được hình thành nên để bảo vệ

cho quyền lợi của đẳng cấp tu sĩ Bàlamôn. Trong xã hội Chăm Ahiêr hiện nay, tuy sự phân biệt đẳng cấp đã bị phai mờ nhưng qua nghiên cứu nghi lễ tang ma, chúng tôi thấy sự phân biệt ấy vẫn tồn tại. Đó là sự phân biệt đẳng cấp theo dòng tộc. Một dòng tộc trước đây thuộc đẳng cấp nào thì nay vẫn bị quy định nghi lễ tang ma theo hình thức của đẳng cấp đó. Đẳng cấp cao nhất vẫn là tăng lữ Bàlamôn. Cơ

cấu và thiết chế xã hội Chăm trước đây đã từng bị chi phối bởi bốn tầng lớp xã hội theo giáo lý Bàlamôn. Theo lời văn bia Mỹ Sơn thì dưới đời vua Jaya Indravarman (1088) xã hội Chăm có bốn đẳng cấp theo hệ thống đẳng cấp Bàlamôn ấn Độ[30]. - Brahman : Tầng lớp tu sĩ, tăng lữ Bàlamôn

- Ksyattriya : Tầng lớp quý tộc, vương phái, võ sỹ. - Vaicya : Tầng lớp bình dân.

- Sudra : Cùng đinh, nô lệ.

Ngày nay, trong xã hội Chăm vẫn còn phân biệt các đẳng cấp như trên nhưng tên gọi có khác.

- Đẳng cấp quý tộc: Takai gai. - Đẳng cấp bình dân: Bal liwa, kulit

- Đẳng cấp nô lệ, tôi tớ: Halun halak, halun kauh.

Trong hệ thống chức sắc Bàlamôn có hai tầng lớp, hệ thống các chức sắc tu sỹ pà xế (passeh) và các chức sắc dân gian.

Tu sĩ pà xế là những chức sắc tôn giáo Bàlamôn. Tầng lớp này có địa vị cao nhất trong xã hội, được coi là những người trí thức, họ biết chữ Chăm, lưu giữ các sách cổ Chăm qui định về các nghi thức hành lễ, hiểu biết tập tục, truyền bá và thực hiện các nghi thức tôn giáo. Về mặt xã hội, họ thuộc tầng lớp quí tộc cũ. Tu sĩ pà xếđược duy trì trong xã hội Chăm theo “cha truyền con nối”. Những người không thuộc dòng dõi chức sắc thì dù có giỏi mấy cũng không được vào hàng ngũ này.

Đây là một dấu ấn đậm nét của giáo lý Bàlamôn cổđại ấn Độ còn đọng lại trong cộng đồng người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận. Hệ thống pà xếđược sắp xếp theo 5 cấp từ thấp đến cao như sau:

Cấp thấp nhất là thầy Passeh Đung Akauk. Đây là chức sắc mới nhập môn, phải học chữ Chăm, học các giáo lý, giáo luật và bắt đầu để tóc dài, búi tó.

Cấp thứ hai là thầy Passeh Liah. Là thầy pà xế khi hội đủđiều kiện được làm lễ

phong chức từ Passeh Đung Akauk lên.

Cấp thứ ba là Passeh Pahwak (Pahoăk - thầy cho ăn), được làm lễ phong chức từ

Passeh Liah lên, phải là người có thâm niên, và là người duy nhất được làm “lễ

cho ăn” trong tang ma.

Cấp thứ tư là thầy Passeh Tapah. Đây là những tu sĩđã đạt đến độ thoát tục, phải qua những điều kiện rất khắt khe mới được phong chức và phải trải qua ba giai

đoạn: TapahKatat, TapahKađa và TapahKađwai. Đây là chức danh phó cả sư. Khi chọn người để phong chức cả sư, trước hết phải chọn Tapahkađôi.

Cao nhất là chức cả sư Pô xà (Po Dhia). Đây là người có quyền tối cao trong tôn giáo Bàlamôn. ở tỉnh Ninh Thuận chia làm ba khu vực tôn giáo Bàlamôn nên bao giờ cũng chỉ có ba thầy cả sư. Các vị cả sư cho biết, trước đây, tuy chia ba khu vực tôn giáo nhưng vị cả sư của khu vực tháp Pô Klongirai là lớn nhất, gọi là cả sư

Gru Hun (thuộc dương), là người quyết định các lễ phong chức pà xế, ông thầy Gru Hun không được trực tiếp đi làm các chủ lễ mà chỉở nhà tu hạnh và chỉđạo, là người quyết định ngày tháng, giờ giấc và quy trình làm lễ. Ông cả sư khu vực

đền Po Inư Nưgar gọi là Grù Bơnghài (thuộc âm) là người do ông Gru hun phân công thực hiện các nghi lễ, trừ lễ nhập kút. Ông cả sư khu vực tháp Pô Rômê gọi là Grù Adơm, là người được làm chủ các lễ nhập kút. Nhưng ngày nay, những quy

định trên đây không còn hiệu lực nữa.

Để nhập vào hàng ngũ pà xế và lên đến chức cả sư, phải thực hiện đủ các lễ tôn chức như sau:

- Lễ nhập đạo (Đung Akauk), gọi là lễ xông miệng học chữ Chăm.

- Lễ lên cấp pà xế Liah, giai đoạn học kinh kệ và học các nghi thức hành lễ. - Lễ tôn chức tu sĩ chính thức (Pwah).

- Lễ tôn chức cả sư hoặc phó cả sư (Po Bac hoặc Po Dhia).

Hiện nay, đến các làng Chăm Ahiêr có thể nhận biết được đội ngũ chức sắc pà xế. Bởi vì họ luôn phải mang trang phục chức sắc của mình và từ thầy Passeh Pahwak trở lên đi đâu cũng mang theo cây gậy thần. Trang phục và đồ trang sức của các thầy khác nhau theo từng cấp pà xế, nhưng có những điểm chung là tóc dài búi tó, vì trong quan niệm âm - dương Chăm, tôn giáo Bàlamôn là Ahiêr thuộc dương, nhưng theo thuyết trong dương có âm, các thầy pà xế vừa là đàn bà (để tóc), lại

đeo biểu tượng của đàn ông (dương). Tôn giáo Bàni là Awal thuộc âm nhưng ông thầy Char lại cạo trọc đầu và đeo biểu tượng yoni (âm). Trên đầu các chức sắc Bàni luôn đội nón bọc vải màu trắng, có vành rộng tượng trưng cho bầu trời, không bao giờđi giầy, chỉđi dép nhựa hoặc đi chân đất. Ngày xưa các thầy thường đi loại dép cổ làm bằng da trâu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tu sĩ pà xế Bàlamôn được quyền lấy vợ, sinh con nhưng phải tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe. Để tu hành, các thầy phải kiêng cữ rất nhiều thứ:

- Không được ăn thịt những con vật đẻ ra con.

- Không ăn thịt những con vật gắn với truyền thuyết, truyện cổ Chăm và tín ngưỡng thờ súc vật như lươn, ếch, giông, cá trê, thỏ, hoẵng. Không ăn những con

vật chết yểu, chết do bị thương. Không được ăn những loại hoa quả như chuối hột,

đu đủ, đậu hạt, quả sung, bí đao, rau sam, rau dền.

- Không uống các loại nước có chất lên men, khi đang hành lễ cũng chỉđược uống rượu tượng trưng.

- Không được đến dự các nghi lễ thuộc “cõi sống” như lễ sinh đẻ, lễ cưới, lễ múa (Rija).

- Khi đi tiểu tiện phải ngồi xổm (bởi các thầy thuộc âm), khi đi đại tiện phải cởi áo trùm đầu.

- Đi tắm phải xem ngày. Ngày rằm, mồng một theo âm lịch, ngày thứ hai, thứ sáu trong tuần không được ngủ với vợ. Trước khi ăn, trước khi ngủđều phải đọc kinh. - Khi ngủ không được quay đầu hướng nam vì người Chăm Ahiêr coi hướng nam là hướng chết nên khi có người chết phải đặt thi hài người chết quay đầu hướng nam. Ngược lại, các chức sắc Hồi giáo Bàni kiêng không quay đầu hướng bắc. Ngoài ra, các thầy pà xế còn phải kiêng cữ rất nhiều ở những lĩnh vực khác. Trong phòng ở của các thầy luôn có chiết (giỏ) đựng rất nhiều các sách viết bằng chữ

Chăm cổ hướng dẫn các qui trình hành lễ, các bài văn khấn, hình vẽ các bùa, các câu thần chú và bàn tổ cúng thần. Mỗi lần hành lễ, phải làm lễ cúng hạ chiết sách. Tu sỹ pà xế mặc sắc phục riêng màu trắng, búi tóc ởđỉnh đầu. Sự phân biệt các cấp pà xế dựa vào hoa văn thổ cẩm đính trên váy và khăn.

Hiện nay tu sĩ pà xếở cộng đồng Chăm Ahiêr có 37 vị. Trong đó có ba vị cả sư cai quản ba khu vực tín đồ và đảm trách các nghi lễ của ba khu vực đền tháp.

Nếu một cả sưở khu vực nào qua đời thì ởđó chọn một phó cả sư lên thay thế, nhưng phải được sựđồng tình của cộng đồng người Chăm khu vực đó.

Trong các nghi lễ vòng đời cũng như trong các nghi lễ cúng bái, luôn có sự hiện diện của các chức sắc tăng lữ Bàlamôn và các thầy cúng, thầy pháp, các nghệ nhân kéo đàn, đánh trống, hát lễ, ông bóng, bà bóng. Những người này đều được gọi là các thầy chủ lễ, được phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng, bài bản. Trước khi hành lễđều phải làm lễ thức tẩy uế cúng thần linh.

Hệ thống chức sắc và các thầy chủ lễ dân gian được chia làm năm thành phần như

sau:

1. Các tăng lữ pà xế, gồm 5 cấp bậc.

2. Thầy kéo đàn kanhi (kadhar) và bà bóng khu vực tôn giáo (muk pajơw) 3. Ông “thầy vỗ” trống baranưng (mưdwơn); ông thầy múa bóng (ong kaing) 4. Thầy cúng (gru yang); thầy pháp (gru tiap bhut)

5. Những thầy hát khấn, đọc thơ dân gian (ong dauh).

Trong số các thầy trên, chỉ có các tăng lữ pà xế bắt buộc phải mặc trang phục riêng theo cấp bậc chức sắc của mình và luôn phải mang gậy thần. Các thầy chủ lễ dân gian khi hành lễđều phải mặc trang phục truyền thống, khăn quấn đầu luôn thắt nút về phía bên phải đầu.

Với những gì trình bày ở trên, chúng tôi thấy, mặc dù người Chăm Ahiêr đã từ rất lâu không tiếp xúc với đạo Bàlamôn trên thế giới, tầng lớp tu sĩ Bàlamôn đã có nhiều biến đổi nhưng về cốt lõi đẳng cấp, về sự nối truyền dòng dõi, sự tu luyện, sự kính trọng của tín đồ, về nhiệm vụ tế tự của họ vẫn có nhiều điểm tồn tại như

thời kỳ Bàlamôn cổđại: “ở thời kỳ Phạn thư, đã xuất hiện gia tộc Bàlamôn tế tự

truyền đời. “Phuốc Vê đa gọi họ là “thần của nhân gian”. Họ không đơn thuần là người chỉđạo tôn giáo, cũng là giai tầng trí thức đương thời. Họ hưởng thụ các loại đặc quyền: nhận của bố thí, được miễn sưu thuế, khi phạm tội nặng có thể được miễn tội chết, bản thân họ và vợ con và bò của họđều được công chúng kính lễ” [31].

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - Chương 2 pdf (Trang 33 - 37)