Giáo lý, giáo luật

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - Chương 2 pdf (Trang 37 - 39)

Đã từ rất xa xưa, người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận nói riêng và ở Việt Nam nói chung không có sự liên hệ với cộng đồng ấn Độ giáo ở trên thế giới. Vì vậy, tôn giáo Bàlamôn của người Chăm không có hệ thống giáo lý, giáo luật rõ ràng. Ngày nay, đại đa số người Chăm Bàlamôn không biết đến giáo lý, giáo luật của

Bàlamôn là gì mà chỉ tồn tại trong hàng ngũ chức sắc pà xế. Cộng đồng người Chăm Ahiêr có tôn giáo với nội dung đã bị biến thành một kiểu tôn giáo địa phương, với tên gọi tôn giáo gốc là Bàlamôn cũng đã bị bản địa hóa. Nhưng dù sao, tôn giáo của người Chăm Ahiêr vẫn bắt nguồn từ gốc ấn Độ và chịu ảnh hưởng giáo lý, giáo luật, kinh kệ của Bàlamôn giáo. Đó là những bộ kinh Veda

được Hindu giáo kế thừa và bổ sung qua bộ kinh Upanishad (áo nghĩa thư) như

Rigvêđa (độc tung Vê đa), Samavada (ca vịnh Vê đa), Yajurvada (tế tự Vê đa) và Athrvamda (gồm bùa chú và khấn trừ tà ma) và một số kinh luật khác được các tăng lữ pà xế Chăm Bàlamôn từ xa xưa phiên dịch ra tiếng Chăm, ghi lại bằng chữ

Chăm trong các thư tịch cổ, được truyền lại từđời này qua đời khác và được thay

đổi trong quá trình vận dụng vào sao phù hợp với thực tiễn tín ngưỡng và đời sống xã hội Chăm qua các thời kỳ. Vì vậy, hệ thống giáo lý, giáo luật Bàlamôn hiện nay

ở người Chăm rất lỏng lẻo, thiếu căn cứ và thiếu tính thống nhất giữa các vùng, bị

pha trộn với tín ngưỡng bản địa.

Hệ thống kinh luật thể hiện bằng văn bản chữ Chăm và được các thầy pà xế sử

dụng hiện nay không còn nhiều, chủ yếu là các kinh tụng trong lễ nghi cúng tế: - Kinh tụng lễ rửa tội trừ tà (Pakblih), được dùng trong lễ rửa tội cho các tu sĩ. - Kinh tấn phong chức sắc thầy cả sư pô xà (Gal pak tangun).

- Kinh dựng và nhập kut (mưtayang).

- Kinh tụng nằm thiếp và tấn phong (Gal pak Pakaup) - Kinh hiến tế trên tháp và cầu đảo (Băk kap).

- Kinh tống ôn thôn xóm (Băk kap play).

- Kinh trong nghi lễ cúng đền tháp, lễ chặn nguồn nước (Băk kaphay danak). Ngoài những bộ kinh chính nói trên, các chức sắc pà xế còn lưu giữ những bài tang ca, các truyện thơ (Ariya), sách lịch (Sakawi) để phục vụ cúng lễ. Các bộ

kinh luật trên được chép tay trên lá buông hoặc các loại vật liệu để ghi chép khác như giấy vỏ bao xi măng. Những bộ kinh này ít được truyền bá rộng trong cộng

thận vì đó là vật rất linh thiêng, được treo trên các chiết sách trong nhà, mỗi lần hạ

chiết phải làm nghi thức cúng lễ.

Từ lâu, trong các bộ kinh nói trên, hai bộ kinh “cầu đảo” và “tống ôn” trong làng ít khi dùng đến. Kinh hiến tế trên đền tháp được sử dụng định kỳ hàng năm vào dịp lễ hội Katê. Kinh được dùng thường xuyên nhất là kinh rửa tội, trừ tà.

Tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo Bàlamôn đều có chung một điểm là tín ngưỡng đa thần. Hệ thống thần linh trong nhận thức của người Chăm hôm nay là hệ thống thần linh được sùng bái trong dân gian và cả hệ thống thần linh của Bàlamôn giáo.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - Chương 2 pdf (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)