Những truyền thống Bàlamôn giáo

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - Chương 2 pdf (Trang 28 - 33)

Bàlamôn giáo được hình thành tại ấn Độ khoảng đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, lấy kinh Veda làm nội dung cơ bản của giáo lý{q}. Bàlamôn là tín ngưỡng

đa thần (về sau này có thiên hướng nhất thần), thờ “tam vị nhất thể” cũng là ba vị

thần quan trọng nhất của Bàlamôn giáo, đó là: Brahma (Phạn Thiên - thần sáng tạo), Vishnu (Tì Thấp Nô - thần bảo vệ) và Shiva (Thần Thấp La - thần hủy diệt và tái tạo). Là tín ngưỡng đa thần nên ngoài ba vị thần quan trọng nêu trên, Bàlamôn giáo còn thờ hàng loạt các vị thần ở ba cõi vũ trụ, trong đó, con vật linh thiêng nhất được thờ phụng là bò thần Nandin, là con vật cưỡi của Shiva và Uma, ngoài ra, trong quan niệm Bàlamôn giáo với tín ngưỡng đa thần, thờ rất nhiều thần ở ba giới thiên, địa, không như thần bão, thần gió, thần mưa, thần sấm sét, các thần

động vật như chim thần Raguda, thần khỉ Hanuman v.v… Nhưng về sau, tín ngưỡng đa thần có khuynh hướng trở thành nhất thần, tôn sùng thần sáng tạo Brahmanas (Phạn Thiên), “Sâm lâm thư” tuyên bố: “Vạn vật sinh ra từ Phạn Thiên, dựa vào Phạn Thiên mà tồn tại, khi hủy diệt lại quay trở về với Phạn

Thiên”. Đến thời “áo nghĩa thư”, các nhà tư tưởng ban đầu của ấn Độđối với Phạn Thiên đã miêu tả thành hệ thống. Ví dụ “Tha Thi áo Nghĩa” viết: “Người là Phạn Thiên, Nhân đà la, sinh chủ và tất thảy các thần, người là Địa - Thủy - Phong -

Hỏa - Không - Ngũđại; người là mọi nguyên tố hỗn hợp, người là giống của thứ

này hoặc thứ kia; sinh ra từ trứng, từ thai, từẩm ướt, từ mầm; người là ngựa, bò, người, voi, vô luận là những sinh vật có hơi thở, những thứ có thểđi, bay và những bất động vật đều là Người cả” [26]. Nhìn chung, kinh Veda sùng bái đa thần và qua hệ thống giáo lý, kinh kệ thể hiện một thứ tín ngưỡng “sai lầm, ngu muội, cực kỳấu trĩ của người cổđại đối với thế giới tự nhiên xung quanh và chính mình”{r}. Trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy, E.B. Taylor sử dụng rất nhiều những tư liệu của kinh Veda và những tập tục của người ấn Độđể minh chứng cho luận điểm theo thuyết tiến hóa của mình là con người ở thời kỳ “dã man”, “văn hóa thấp” của những thị tộc, bộ lạc còn mang trên mình văn hóa nguyên thủy. Tư tưởng của Bàlamôn giáo tập trung trong các sách Brahmanas (Phạn chí) dạy về

nghi lễ, Upanishads (Triết học), Vedantas (Tri thức tối cao). Đặc biệt, tư tưởng nghiệp báo luân hồi và sự giải thoát giữ vai trò chủđạo. Thuyết luân hồi được thể

hiện qua một trật tự của vũ trụ gọi là Dharma (pháp) chi phối cuộc sống con người qua các kiếp, thân phận của mỗi kiếp phụ thuộc vào Karma (nghiệp) của mỗi người tích lũy trong kiếp trước…

Bàlamôn giáo sau này phát triển thành ấn Độ giáo. Mặc dù đây là một tôn giáo lớn, ởấn Độ hiện có tới 700 triệu tín đồ, một số nước có nhiều tín đồ theo ấn Độ

giáo như Nêpal (89%), Srilanca (19%), Bănglađet (18%) và rải rác ở một số nước khác, nhưng ấn Độ giáo đến nay vẫn không có trung tâm lãnh đạo tôn giáo như

các tôn giáo lớn khác. Bàlamôn giáo du nhập vào Chăm Pa khá sớm và đã từ rất lâu không có sự liên hệ với ấn Độ. Thông qua những biểu hiện về tín ngưỡng tôn giáo, như việc thờ thần Shiva là chủ yếu của người Chăm Bàlamôn hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nên gọi người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận là người Chăm

ấn Độ giáo. Với sự tiếp nhận nhiều tôn giáo vào nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, có thể, trong quá khứ, người Chăm đã hai lần tiếp nhận các tôn giáo ấn Độ, tiếp nhận giai đoạn Bàlamôn cổđại và sau này tiếp nhận ấn Độ giáo (Hindu). Thậm chí, về sau, người Chăm đa phần ngả theo Shiva giáo. Bởi vậy nên những đền đài, tháp cổ từ Mỹ Sơn đến Bình Thuận đều đa phần là những biểu tượng thờ Shiva.

Cho đến nay, các nhà khoa học chưa tìm được những cứ liệu nói về sự truyền bá tôn giáo ấn Độđến Chăm Pa. Chỉ biết rằng bằng những tư liệu khảo cổ học, nhất là các bia ký Chăm Pa cho thấy tôn giáo ấn Độđến các vương triều Chăm Pa từ rất sớm, thậm chí ngay từ khi lập quốc (năm 192). Chăm Pa đã xây dựng nhà nước vương quyền kết hợp với thần quyền. Bằng chứng cho thấy niên đại sớm nhất mà Phật giáo được truyền đến Chăm Pa là tấm bia Võ Cạnh có niên đại thế kỷ thứ III - IV được tìm thấy gần Kauthara (Nha Trang). Đặc biệt, những tư liệu khảo cổ học của tu viện Đồng Dương cho ta thấy sự du nhập Phật giáo vào Chăm Pa là rất sớm. Bàlamôn giáo nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận cho đến ngày nay. Theo các nhà dân tộc học, các tôn giáo ấn Độ truyền bá tới Đông Nam á bằng hai con đường, đường thuỷ và đường bộ: một đường từ bờ biển Coromandel ấn Độ

thông qua eo biển Malacca tới quần đảo Mã Lai; một con đường khác là từ át Xan tiến vào Mianma, rồi từ Mianma truyền vào lưu vực sông Mê Công, đến Chân Lạp, Phù Nam và Chăm Pa.

Sử sách Trung Quốc cho thấy, các giáo phái ấn Độ du nhập vào Chăm Pa rất sớm. Bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin, ba trong bốn bia ký đó ghi nhận lãnh địa dành cho vị thần này. Còn bia ký Mỹ Sơn thì nói đến sự thành kính dành cho Mahesvara, Uma, Brahma, Vishnu. Đến thế kỷ thứ VII, ấn Độ giáo mà chủ yếu là Shiva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống. Từđây hình thành khu di tích Mỹ

Sơn (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2000). Từ thời Lâm

ấp đến Hoàn Vương (từ thế kỷ II đến thế kỷ IX), đạo Bàlamôn và ấn Độ giáo luôn luôn được coi trọng. Các bia ký giai đoạn này đều chứng minh tầm quan trọng của Shiva giáo: “Đáng kính trọng hơn cả Brahma, Vishnu, Indra. Surya, Asura, hơn những vị Bàlamôn và hơn những Rsi, các vua chúa" [27].

Cũng nhưưPhật giáo và Shiva giáo, Vishnu giáo cũng được coi trọng. Ba bia ký (hai của Indravarman I và một của Vikrantavarman III) tìm thấy ở Phan Rang nói nhiều tới Vishnu giáo. Nhiều nhân vật đẳng cấp cao tự so sánh mình với Vikrama:

Nâng quảđất lên bằng hai cánh tay hoặc với Narayana: Nằm trên con rắn và nâng thế giới lên bằng bốn cánh tay. Bia ký của Senapati Par ngợi ca vị tổng đốc như

một Narayana (Vishnu) hiện thân, và cánh tay của ông được so với con rắn nâng cái đĩa trái đất chìm đắm trong đại dương của thời đại Kali.

Suốt chiều dài lịch sử, người Chăm luôn lấy các tôn giáo ấn Độ làm tôn giáo của mình. Chăm Pa không kỳ thị tôn giáo mà tiếp thu rất nhiều giáo phái của ấn Độ

một cách hòa bình, tự nguyện. Bao trùm lên suốt quá trình lịch sử tồn tại của mình là sự hỗn dung của các giáo phái ấn Độ. Văn hóa và con người Chăm tiếp nhận tất cả: tính chất tư duy triết học tâm linh; đức hiếu sinh, từ bi của Phật giáo, tình thương của Vishnu giáo, tính phân biệt đẳng cấp của Bàlamôn giáo và cả tính hung bạo quyền lực của Shiva giáo. Văn hóa tôn giáo ấn Độảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh của người Chăm, hướng tới quan niệm sựđồng nhất giữa con người và vũ trụ, với thần linh, giữa tiểu ngã át man và đại ngã Brahman, tạo nên bản sắc văn hóa Chăm vừa mang tính chất văn hóa tôn giáo ấn Độ vừa mang màu sắc văn hóa Đông Nam á.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu Chăm Pa, ấn Độ giáo đã đến Chăm Pa trước cả Phật giáo. Nhận xét sau đây của sử gia D. Hall về tôn giáo vào Chăm Pa:

“Bàlamôn giáo là tôn giáo của giai cấp quý tộc, nên không thu được lớp bình dân

đại chúng. Tập quán bản xứ vẫn tiếp tục phát triển song song với tập quán ấn Độ. Mãi đến mấy thế kỷ sau, khi Phật giáo tiểu thừa Theravada và Hồi giáo nhập địa và được truyền bá như một tôn giáo bình dân, những ảnh hưởng ngoại lai này mới thật sự va chạm với nếp sống người dân quê. Đến khi ấy, cả hai tôn giáo mới hòa mình vào nền văn hóa bản xứ rồi biến thể sâu đậm…” [28].

Trong quan niệm “nhất thể lưỡng hợp” của hai nhóm cộng đồng tôn giáo, người Chăm theo tôn giáo Bàlamôn được gọi là Ahiêr thuộc âm, còn người Chăm theo Bàni gọi là Awal thuộc dương. Người Chăm Bàlamôn theo tín ngưỡng đa thần của

ấn Độ giáo, còn người Chăm Bàni thờ nhất thần là thánh Ala (người Chăm gọi là awluah và thiên sứ Môhamét).

Bàlamôn giáo du nhập vào Chăm Pa rất sớm, trước khi lập vương quốc Lâm ấp, muộn nhất là đầu công nguyên và có thể còn trước đó nữa. Bốn bia ký bằng chữ

Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin, ba trong bốn bia ký đó ghi nhận lãnh địa dành cho vị thần này.

ấn Độ giáo mà chủ yếu là Shiva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống. Từ thời Lâm ấp đến Hoàn Vương (từ thế kỷ II đến thế kỷ IX), đạo Bàlamôn đã hiện diện và luôn luôn được coi trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu Chăm Pa thì Bàlamôn giáo đã đến Chăm Pa trước cả Phật giáo.

Khi Hồi giáo du nhập vào Chăm Pa (khoảng trước sau thế kỷ X), xảy ra quá trình cạnh tranh và xung đột tôn giáo, gây mất ổn định trong một thời gian dài nội bộ

cộng đồng tộc người Chăm. Người Chăm theo Hồi giáo Bàni bị coi là người ngoài, thậm chí người Chăm cho rằng, thà kết hôn với người khác dân tộc còn hơn là kết hôn với người Bàni. Có lẽ vì thế mà người Chăm Ahiêr tự gọi là “Chăm”.

Để dung hòa và đoàn kết hai tôn giáo, không rõ từ bao giờ và do ai khởi xướng, đã vận dụng quan niệm “lưỡng hợp”, coi cộng đồng người Chăm theo Bàlamôn là dương tính (Ahier), theo Bàni là âm tính (Awal). Với quan niệm lưỡng hợp thì người theo hai tôn giáo này tuy hai nhưng là một, gắn bó với nhau, trong âm có dương và trong dương có âm. Quan niệm này được nhất quán trong nội dung cũng như hình thức nghi lễ, trong cả trang phục các vị chức sắc của hai tôn giáo. Người Chăm Ahiêr theo tín ngưỡng đa thần của ấn Độ giáo, còn người Chăm Bàni thờ

nhất thần là thánh Ala, người Chăm gọi là Pô Âu Lóa và thiên sứ Môhamét. Tuy nhiên, người Chăm Bàni ngày nay đã thờ những vị thần chung của cả cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận như mẹ xứ sở Po Inư Nưgar, Po Yang - Amư và các vị

nhân thần Chăm.

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận, năm 2002 người Chăm có gần một trăm nghi lễđược tổ chức quanh năm. Hệ thống nghi lễ ấy diễn ra vừa phong phú vừa phức tạp. Để thuận tiện cho việc trình bày hệ thống nghi lễ vòng đời người ở chương sau, chúng tôi xin nêu khái quát hệ thống chức sắc tôn giáo, giáo lý, giáo luật, hệ thống thần linh thờ tự và các lễ vật dâng cúng.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - Chương 2 pdf (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)