Hệ thống thần linh

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - Chương 2 pdf (Trang 39 - 42)

Tôn giáo Bàlamôn vốn là tín ngưỡng đa thần. Điều này phù hợp với tín ngưỡng đa thần của các cư dân nông nghiệp lúa nước ởĐông Nam á. Vì vậy, trong quá trình bản địa hóa, các thần linh của Bàlamôn giáo đã hoà trộn với các thần linh của các cư dân nông nghiệp lúa nước. Trong quan niệm của người Chăm, thần linh ngựở

khắp mọi nơi với số lượng hằng hà sa số. Bởi vậy nên trong dân gian Chăm mới có câu: Bwơl Karang, Yang pabblwak. Có nghĩa là: dân thì thưa, thần lại thừa. Tuy nhiên, hệ thống thần linh của người Chăm Ahiêr không hẳn là một hệ thống của tôn giáo Bàlamôn mà đã được bồi đắp chồng chất đời này qua đời khác và đã nhào trộn với các thần linh của tín ngưỡng bản địa. Đền tháp theo tôn giáo ấn Độ

là để thờ các đấng thần linh của Bàlamôn giáo, nhưng người Chăm đã biến thành

đền thờ các nhân thần, có tên tuổi cụ thể như Pô Rômê, Pô Klong Girai, Pô Klong Chan, Pô Tăm, Pô Sah Inư v.v…

Đấng tạo hóa theo quan niệm của người Chăm là nữ thần Yang Po (Po Inư Nưgar - thường được viết là Po Nagar - theo từđiển của E. Aymonier [32]) và thần cha (Po - Yang Amư). Đây là thần mẹ xứ sở, vị nữ thần thuộc âm đểđối xứng với Po - Yang

Amư - thần cha, thuộc dương. Người Chăm có câu: Mưng ngauk Po debita, pak ala anưk adam. Có nghĩa là: Tạo hóa ngự trên trời, loài người ngự dưới đất [33]. Po Inư Nưgar được người Chăm coi là vị nữ thần sáng tạo ra tất cả vũ trụ và sự

sống của muôn loài, là gốc rễ của kho tàng thần thoại Chăm. Thần Po Inư Nưgar còn có tên là thánh mẫu Po Inư Nưgar Taha. ở vùng Phan Rang, bà còn có tên là chúa của đàn bà (Stri Rat Jư nhi). Bà được sinh ra từ mây và bọt biển. Bà có 97 chồng, chồng chính là thần Cha: Pô Yang Amư. Bà sinh ra 38 cô gái. Trong đó các nữ thần là con của bà đang được thờ phượng ở các làng Chăm Ninh Thuận như: Po Inư Nưgar Muram (đền thờ bà Po Inư Nưgar Muram ở làng Hữu Đức là một

địa điểm hành lễ trong lễ hội Katê); đền thờ bà Po Inư Nưgar Hamukut ở làng Bĩnh Nghĩa và nhiều đền thờ Bà ở các vùng Chăm khác. Hầu hết ở các làng Chăm

đều có đền, miếu thờ mẫu Po, được coi như thành hoàng làng. Đền thờ Po lớn nhất chính là Tháp Bà (Po Nagar) ở Nha Trang. Trong các lễ thức dân gian gắn với văn hóa biển và văn hóa nông nghiệp còn có các vị thần như Po Hanim Pơr, Po Tang Ahauk (thần thủy sưđô đốc) v.v… Thần hủy diệt: Po Sapalai, thần sáng tạo Po Sapạiơng. Thần Po Nư bi Ali trong truyện kể Um mưrup, hung thần Po Sơnggi trong tráng ca Deva Mưno, thần Po Kuk trong truyện Atmuhekat (sự tích con gà gáy sáng) [34]. Hệ thống thần linh của người Chăm có thể phân thành những thần tự

nhiên và nhân thần.

Thần trời, thần cha: Yang Po, Yang Amư (Yang Po là thần trời. Yang Amư là thần cha), đây là hai vị thần tối cao thuộc dương, luôn đi cặp với nhau và luôn được thỉnh mời đầu tiên trong các lễ tục Chăm. Ngoài ra, những vị thần được thờ phụng trong tín ngưỡng người Chăm Ahiêr gồm: thần mặt trời: Po Aditiak; thần lửa: Po Yang patah apui; thần tứ phương: Po Yang Akieng; thần bầu trời: Po Ligik; thần biển: Po Yang Atơw Tathik; thần núi: Po Yang atơw Chơk; thổ thần: Po Bhum; thần nước: Po Patah ia; thần gò mối: Po Yang Angin; thần mưa: Po Yang Chan; thần gió: Po Yang Angin; thần tháp: Yang Bimong Kalan; thần Po Nưbi, Po Bihanuk: thần hộ mệnh bên tả bên hữu v.v…

Những vị nhân thần hiện nay được thờ phụng ở người Chăm là những nhân vật có thật trong lịch sử, là những người có công trị vì đất nước, có công khai phá đất đai, trị thuỷ nhập điền. Hầu hết các nhân vật này đã được khoác lên một chiếc áo thần thoại, truyền thuyết để linh hóa. Đây là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử văn hóa Chăm và ở nhiều dân tộc khác. Những đền tháp được xây dựng mô phỏng theo hình núi Mêru ởấn Độđể thờ các thần Bàlamôn đã được người Chăm biến thành lăng mộ thờ các vị vua - thần. Việc xây dựng các tháp Chăm, chắc chắn là có nguồn gốc từ Bàlamôn giáo: “Các vua chúa Chăm Pa, Chân Lạp dưới ảnh hưởng sùng bái tự nhiên của ấn Độ giáo. Họ cho rằng đền dạng núi là trục chính của vũ trụ”. Biểu tượng thờ Shiva với bệ linga - yoni bằng đá thường được gắn hình mặt các vị vua (Mukhalinga) và thờ trong các đền tháp. Các vị vua - thần này xuất hiện muộn hơn và gắn với tôn giáo Bàlamôn như Po Klaung Girai (thế kỷ

XII), Po Rame (thế kỷ XVI), Po Bin Thuơr (Chế Bồng Nga?) và các nhân vật như

Po Sah Inư, Po Tang Ahauk, Po Harim Mưh, Nai Tangya Bia Atapah, Po Nai, Po Tăm, Po Nit… Các nhân vật lịch sử này đã được “thần linh hóa”, được thờở các tháp và các đền miếu Chăm. Xung quanh những nhân vật này và những nơi thờ tự

họđều được thêu dệt nên những truyền thuyết mang tính thần thoại. Có thể nêu một vài ví dụ như: Truyền thuyết về Po Klaung Chan, một vị tướng của vua Po Klaung Giirai, hiện còn đền thờở làng Bầu Trúc, hay như khu mộ kút của Po KlaungHalơw ở làng Hữu Đức, vị vua Chăm thế kỷ XVI v.v… Ngoài ra, còn có các nhân thần xuất phát từ những người trong thích tộc của vua như các hoàng hậu, các hoàng tử, công chúa và các tướng lĩnh.

Trong tục thờ tổ tiên, người Chăm có các thần: thần tổ tiên: Po Prauh hay còn gọi là Po prauk Po Patra; thần ông, bà: Po Muk, Po Likei.

Tôn giáo Bàlamôn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của người Chăm. Tôn giáo người Chăm cũng bịảnh hưởng bởi tư tưởng chủng họ (Caslus) của ấn Độ

trong “Nguyên nhân ca” của kinh Veda [35], xã hội người Chăm xưa cũng chia làm bốn đẳng cấp chính nhưấn Độ giáo. Đứng đầu các đẳng cấp trên là tu sĩ. Người Chăm hiện nay còn phân biệt các tầng lớp, các đẳng cấp khác nhau. Tiêu biểu cho

đạo Bàlamôn của người Chăm là tầng lớp tăng lữ gọi là pà xế (passeh), đối với tín

đồ, đó là một loại trí thức trong xã hội.

Rõ ràng là suốt chiều dài lịch sử, người Chăm tự nguyện tiếp nhận các tôn giáo lớn của ấn Độ. Những tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, cho đến ngày nay nó vẫn giữđược dấu ấn đậm nét của văn hóa các tôn giáo ấn Độ.

Từ hơn nửa thiên niên kỷ nay, đồng bào Chăm đã là một thành phần dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đặc biệt từ sau năm 1975, với chính sách đúng

đắn của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và tôn giáo, đồng bào Chăm được duy trì tự do tín ngưỡng, các lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo được khôi phục. Đó là những hoạt động thiết thực góp phần vào việc bảo lưu, gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc Chăm - một nền văn hóa đặc thù còn mang trên mình những màu sắc văn hóa ảnh hưởng từ những tôn giáo ấn Độ - cũng là góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong

đa dạng.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận - Chương 2 pdf (Trang 39 - 42)