Lý thuyết mật mã Holland

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp tại trường thpt nguyễn huệ tỉnh quảng nam (Trang 33 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Lý thuyết mật mã Holland

a. Nội dung lý thuyết Holland

Lý thuyết mật mã Holland đƣợc phát triển bởi nhà tâm lý học John Holland (1919-2008). Ông là ngƣời nổi tiếng và đƣợc biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ông đã đƣa ra lý thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5 giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hƣớng nghiệp nhƣ sau:

- Bất kỳ ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu ngƣời đặc trƣng sau đây: Realistic (R) - tạm dịch là ngƣời thực tế/nhóm kỹ thuật (KT); Investigative (I)

- tạm dịch là nhà nghiên cứu/nhóm nghiên cứu (NC); Artistic (A) – tạm dịch là ngƣời nghệ sĩ/nhóm nghệ thuật (NT); Social (S) - tạm dịch là ngƣời công tác xã hội/nhóm xã hội (XH); Enterprising (E) - tạm dịch là ngƣời dám làm/nhóm quản lý (QL); Conventional (C) - tạm dịch là ngƣời tuân thủ/nhóm nghiệp vụ (NV). 6 chữ cái của 6 kiểu ngƣời đặc trƣng hợp lại thành RIASEC. Những ngƣời thuộc cùng một kiểu ngƣời có sở thích tƣơng đối giống nhau: Ngƣời mang mã XH (code S) rất thích tiếp xúc với ngƣời khác và thấy khó khăn khi tiếp xúc với vật thể; ngƣời mã QL (code E) thì thích tiếp xúc với dữ liệu và ngƣời khác, trong khi kiểu ngƣời có mã NC (code I) lại thích tiếp cận với ý tƣởng và vật thể; ngƣời mã NV (code C) thích tiếp xúc với dữ liệu và vật thể; ngƣời mã NT (code A) thích tiếp xúc với ý tƣởng và ngƣời; ngƣời mã KT (code R) thích tiếp xúc với vật thể.

-Có 6 loại môi trƣờng tƣơng ứng với 6 kiểu ngƣời nói trên. Môi trƣờng tƣơng ứng với kiểu ngƣời nào thì kiểu ngƣời ấy chiếm đa số trong số ngƣời thành viên của môi trƣờng ấy. Ví dụ: Môi trƣờng có hơn 50% số ngƣời có mã XH (code S) trội nhất thì đó là môi trƣờng loại XH.

-Ai cũng tìm đƣợc môi trƣờng phù hợp cho phép mình thể hiện đƣợc kỹ năng, thái độ và hệ thống giá trị của mình.

-Thái độ ứng xử của con ngƣời đƣợc quy định bởi sự tƣơng tác giữa kiểu ngƣời của mình với các đặc điểm của môi trƣờng. Ví dụ, ngƣời mang mã NT (code A) đƣợc tuyển chọn vào môi trƣờng NT (A) sẽ dễ dàng cảm thông với ngƣời xung quanh, mau chóng bắt nhịp với công việc, đƣợc đồng nghiệp tin yêu và có nhiều cơ hội thành công trong công việc.

- Mức độ phù hợp giữa một ngƣời với môi trƣờng có thể đƣợc biểu diễn trong mô hình lục giác Holland.

Hình 1.9. Mô hình lục giác Holland

Có 4 mức phù hợp giữa kiểu ngƣời và loại môi trƣờng: Kiểu ngƣời nào làm việc trong môi trƣờng ấy là mức phù hợp cao nhất, ví dụ nhƣ kiểu ngƣời NT làm việc trong môi trƣờng NT; ngƣời nào làm việc trong môi trƣờng cận kề với kiểu ngƣời của mình (cùng một cạnh của lục giác), ví dụ nhƣ KT-NC (ngƣời kiểu KT làm việc trong môi trƣờng NC) là mức độ phù hợp thứ nhì; ngƣời nào làm việc trong môi trƣờng cách 1 đỉnh của lục giác, ví dụ NC-NV (kiểu ngƣời NC làm việc trong loại môi trƣờng NV) sẽ có mức phù hợp thứ 3; còn kiểu ít phù hợp nhất là khi kiểu ngƣời và loại môi trƣờng nằm ở 2 đỉnh đối xứng trong lục giác Holland, ví dụ KT-XH hay QL-NC hay NT-NV.

Từ những giả thiết của lý thuyết Holland trên, có thể rút ra 2 kết luận:

-Một là, hầu nhƣ ai cũng có thể đƣợc xếp vào 1 trong 6 kiểu tính cách và có 6 môi trƣờng hoạt động tƣơng ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kỹ thuật (KT); nhóm nghiên cứu (NC); nhóm nghệ thuật (NT); nhóm xã hội (XH); nhóm quản lý (QL); nhóm nghiệp vụ (NV)

-Hai là, nếu một ngƣời chọn đƣợc công việc phù hợp với tính cách của họ, thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác: Những ngƣời làm việc trong môi trƣờng tƣơng tự nhƣ tính cách của

mình, hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc.

Trong thực tế, tính cách của nhiều ngƣời không nằm gọn trong một nhóm tính cách mà thƣờng là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn. Ví dụ: NC-KT, NT-XH,... Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét ở nhiều hơn một nhóm tính cách [3], [6], [8].

b. Ý nghĩa lý thuyết mật mã Holland

Lý thuyết mật mã (LTMM) Holland có liên quan rất chặt chẽ với LTCNN vì sử dụng LTMM Holland là một trong những cách giúp HS biết đƣợc sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân và những nghề nghiệp phù hợp nhanh nhất, dễ làm nhất.

Vì lẽ đó, trƣớc khi tổ chức cho HS học NPT, nhà trƣờng và giáo viên dạy NPT nên tổ chức cho HS làm trắc nghiệm tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân theo LTMM Holland. Kết quả tìm hiểu bản thân là cơ sở quan trọng để các em dựa vào đó lựa chọn NPT theo học cho phù hợp.

Ví dụ: Những HS có kết quả làm trắc nghiệm thuộc nhóm kỹ thuật, bản thân lại có mơ ƣớc trở thành kỹ sƣ điện thì có thể đăng ký học nghề Điện dân dụng; những HS có kết quả làm trắc nghiệm thuộc nhóm nghiệp vụ và nhóm xã hội, bản thân lại có mơ ƣớc trở thành thƣ ký văn phòng thì có thể đăng ký học nghề tin học văn phòng hoặc quản trị văn phòng,…

Các trƣờng hợp đặc biệt:

Một ngƣời thuộc cả 6 nhóm: Là những ngƣời sau khi làm trắc nghiệm thấy mình có sở thích và khả năng rộng, trải đều cả 6 nhóm. Thông thƣờng những ngƣời có đặc điểm này phải mất một thời gian dài mới tìm đƣợc công việc mình thực sự yêu thích. Cũng có trƣờng hợp, họ sẽ làm một số công việc cùng một lúc.

Một ngƣời không thuộc về nhóm nào: Là những ngƣời thấy mình có sở thích và khả năng rất thấp ở tất cả các nhóm, gần nhƣ không nổi trội ở nhóm

nào. Thông thƣờng, những ngƣời có đặc điểm này cần phải có cơ hội trải nghiệm thêm ở những môi trƣờng hoạt động khác nhau trƣớc khi hiểu đƣợc bản thân hơn. Có những trƣờng hợp, HS có các khả năng trong mỹ thuật, âm nhạc và thủ công mỹ nghệ nhƣng không đƣợc gia đình khuyến khích hoặc chƣa bao giờ có cơ hội tiếp cận với những lĩnh vực này thì khó mà biết đƣợc những sở thích và khả năng nghề nghiệp của mình.

Một ngƣời thuộc về hai nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp đối lập nhau: Là những ngƣời có sở thích và khả năng nghề nghiệp ở các nhóm đối lập nhau. Ví dụ nhƣ NV và NT; XH và KT; QL và NC. Thông thƣờng những ngƣời có đặc điểm này thƣờng cảm thấy mâu thuẫn với chính bản thân vì các đặc điểm của hai nhóm đối lập rất khác nhau. Những ngƣời này sau khi hiểu đƣợc bản thân và học đƣợc cách kết hợp, dung hòa giữa hai nhóm sẽ tìm đƣợc câu trả lời cho mục tiêu nghề nghiệp của đời mình.

Khi gặp các trƣờng hợp trên thì ngƣời tƣ vấn không nên cho HS một câu trả lời khẳng định. Điều quan trọng là ngƣời tƣ vấn hoặc ngƣời hƣớng dẫn cần hiểu rằng, trắc nghiệm, đặc biệt là trắc nghiệm trong nghiên cứu tự định hƣớng nghề nghiệp là công cụ để giúp HS bắt đầu tự hỏi về bản thân, về thế giới nghề nghiệp. Nếu các HS cảm thấy lo lắng thì đó là dấu hiệu tốt. Vì vậy, ngƣời làm công tác tƣ vấn cần hiểu rõ LTMM Holland và dùng nó để hƣớng dẫn, tƣ vấn về việc chọn ngành học, trƣờng học và nghề nghiệp tƣơng lai cho HS một cách tốt nhất [3], [6], [8].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này, chúng tôi đã tập trung tìm hiểu một số cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng HCG tƣ vấn tuyển nhƣ các khái niệm HCG, các thành phần cơ bản của một HCG kiểu mẫu, một số mô hình kiến trúc HCG đã có cũng nhƣ các đặc trƣng và ƣu điểm của HCG. Bên cạnh đó, nội dung luận văn cũng đã thể hiện một số lý thuyết về hƣớng nghiệp làm cơ sở cho công tác TVHN sau này.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Nội dung chƣơng này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về phân tích hiện trạng tƣ vấn hƣớng nghiệp tại trƣờng THPT Nguyễn Huệ, tìm ra những ƣu nhƣợc điểm của công tác này trong hiện tại. Đồng thời đƣa ra giải pháp khắc phục nhƣợc điểm góp phần cải thiện chất lƣợng của công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp tại trƣờng. Sau đó tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống theo giải pháp đã đề ra.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp tại trường thpt nguyễn huệ tỉnh quảng nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)