6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Hầu hết các học sinh phổ thông đều mang suy nghĩ tốt nghiệp xong sẽ phải vào Đại học, rồi mới tính tiếp vào các trƣờng Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Vì vậy, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng “Đại học” trong đầu đa số học sinh, phụ huynh là do công tác giáo dục, tuyên truyền hƣớng nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế.
Chẳng hạn hàng năm trong khi các trƣờng Đại học, cả công lập lẫn bán công, dán lấp đều rầm rộ tổ chức những cuộc quảng bá ảnh để cạnh tranh thu hút thi sinh đăng kí dự thi vào trƣờng mình thì các trƣờng Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp vẫn còn khá im lặng. Phía bộ Giáo dục – Đào tạo và các sở trực thuộc cũng gần nhƣ “bỏ quên” hai loại hình đào tạo này, những chƣơng trình tuyển sinh thì hầu nhƣ đều gắn với hai chữ Đại học. Chính vì thế, cũng không khó hiểu cho tâm lý xem Đại học là con đƣờng duy nhất, sự bất cặp trong công tác tƣ vấn tuyển sinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng năm nào các trƣờng Đại học, Cao đẳng cũng thiếu chỉ tiêu, phải kiếm chỗ này một ít, chỗ kia một ít cho đủ số ngƣời học, làm cho chất lƣợng đầu vào kém, chất lƣợng đào tạo cũng không cao. Thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ” cũng bắt nguồn từ đây. Đội ngủ “thợ” không những
thiếu về số lƣợng mà còn yếu về chất lƣợng , trong khi đội ngủ “thầy” tuy đủ về lƣợng nhƣng cũng thiếu về chất.
Mặt khác, “lấy cho đƣợc bằng Đại học cái đã, sau đó tính tiếp” đã làm cho thị trƣờng lao động đang trong tình trạng “chấp vá”, nghĩa là ngƣời tốt nghiệp Đại học nhƣng ra trƣờng làm không đúng ngành, đúng nghề, bị đặt sai vị trí, không thể phát huy hết khả năng của mình. Nhiều trƣờng hợp tuy mang danh nghĩa là “thầy” nhƣng thực chất công việc không khác gì “thợ”, thặm chí còn kém xa do không đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ.
Do đó, để góp phần cân bằng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thì tâm lí Đại học là con đƣờng duy nhất nên tránh. Phải có những biện pháp tƣ vấn, giáo dục nghề nghiệp sao cho học sinh thấy rằng còn có nhiều con đƣờng khác để các em thành đạt, chứ không phải nhất thiết phải vào Đại học trong khi bản thân không phù hợp.