6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. MÔ TẢ HỆ THỐNG HỖ TRỢ TƢ VẤN TUYỂN SINH
2.2.1. Mô tả hiện trạng về trƣờng THPT Nguyễn Huệ
Tiền thân của Trƣờng THPT Nguyễn Huệ bây giờ là Trƣờng THPT BC Núi Thành đƣợc thành lập từ đầu năm học 2000 - 2001 theo Quyết định số 33/2000/QĐ-UB ngày 19/6/2000 của UBND tỉnh Quảng Nam. Lúc đầu quy mô của trƣờng chỉ có 15 lớp, 714 học sinh, hơn 20 CB-GV-NV, qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay trƣờng có 31 lớp (12 lớp 12, 9 lớp 11, 10 lớp 10) với hơn 1265 học sinh ở 3 khối lớp và 95 CB-GV-NV (trong đó: Ban Giám hiệu: 4; giáo viên trong biên chế: 73; nhân viên: 08. Ngoài ra trƣờng hợp đồng 11 thầy cô giáo thỉnh giảng để giảng dạy một số môn thiếu giáo viên). Vƣợt qua bao khó khăn gian khổ, nhiều thầy cô giáo đã thực hiện tốt nhiệm vụ, khẳng định bản lĩnh sƣ phạm của mình.
Nhà trƣờng luôn nỗ lực phấn đấu hết mình, luôn coi trọng giáo dục toàn diện cho học sinh; Nhà trƣờng đã tìm tòi nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng học tập và hạnh kiểm cho học sinh vốn chất lƣợng đầu vào quá thấp theo cơ chế của một trƣờng bán công. Bên cạnh đó, các hoạt động hƣớng nghiệp, dạy nghề và hoạt động ngoài giờ lên lớp, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao đƣợc chú ý đúng mức, học sinh của trƣờng đã tham gia và nhiều lần đạt giải thi thuyết trình văn học, đạt huy chƣơng ở các môn việt dã, điền kinh, đặc biệt đội bóng chuyền học sinh nam của trƣờng nhiều năm đạt giải nhất, nhì hoặc ba ở tỉnh. Trong mƣời lăm năm qua, nhà trƣờng đã thu nhận hơn 5000 học sinh vào học và tiễn hơn 4000 học sinh ra trƣờng. Nhiều học sinh của trƣờng nay đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực, có em thi đỗ vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, có em trở về với ruộng đồng hoặc tham gia đánh bắt hải sản, có em đi bộ đội góp phần bảo vệ Tổ quốc thân yêu...dù làm ngành nghề gì thì các em cũng đã có một số vốn liếng về tri thức để làm hành trang vào đời cho mình.
Mặc dù vậy, trong nhiều năm qua việc giáo dục hƣớng nghiệp ở nhà trƣờng phổ thông vẫn chƣa đƣợc các cấp quản lý giáo dục và các trƣờng học quan tâm đúng mức, còn có địa phƣơng và trƣờng học chƣa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hƣớng nghiệp; chất lƣợng hoạt động hƣớng nghiệp vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chƣa đƣợc chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.
Trong những năm gần đây, để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng các yêu cầu về việc chọn ngành chọn nghề của học sinh bậc trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhờ sự hỗ trợ của tổ chức VVOB (Cơ quan Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kĩ thuật vùng Fla - măng, Vƣơng quốc Bỉ - là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục Việt Nam) đã có những hoạt động tích cực góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp nhƣ tổ chức hội thảo, biên soạn tài liệu bổ sung, trao đổi, hội thảo để
xác định nội dung và các phƣơng pháp phù hợp, tổ chức tập huấn cán bộ, giáo viên để thực hiện giáo dục hƣớng nghiệp.
2.2.2. Mô tả hệ thống hỗ trợ tƣ vấn hƣớng nghiệp
Hệ thống hỗ trợ TVHN đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết về HCG và là hệ thống đi theo hƣớng hoàn toàn mới của trƣờng THPT Nguyễn Huệ. Sau khi khảo sát yêu cầu, tôi mô tả lại hệ thống gồm các chức năng tƣ vấn phục vụ đối tƣợng chính: học sinh.
Đối tƣợng học sinh là ngƣời có dự định đăng ký dự thi và xét tuyển vào trƣờng, những ngƣời là thí sinh nhƣng chƣa có kết quả thi, những học sinh THPT, THCS,… gọi chung là HS. Đối với đối tƣợng này thì có thể chọn chức năng tƣ vấn chọn ngành theo LTCNN hoặc mật mã Holland mà không cần điểm số. Các tri thức mới, luật suy diễn mới học từ chuyên gia, tài liệu, sách, quy định liên quan đến tuyển sinh cần đƣợc bổ sung bởi chuyên gia.
2.2.3. Bài toán tƣ vấn hƣớng nghiệp
Dựa vào mô tả hệ thống hỗ trợ TVHN ở mục 2.2.2, chúng tôi phát biểu bài toán TVHN nhƣ sau:
-Đầu vào: Đối với bài toán TVHN không dựa vào điểm số thì dữ liệu đầu vào là các câu trả lời về tính cách, sở thích, hoạt động nghề nghiệp hoặc khả năng của HS.
-Xử lý và phƣơng pháp sử dụng: Đối với các câu trả lời nhận đƣợc từ ngƣời sử dụng, hệ thống sẽ sử dụng kỹ thuật suy diễn tiến để thực hiện so khớp với các điều kiện của các luật đƣợc lƣu trong CSTT và lƣu lại những luật thỏa điều kiện để làm cơ sở cho quá trình giải thích kết quả tƣ vấn khi cần. Khi đƣợc yêu cầu giải thích, hệ thống sẽ sử dụng kỹ thuật suy diễn lùi để tìm ra lý do.
-Đầu ra: Kết quả tƣ vấn là các nhóm ngành phù hợp với ngƣời sử dụng. Ngƣời sử dụng khi nhận đƣợc kết quả tƣ vấn, nếu chƣa rõ về lý do vì sao hệ
thống lại tƣ vấn cho họ chọn một ngành nào đó thì có thể yêu cầu đƣợc gợi ý.
2.2.4. Mô hình đề xuất
a. Mô hình tổng thể hệ thống tư vấn
Hệ thống hỗ trợ TVHN đƣợc mô tả tổng thể theo mô hình sau:
Hình 2.1. Mô hình tổng thể hệ thống
Mô hình tổng thể đề xuất ở trên đƣợc diễn giải nhƣ sau:
Đối tƣợng học sinh thông qua giao diện ngƣời sử dụng yêu cầu đƣợc tƣ vấn, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết. Nếu HS thì chọn loại hình tƣ vấn theo lý thuyết nghề nghiệp nào, sau đó HS cần trả lời các câu hỏi liên quan tƣơng ứng với lý thuyết nghề nghiệp đó. Bộ máy suy diễn sẽ dựa trên các câu trả lời của HS và so khớp với các luật lƣu trong CSTT và các sự kiện lƣu trong bộ nhớ làm việc. Sau khi tìm thấy kết quả, hệ thống sẽ thông báo kết quả tƣ vấn cho HS thông qua giao diện ngƣời sử dụng.
Ngƣời chuyên gia thông qua giao diện ngƣời sử dụng có sự phân quyền để truy cập vào hệ thống thực hiện các thao tác cập nhật các luật, sự kiện, lịch
công việc đã có sao cho đảm bảo máy suy diễn hoạt động một cách đúng đắn nhất có thể. Thông qua bộ phận thu nhận tri thức, ngƣời chuyên gia có thể quyết định bổ sung thêm các luật và sự kiện mới để hệ thống ngày càng hoàn thiện hơn. Ngƣời chuyên gia có thể đƣợc xem nhƣ ngƣời quản trị về tri thức của hệ thống.
Bộ phận thu nhận tri thức tập hợp các tri thức từ các chuyên gia, sách, tài liệu liên quan đến tuyển sinh, các tài liệu liên quan đến lý thuyết chọn nghề nghiệp trên Internet, các quy định tuyển sinh hiện hành,…
Bộ nhớ làm việc nhƣ là một CSDL toàn cục, lƣu trữ các sự kiện liên quan đến công tác TVHN nhƣ các môn thi, ngành thi, các câu hỏi và câu trả lời tƣơng ứng cho các lý thuyết nghề nghiệp mà hệ thống dựa vào đó để tƣ vấn.
CSTT đƣợc tổ chức nhƣ là một CSDL, chứa các luật liên quan đến công tác TVHN nhƣ nội dung các lý thuyết nghề nghiệp mà hệ thống sử dụng, các chuẩn đầu vào - đầu ra của từng n h ó m ngành tƣ vấn hƣớng nghiệp,…
Máy suy diễn dùng để suy luận dựa trên dữ liệu mà ngƣời sử dụng cung cấp và các sự kiện sẵn có trong hệ thống để đƣa ra quyết định xem luật nào sẽ đƣợc chọn để thực hiện. Bên trong máy suy diễn có thêm một lịch công việc lƣu trữ thứ tự ƣu tiên của các luật nếu có.
Hệ thống hỗ trợ TVHN sau khi trả kết quả tƣ vấn có khả năng giải thích tại sao hệ thống lại đƣa ra kết quả tƣ vấn đó thông qua bộ giải thích. Bộ giải thích này làm nhiệm vụ lƣu vết quá trình suy diễn của máy suy diễn, tức là nó sẽ lƣu lại các luật đã đƣợc máy suy diễn chọn sử dụng.
b. Một số nghề nghiệp dựa trên hệ thống hỗ trợ tư vấn
Nhằm giúp học sinh tự khám phá bản thân mình trƣớc khi ghi nguyện vọng dự thi vào trƣờng ĐH, CĐ, THCN nên mới xây dựng hệ thống hỗ trợ TVHN cho ngƣời học nên chọn kiểu nghề nghiệp tƣơng tự nhƣ nhóm tính
cách, sở thích và năng lực của mình. Điều này giúp ngƣời học dễ đạt đƣợc thành công và hài lòng trong công việc. Dựa vào cơ sở lý luận này tôi đƣa ra một số nhóm ngành nghề sau:
Bảng 2.1. Danh sách các nhóm ngành nghề trong hệ thống tư vấn
Tên nhóm ngành nghề Yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với ngành nghề
Giáo dục – Đào tạo Giàu tình yêu thƣơng, đặc biệt là yêu lớp ngƣời trẻ tuổi. Thích giúp ngƣời khác hiểu biết. Kiên trì, nhẫn nại. Biết cách truyền đạt. Có khả năng huấn luyện giảng giải trên phƣơng tiện nói và viết.
Kỹ thuật- công nghệ Thích tiếp cận với những tri thức mới. Đầy năng động và sáng tạo. Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và các công việc thủ công. Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình.
Kế toán, tài chính, kinh tế Môi trƣờng làm việc năng động và chuyên nghiệp. Quan tâm đến các tin tức kinh tế, tài chính. Học tốt môn toán, thích làm việc với các con số. Có khả năng phân tích, thống kê. Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp trong công việc.
Y tế, sức khoẻ Sự can đảm (không yếu bóng vía, không sợ máu, không sợ bẩn...). Tạo sự tin cậy, cảm thông chia sẻ với nhiều ngƣời. Học tốt môn sinh học, hóa học. Có đôi bàn tay khéo léo, có sức khỏe tốt, đặc biệt có thần kinh vững vàng.
Tên nhóm ngành nghề Yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với ngành nghề
Công nghệ thông tin, toán học
Thông minh. Có khả năng làm việc lâu với máy tính, thích lƣớt NET. Yêu thích khoa học, các trò chơi trí tuệ. Vốn ngoại ngữ là cần thiết để hỗ trợ cho công việc. Niềm đam mê với CNTT.
Nghệ thuật hình ảnh, tạo hình, kiến trúc
Óc sáng tạo và thực tế. Giỏi môn hình học. Thích chụp ảnh, tạo hình, hội họa. Có khiếu thẩm mỹ, nhạy cảm, tinh tế.
Khoa học tư nhiên Tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên và xã hội. Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo để tìm ra các giả thuyết mới. Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học. Thích đọc sách cũng nhƣ tìm hiểu các kiến thức trên internet. Học tốt các môn tự nhiên.
Tự nhiên và nông nghiêp Yêu thiên nhiên, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Thích xem các chƣơng trình thế giới tự nhiên. Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng. Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật. Giỏi các môn tự nhiên nhƣ sinh học, hóa học, địa lý.
An ninh, quốc phòng, thể thao
Lòng yêu nƣớc tha thiết. Tính kỷ luật, nghiêm túc, đoàn kết. Can đảm, chấp nhận mạo hiểm, chịu đƣợc gian khổ. Có sức khỏe tốt, khéo léo với các động tác vận động cơ
Tên nhóm ngành nghề Yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với ngành nghề
thể.
Khoa học xã hội Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội. Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo. Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Thích đọc sách, thích tìm hiểu các kiến thức trên internet.
Quản lý, kinh doanh Có tầm nhìn bao quát, định hƣớng chiến lƣợc. Quan tâm đến các tin tức kinh tế, câu chuyên doanh nhân. Có khả năng thuyết phục, gây ảnh hƣởng, lãnh đạo và biết khích lệ động viên ngƣời khác. Mạnh mẽ, có nghị lực, thích sự cạnh tranh, thích phiêu lƣu mạo hiểm, giám chịu trách nhiệm.
Du lịch, dịch vụ Có tính hài hƣớc, kiên nhẫn, nhạy cảm. Giao tiếp khéo léo, lịch thiệp, có khả năng ứng xử. Thích đi đây đó, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau. Tự tin, có hiểu biết rộng, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, du lịch.
Tư vấn giúp đỡ Sống tình cảm, thích làm việc thiện. Thích tham gia công tác và các hoạt động xã hội. Có khả năng nắm bắt tâm lý, nhạy cảm, tinh tế. Tạo đƣợc sự tin tƣởng với ngƣời khác.
Hành chính, văn phòng Cẩn thận, ngăn nắp, tỉ mỉ, chăm chỉ chịu khó. Thích các công việc quản lý hồ sơ, giấy tờ, ghi chép sổ sách và các công việc hành
Tên nhóm ngành nghề Yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với ngành nghề
chính, văn phòng khác. Làm các công việc mang tính thủ công. Sống đơn giản, thực tế, hƣớng đến sự ổn định, an nhàn.
Ngoại ngữ, viết, truyền thông
Khả năng lĩnh hội và sử dụng ngôn từ. Khả năng nói, viết, tranh luận, kể chuyện. Thích viết thƣ từ, nhật ký, viết truyện, làm thơ. Không ngừng học hỏi, nâng cao vốn kiến thức, vốn sống. Học tốt môn văn học, ngoại ngữ.
2.3. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.3.1. Phân tích lý thuyết nghề nghiệp
a. Phân tích lý thuyết cây nghề nghiệp
Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 1, LTCNN là lý thuyết quan trọng nhất trong hƣớng nghiệp vì lý thuyết này đã chỉ ra rằng việc chọn nghề phải phù hợp với phần rễ của cây nghề nghiệp, tức là chọn nghề theo sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp, tránh chọn nghề theo cảm tính, ý kiến ngƣời khác hoặc chọn theo trào lƣu.
Sở thích hay còn gọi là thú vui, thú tiêu khiển là những hoạt động thƣờng xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con ngƣời niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thƣ giãn. Sở thích cũng dùng để chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tƣợng nhất định. Đối tƣợng của sở thích là rất rộng và có thể giống hoặc khác nhau ở mỗi ngƣời. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lƣợng công việc của một ngƣời đó là đƣợc làm công việc theo đúng sở thích.
Khả năng là cái mà một ngƣời có thể làm tốt. Chúng bao gồm tất cả những điều mà ngƣời đó đã học đƣợc. Đó là kết quả của quá trình học tập, đào tạo và cả những kinh nghiệm mà họ đã trải qua. Khả năng trong trƣờng hợp này cũng đƣợc hiểu là năng lực của một ngƣời. Nếu sở thích là yếu tố thúc đẩy sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của một ngƣời thì khả năng chính là yếu tố nền tảng của sự thành công ấy. Nếu một ngƣời chọn một nghề phù hợp với sở thích nhƣng bản thân lại không có khả năng thì khó có thể hoàn thành công việc một cách suôn sẻ.
Cá tính là tính cách riêng biệt vốn có của từng ngƣời, phân biệt với những ngƣời khác. Cá tính hay tính cách hay cách sống của mỗi ngƣời góp phần ảnh hƣởng đến cách ngƣời đó giải quyết công việc. Nếu bỏ qua cá tính khi chọn nghề rất có thể bạn không thể trụ vững với ngành nghề đó.
Giá trị nghề nghiệp: Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trƣờng, nhất là trong nền kinh tế tri thức tƣơng lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tùy thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của ngƣời lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này nhƣ thế nào là do “hàm lƣợng chất xám” và “chất lƣợng sức lao động” quyết định. Khái niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trƣờng. Con ngƣời phải chủ động