Từ Hán Việt:

Một phần của tài liệu CÁCH LÀM văn CẢM THỤ (Trang 26 - 27)

1. Khái niệm:Từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng được đọc theo cách Việt, viết bằng chữ cái

la-tinh và đặt vào trong câu theo văn phạm Việt Nam. - Ví dụ : Sính lễ, trưởng thành , gia nhân…

*Chú ý :

- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt:

+ Ví dụ : Xuất /quỷ / nhập / thần → 4 chữ, 4 tiếng, 4 yếu tố Hán Việt.

- Có yếu tố Hán Việt được dùng độc lập:+ Ví dụ : Sơn, thủy, thiên, địa, phong , vân…

- Có yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập, hoặc ít được dùng độc lập mà chỉ được dùng để tạo từ ghép.+ Ví dụ : Tiệt nhiên, như hà, nhữ đẳng…

+ Ví dụ :

Hữu- bạn→Tình bằng hữu.

Hữu- bên phải →Hữu ngạn sông Hồng. Hữu- có → Hữu danh vô thực.

2. Từ ghép Hán Việt

a. Từ ghép đẳng lập : Do hai hoặc nhiều tiếng Hán Việt có nghĩa tạo thành.

- Ví dụ : + Quốc gia → Quốc (nước) + gia (nhà)

b. Từ ghép chính phụ .

* Từ ghép chính phụ Hán Việt được ghép theo 2 kiểu: - Tiếng chính đứng trước , tiếng phụ đứng sau.

+ Ví dụ : Ái quốc, đại diện, hữu hiệu… - Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau:

+ Ví dụ : Quốc kì, hồng ngọc, mục đồng , ngư ông…

c. Sử dụng từ Hán Việt : Phải hiểu nghĩa của từ Hán Việt để sử dụng cho đúng, cho hợp lí,

cho hay lúc giao tiếp, để hiểu đúng văn bản nhất là thơ văn cổ. Tiếng Việt trong sáng, giàu đẹp một phần do cha ông ta đã sử dụng một cách sáng tạo từ Hán Việt.

- Sử dụng từ Hán Việt đúng cảnh, đúng tình, đúng người… có thể tạo nên không khí trang nghiêm, trọng thể, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng lúc giao tiếp. Từ Hán Việt có thể làm cho thơ văn thêm đẹp: cổ kính, hoa mĩ, trang trọng và trang nhã.

3. Bài tập :

Bài tập 1 :Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1 . Chữ “thiên”trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời ” ?

A . Thiên lí . B. Thiên thư . C . Thiên hạ . D . Thiên thanh .

2 . Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ?

A . Xã tắc . B . Quốc kì . C . Sơn thủy . D . Giang sơn .

Bài tập 2 : Giải thích ý nghĩa của các yếu tố Hán – Việt trong thành ngữ sau : “ Tứ hải giai huynh đệ ”

Bài tập 3 : Xếp các từ sau vào bảng phân loại từ ghép Hán Việt : “ Thiên địa, đại lộ, khuyển

mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ, ngư ngiệp”

* Gợi ý trả lời :

Bài tập 1 :1 A . 2 . B . Bài tập 2 :

- Tứ : bốn

Hải : biển . ⇔ Bốn biển đều là anh em . - Giai : đều .

- Huynh : anh . - Đệ : em .

Bài tập 3 :

Từ ghép đẳng lập - Thiên địa, khuyển mã, kiên cố, nhật nguyệt, hoan hỉ.

Từ ghép chính phụ Đại lộ, hải đăng, tân binh, ngư nghiệp.

Một phần của tài liệu CÁCH LÀM văn CẢM THỤ (Trang 26 - 27)