Văn bản Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu CÁCH LÀM văn CẢM THỤ (Trang 52)

1. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890- 1969) là người anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân

văn hóa thế giới và là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam. - Thơ Bác thể hiện tâm hồn thi sĩ, chiến sĩ cao đẹp.

- Thơ Bác là những bài thơ hiện đại nhưng cũng mang đậm màu sắc cổ điển từ thể thơ đến hình ảnh và ngôn ngữ.

2. Tác phẩm: Cảnh khuya được Bác viết năm 1947 trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến

chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

3. Nội dung bài thơ:

a. Hai cầu đầu: Bức tranh cảnh khuy nơi núi rừng Việt Bắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

- Đó là bức tranh đêm trăng rừng ở chiến khu Việt Bắc – một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp: có âm thanh tiếng suối, có ánh sáng của trăng và cả hình dáng của câu cỏ. Nghệ thuật so sánh độc đáo, ví âm thanh tiếng suối trong trẻo như tiếng hát của một con người nào đó làm cho núi rừng đêm khuya thanh tĩnh, vắng lặng bỗng trở nên sinh động, đầy sức sống. Ta đã từng bắt gặp sự so sánh thú vị này trong “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi: Côn Sơn suối chảy ... bên tai”. Điểm giống nhau của 2 thi nhân là đã làm cho thiên nhiên không còn mang vẻ hoang sơ vắng lặng mà đã trở nên sinh động, đầy cuốn hút. Thiên nhiên và con người giao hòa trọn vẹn.

- Phép điệp ngữ qua điệp từ “lồng” tạo nên một bức tranh đa màu sắc và sống động. Ánh trăng sáng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng cây lồng vào bóng hoa, in xuống mặt đất tạo thành muôn bông hoa lung linh huyền ảo. Thiên nhiên, tạo vật trở nên gắn bó thân thiết, trở thành người bạn tri âm tri kỷ gắn bó với nhà thơ.

=> Như vậy, 2 câu thơ đầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cảnh khuya tuyệt đẹp: một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, một bức tranh đặc biệt, lung linh sắc màu mặc dù chỉ có hai gam màu sáng và tối. Bức tranh ấy còn tràn đầy sức sống bởi nó không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Bao trùm lên bức tranh thiên nhiên kỳ diệu ấy là một tình yêu say đámw ngọt ngào của nhà thơ.

b. Hai câu thơ cuối: Tấm lòng vì nước, vì dân của Bác:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

- Câu thơ thứ ba có 2 vế. Vế trước: cảnh khuya như vẽ nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên; vế sau nhấn mạnh cảm xúc yêu mến, đắm say thiên nhiên và cảm hứng dạt dào của thi sĩ.

- Câu thơ thứ tư với điệp ngữ “chưa ngủ” nhắc lại bất ngờ khiến cho người đọc vô cùng xúc động vì tấm lòng của Bác. Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Y thơ chuyển hướng đột ngột mà thú vị. Nỗi niềm thao thức chưa ngủ của Bác không chỉ bởi vẻ đẹp của đêm trăng thiên nhiên mà chủ yếu là vì lo lắng cho sự nghiệp kháng chiến, lo cho đất nước. Điệp ngữ “chưa ngủ” giống như một cái bản lề khép mở hai tình cảm lớn trong tâm hồn lãnh tụ vĩ đại: tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc luôn hòa hợp với tình yêu đất nước. Đó còn là sự hòa hợp thống nhất giữa hai phong cách thơ trong một con người: tâm hồn thi sĩ và cốt cách chiến sĩ.

=> Như vậy, đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình, vừa vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp vừa trực tiếp bài tỏ tình cảm, tấm lòng của Bác trong những năm tháng đầu kháng chiến chống Pháp. Đọc bài thơ ta vô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiên của Người đối với dân, với nước. Qua bài thơ ta càng hiểu rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn Bác: nhà thơ – chiến sĩ.

Một phần của tài liệu CÁCH LÀM văn CẢM THỤ (Trang 52)