Tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của non sông đất nước.

Một phần của tài liệu CÁCH LÀM văn CẢM THỤ (Trang 35 - 36)

II. Một số nội dung cần chú ý

1. Tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của non sông đất nước.

Bài ca dao số 1

- Đây là lời đối đáp của chàng trai, cô gái về những địa danh nổi bật trên đất nước ta: Thành Hà Hội năm cửa

Sông Thương bên đục bên trong Núi Tản Viên

Đền Sòng thiêng

Thành Tiên xây tỉnh Lạng

=> Đây là hình thức ca hát dân gian ở các vùng quê. Qua đối đáp, đôi bên nam nữ thử tài nhau về các kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa và cũng là để chia sẻ tình yêu, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước.

- Lắng nghe lời hỏi và đáp của hai nhân vật trữ tình trong ca dao xuất hiện nhiều địa danh từ thư đó Hà Nội sang Hải Dương ( sông Lục Đầu) – Bắc Giang ( Sông Thương) ngược lên Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa.

- Không trực tiếp nói ra nhưng người hỏi và người đáp đều biểu hiện tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp tình yêu quê hương đất nước.

=> Như vậy chàng trai và cô gái trong khúc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam tươi đẹp mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, hiểu biết sâu rộng. Thật đáng noi theo.

* Chuyển: Không chỉ say mê hát đối đáp trao duyên, ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, người dân Việt Nam, chúng ta còn mượn những câu ca dao dân ca để phô bày cảnh trí những danh lam thắng cảnh trên mọi miền đất nước để mọi người nô nức rủ nhau khao khát thưởng thức.

Bài ca dao số 2:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

- Cụm từ rủ nhau đã trở thành mô típ quen thuộc trong ca dao, là khúc nhạc dạo đầu cho cuộc mở đầu thiết tha.

- Tác giả dân gian đã liệt kê các thắng cảnh nối nhau thật phong phú đa dạng nơi kinh đô Hà Thành tươi đẹp. Nơi có:Đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút, Hồ Gươm.

Cảnh thiên tạo hài hòa với cảnh nhân tạo, nét tự nhiên hài hòa với nét đẹp lịch sử văn hóa. - Đặc biệt nhất vẫn là câu hỏi tu từ cuối bài, khẳng định sự kính trọng, biết ơn công lao xây dựng đất nước của các Vua Hùng xưa, đồng thời nhắn nhủ mọi người phải bảo vệ, giữ gìn đất nước tươi đẹp này. Một câu hỏi đầy yêu mến, đằm thắm. Nhân dân lao động quả là những bậc kỳ tài về ngôn ngữ.

* Chuyển: Và ta hãy đến thăm xứ Huế với bài ca dao sau:

Bài 3: Đường vô xứ Huế quanh quanh

- Đây đích thực là một viên ngọc trong kho tàng ca dao Việt Nam, nó là bài ca ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của Huế và cũng là bài ca ca ngợi về niềm tự hào về quê hương đất nước.

- Cảnh vật trong bài ca dao được miêu tả theo lối chấm phá thật thơ mộng làm sao. Đường quanh quanh uốn lượn hài hòa với “ Non xanh nước biếc” “ Sơn thủy hữu tình”, một đối tượng miêu tả được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình, đường quanh quanh, nước sông Hương xanh biếc, núi thì xanh, thêm từ láy toàn phần “ Quanh quanh” và phép so sánh “ Như tranh họa đồ” khiến cho xứ Huế càng mộng và thơ.

- Phép tu từ : Tính từ miêu tả : Đại từ phiếm chỉ

Nhưng người đọc dù ở đâu chăng nữa thì cũng được gọi mời.

Một phần của tài liệu CÁCH LÀM văn CẢM THỤ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w