1 . Khái niệm Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở chung
nào đó .
- Ví dụ :Chết vinh còn hơn sống nhục
2 . Tác dụng :Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây
ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động .
3 . Bài tập
Bài tập 1 : Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen b) Anh em như chân với tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần c) Người khôn nói ít hiểu nhiều Không như người dại lắm điều rườm tai d) Chuột chù chê khỉ rằng " Hôi!"
Khỉ mới trả lời: "cả họ mầy thơm!"
Bài tập 2 :Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi……… b) Chết……….còn hơn sống đục
c) Xét mình công ít tội ……
d) Khi vui muốn khóc , buồn tênh lại ………….. e) Nói thì……….làm thì khó
g) Trước lạ sau……….
Bài tập 3 :Viết một đoạn văn từ 10 12 câu ( chủ đề học tập ) trong đó có sử dụng từ trái nghĩa
* Gợi ý :
Bài tập 1 : a) Trắng – đen , Trong – ngoài b) Rách – lành, Dở - hay
c) Ít - nhiều , Khôn – dại d) Hôi – thơm
Bài tập2:a) No . b) vinh . c) Nhiều . d) Cười . e) Dễ . g) Quen . Bài tập 3 : HS tự viết .
VI . Từ đồng âm
1 . Khái niệm
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau
- Ví dụ : + “ Ai xui con cuốc gọi vào hè Cái nóng nung người nóng nóng ghê ”
( Nguyễn Khuyến ) + “ Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau ”
( Mũi Cà Mau – Xuân Diệu )
2 . Sử dụng từ đồng âm
- Từ đồng âm chỉ có thể hiểu đúng nghĩa qua các từ đi kèm với nó .
- Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp ta mới nhận diện được nghĩa của từ đồng âm và viết đúng chính tả .
3 . Bài tập
Bài tập 1 :Giải thích nghĩa của các cặp từ :
a) Những đôi mắt sáng 1 thức đến sáng 2 .
b) Sao đầy hoàng hôn trong1 mắt trong2 .
c) - Mỗi hình tròn có mấy đường kính1 . - Giá đường kính 2đang hạ .
Bài tập 2 :Xác định từ loại của từ “đông” , “chè ” trong các câu sau :
- Mùa đông1 đã về thật rồi .
- Mặn quá , tiết không sao đông2 được . - Nấu thịt đông3 nên cho nhiều mọc nhĩ . - Những nương chè1 đã phủ xanh đồi trọc .
- Chè 2đố đen ăn vào những ngày nóng thì thật là tuyệt . - Bán cho tôi cốc nước chè 3xanh bà chủ quán ơi !
Bài tập 3 : Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau :
a) Đá ( danh từ ) – đá ( động từ ) . b) Bắc ( danh từ ) – bắc (động từ ) . c) Thân ( danh từ ) – Thân ( tính từ ) .
* Gợi ý :
Bài tập 1 :
a) - Sáng 1 : Tính chất của mắt , trái nghĩa với mờ , đục , tối . - Sáng 2 : Chỉ thời gian , phân biệt với trưa , chiều , tối . b) - Trong1 : chỉ vị trí , phân biệt với ngoài , giữa .
- Trong2 : Tính chất của mắt , trái nghĩa với mờ , đục , tối . c) - Đường kính1 : dây kính lớn nhất đi qua tâm đường tròn . - Đường kính2 : Sản phẩm được chế biến từ mía , củ cải , …
Bài tập 2 :
- Đông1 ,đông3: danh từ ; đông 2 : động từ . - Chè1 , chè2, chè3 : danh từ .
Bài tập3 :
a) Con ngựa đá đá con ngựa vằn . b) Bắc đã bắc xong nồi cám lợn .
c) Những người thân khi trở về họ lại càng thân thiết hơn.
Mở rộng, nâng cao: GV củng cố, khái quát cho HS n ội dung cơ bản về văn biểu cảm để HS
khắc sâu kiến thức đã học.
Ngày soạn: …/ …/2019 Ngày dạy: …/ …/2019
Buổi 9:
Chuyên đề 6: CA DAO – DÂN CA Chủ đề 1: Tình cảm gia đình I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức: Qua bài dạy, giúp học sinh nắm chắc hơn về đặc điểm của thể loại văn học dân gian – ca dao – dân ca. Nắm vững và sâu sắc hơn về các mảng đề tài trong ca dao, dân ca trong chương trình lớp 7.
2. Kỹ năng:
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích thể loại, bồi đắp tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước và biết thông cảm, trân trọng cho số phận cuộc đời và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ.
II. Chuẩn bị
- Thày:Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu có liên quan - Trò: Sách giáo khoa, vở ghi chép, tài liệu có liên quan
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: Việc làm BTVN của học sinh 3. Bài mới.
Phương pháp Nội dung hoạt động
? Nêu khái niệm về ca dao- dân ca
? Nhận xét về đề tài trong ca dao, dân ca
GV: Giới thiệu những lời nhận xét về ca dao, dân ca
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm thi pháp trong ca dao dân ca.
? cho học sinh nhận
I. Khái niệm
- Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời với nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người. - Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp với lời và nhạc - Ca cao là lời thơ của dân ca.