nhau từ hưng thịnh đến suy vong. VH trung đại chủ yếu thể hiện rõ nhất 2 cảm hứng yêu nước và nhân đạo.
1. Cảm hứng yêu nước được thể hiện rõ nhất qua bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên củadân tộc “Sông núi nước Nam” (Tương truyền của Lý Thường Kiệt). dân tộc “Sông núi nước Nam” (Tương truyền của Lý Thường Kiệt).
a. Tác giả:
- LTK (1019 – 1105), tên thật là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được mang họ vua nên gọi là LTK. - Ông là vị tướng tài ba lỗi lạc, có tài thơ văn.
b. Tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, gắn với truyền thuyết cuộc chiến đấu giữa quân – dân Đại Việt với quân Tống trên phong tuyến sông Như Nguyệt đã mở ra một giai đoạn hết sức gay go. Bài thơ được ngân lên lần đầu trong đền thờ 2 vị thần sông Như Nguyệt Trương Hống và Trương Hát. Lời thơ hào hùng rắn rỏi làm khiếp vía kẻ thù và nâng cao tinh thần quân sĩ khiến cuộc kháng chiến thắng lợi rực rỡ. Bài thơ đậm chất huyền thoại uy nghiêm. Đó không chỉ là tiếng nói của con người mà còn là âm vang thánh thần; không còn là suy ngẫm của một người mà còn là trí tuệ, tâm hồn của cả dân tộc Đại Việt xưa và nay.
c. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
* Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
- Nhịp thơ 4/3 tạo nên nhịp điệu thanh thoát, mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn.
- Lối xưng “đế” trong lời thơ “Nam đế cư” đã thể hiện một tư thế ngẩng cao đầu, tự tin đứng ngang hàng với một nước lớn như Trung Hoa. Tác giả bài thơ đã nêu cao chân lí lớn lao, thiêng liêng nhất: nước Nam là của người Nam. Thể hiện tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng và kính yêu vua, khẳng định vị thế của nước ta ngang hàng với các cường quốc phương Bắc.
- Sức mạnh của chân lý thêm phần thuyết phục ở câu thơ thứ 2 mang âm hưởng trầm hùng rắn chắc như một lời khẳng định dứt khoát. Hai chữ “thiên thư” (sách trời) đã phân định rõ ràng quyền làm chủ đất đai của người Nam là lẽ đương nhiên, là chân lý, là lẽ phải hiển nhiên không
hề thay đổi. Đây chính là tuyên ngôn khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập dân tộc. Lời thơ đã khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc vì nó cho thấy nước ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước quân giặc phương Bắc lớn mạnh.
* Lời thơ khẳng định sức mạnh ý chí chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Câu thơ thứ 3 là lời hỏi tội kẻ thù và khẳng định chính nghĩa luôn chiến thắng.
- Câu thơ cuối là lời cảnh báo đập tan kẻ thù xâm lược đồng thời bày tỏ ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ nước nhà.
=> Bài thơ là tiếng nói ý thức, là tình cảm của cả dân tộc Việt Nam được thể hiện trong thời đại lịch sử lúc bấy giờ. Qua bai thơ chúng ta cảm nhận được tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của tác giả nói riêng và cả dân tộc ta nói chung.
2. Cảm hứng yêu nước được thể hiện ở khát vọng hòa bình, ý thức giữ gìn và bảo vệ đấtnước sau hòa bình qua bài thơ “Phò giá về kinh”. (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang nước sau hòa bình qua bài thơ “Phò giá về kinh”. (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang
Khải)
a. Tác giả: Trần Quang Khải (1241 – 1294), con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là
một võ tướng kiệt xuất, đồng thời cũng là một thi nhân có những vần thơ sâu xa lý thú.
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được làm lúc Trần Quang Khải đi đón Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Bài thơ là khúc khải hoàn thể hiện hào khí chiến thắng oanh liệt và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc Đại Việt.
c. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
* Hai câu thơ đầu: Với cầu trúc đối hoàn hảo đã tạo dựng bức tranh toàn cảnh cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược và thể hiện cảm hứng tự hào, niềm vui chiến thắng ke thù của quân – dân Đại Việt:
Đoạt sáo... quan...
- Việc sử dụng các động từ “đoạt”, “cầm” ở đầu mỗi dòng thơ nhằm khắc họa người anh hùng thời Trần với sức mạnh “Sát Thát”. Đó là những dũng sĩ anh hùng giành lại nền độc lập, bắt kẻ thù xâm lược phải quy thuận, trả lại non sông đất nước cho ta. Đó là lời ca ngợi hành động chính nghĩa, dũng cảm của quân và dân ta.
- Việc lựa chọn hai trận đánh tiêu biểu để phác họa toàn cảnh cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên là cách đề khơi gợi khí thế hào hùng của dân tộc bởi đây là hai trận đánh tiêu biểu nhất làm cho quân giặc kinh hồn bạt vía. Hai địa danh vừa có ý nghĩa khái quát vừa tiêu biểu cho một thời đại hào hùng trong lịch sử dân tộc.
- Cách sắp xếp các trận đánh có phần đặc biệt. Trận Chương Dương xảy ra sau nhưng lại được đặt trước, điều này phù hợp với diễn biến của bài thơ. Trận sau vừa mới xảy ra còn nóng hổi, nào nức lòng người và nhà thơ là người có vai trò to lớn trong chiến công này.
-> Những câu thơ ngắn gọn như bản tin chiến sự có sức ngân vang với những lời thơ hàm súc, đĩnh đạc và hào hùng. Với phép liên tưởng độc đáo, đọc thơ ta có cảm giác như vị thượng tướng Trần Quang Khải vừa đi giữa đoàn quân chiến thắng vừa cất tiếng ngâm bài thơ. Tiếng ngâm ấy lan truyền, được ba quân hưởng ứng nối tiếp trở thành khúc ca hào hùng vang động núi sống. Lời thơ ngắn gọn, chắc nịch, đanh thép bày tỏ niềm tự hào về chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
* Hai câu thơ cuối là lời động viên xây dựng và phát triển đất nước trong hòa bình và lòng tin sắt đá vào sự bền vững lâu đời của dân tộc Đại Việt.
- Câu thơ thứ 3 với nhịp 2/3, cách nói chắc nịch, xúc tích, cô đọng, không hình ảnh, không hoa mĩ, câu thơ là lời tự nhủ vủa vị thượng tướng về ngày mai của đất nước cũng là nhắn nhủ với thế hệ mai sau. Với TQK, đất nước thái bình không chỉ chấm dứt chiến tranh mà còn phải xây dựng đất nước mãi mãi vững bền, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
- Thi nhân tiếp tục sử dụng phép lỉnh lược để khẳng định việc gìn giữ thái bình của đất nước không phải của riêng ai mà cần sự đồng lòng, rèn luyện, tu dưỡng tài năng, sức lực của tất cả người dân Đại Việt. Điều đó có nghĩa là cả dân tộc phải gắng sức bảo vệ thành quả công cuộc kháng chiến, không được phép ngủ quên trong chiến thắng.
- Câu thơ cuối thể hiện khát vọng mãnh liệt của cả dân tộc, đó là xây dựng một đất nước vững bền ngàn năm. Có thể nói, TQK đã không dừng lại ở niềm vui chiến thắng, không nghĩ đến việc nghỉ ngơi hưởng lạc. Ngay trong chiến thắng ông nghĩ đến kế sách lâu dài với tinh thần trách nhiệm và tầm nhìn xa trông rộng. Có thể khẳng định rằng nhãn quan chính trị của TQK vô cùng sáng suốt. Lời thơ là lời tự nhủ hòa với niềm tin, hi vọng, đồng thời là tiếng nói nhắn nhủ thế hệ mai sau về trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, của dân tộc.
=> Nếu 2 câu đầu ta bắt gặp vẻ đẹp của một vị tướng thì 2 câu sau ta cảm nhận được nét đẹp trong trí tuệ và đạo đức của nhà thơ TQK. Có lẽ vì thế mà vua Trần Thái Tông đã từng nói:
Nhất đại công danh thiên hạ hữu Lưỡng triều trung hiếu thế gian vô.
TQK hoàn toàn xứng đáng với 2 câu thơ ca ngợi ấy, đặc biệt với bài thơ “Tụng...” – viên ngọc sáng trong văn chương thời trung đại, đủ để xác lập vị trí trong dòng văn thơ yêu nước của dân tộc.
Chủ đề 2: Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại qua bài Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
LĐ1: Vẻ đẹp ngoại hình, nhan sắc của người phụ nữ xưa qua hình ảnh bánh trôi nước dân dã mà giản dị.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
- Lời thơ mở đầu bằng cụm từ “thân em” rất quen thuộc, nghe sao mà dịu dàng khiêm tốn. (Các câu CD than thân cũng thường bắt đầu bằng cụm từ này). Qua ngòi bút điêu luyện của nữ sĩ, đó là lời giới thiệu, niềm tự hào của người phụ nữ xưa với vẻ đẹp hoàn mĩ.
- Việc miêu tả chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, dáng bánh tròn xinh xắn, nhân làm bằng đường phên chính là để làm toát lên nhan sắc, phẩm hạnh của người phụ nữ.
- Hai từ “trắng”, “tròn” nhấn mạnh vẻ đẹp toàn diện của họ từ ngoại hình đến tâm hồn.
LĐ2: Số phận vất vả bấp bênh, bị phụ thuộc của người phụ nữ:
Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay ke nặn
- Câu thơ mang yếu tố tả thực quá trình luộc bánh: khi bánh sống sẽ chìm, chín sẽ nổi lên mặt nước.
- Bằng ngòi bút điêu luyện của mình, nữ sĩ đã mượn việc luộc bánh để diễn tả số phận long đong lận đận của người phụ nữ. Thành ngữ “ba chìm bảy nổi” được vận dụng sáng tạo thành “bảy nổi ba chìm” gợi cuộc sống bấp bênh chìm nổi, vất vả, không tự quyết định cho tương lai, cho số phận của nhười phụ nữ. Việc đảo thành ngữ lên đầu câu thơ khiến cho ý thơ càng thêm nhấn mạnh.
- Phép tương phản qua hai từ “rắn”, “nát” không chỉ nói về việc bánh ngon hay dở phụ thuộc tay kẻ nặn mà còn gợi số phận phụ thuộc của người phụ nữ. Số phận họ hạnh phúc hay khổ đau đều tùy thuộc vào tay kẻ khác, họ bị tước đoạt quyền tự do, không có quyền tự quyết định cho tương lai, cho hạnh phúc của mình.
LĐ3: Lời khẳng định tấm lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
- Câu thơ cuối đã khẳng định vẻ đẹp thuỷ chung của người phụ nữ với thái độ đầy tự tin, tự hào qua cách diễn đạt bằng cặp quan hệ từ đối lập: mặc dầu… mà. Có thể nói, dù hoàn cảnh, số
phận người phụ nữ có long đong, lận đận, dù phải sống với thân phận phụ thuộc nhưng mẫu số chung vững bền ở họ là tấm lòng thuỷ chung sáng ngời.
- Gần như cứ qua mỗi câu thơ, nhà thơ lại mở ra cho chúng ta thấy được một vẻ đẹp khác của người phụ nữ, mà lại rất đặc trưng cho vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Qua hình ảnh ẩn dụ là bánh trôi nước, từng vẻ đẹp của người phụ nữ được khơi gợi thật tinh tế.
Nhìn về vẻ đẹp của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã ca ngợi, khẳng định ở cả vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn, tạo cho độc giả có một cái nhìn về một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ Việt Nam. Đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ với một thái độ khẳng định đầy tự tin chính là cốt lõi nhân văn, là bản lĩnh và cũng là phong cách thơ Hồ Xuân Hương.
Chủ đề 3: Tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước Văn bản QUA ĐÈO NGANG – Bà Huyện Thanh Quan