sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hoá mới ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, nền văn hóa mới ở Việt Nam là nền văn hoá mang tính dân tộc, hiện đại và nhân văn.
Chúng ta khẳng định rằng “nền văn hóa mới ở Việt Nam là nền văn hoá mang tính dân tộc, hiện đại và nhân văn” đây là quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam (Hiến pháp năm 1992 quy định). Quan điểm này thể hiện sự tiếp tục tư tưởng triết học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”, mặc dù quan điểm của Đảng ta có cách diễn đạt khác nhưng nội hàm vẫn giữ nguyên theo tư tưởng triết học của Người về vấn đề văn hoá.
Trước hết, theo Hồ Chí Minh nền văn hoá mới ở Việt Nam phải là nền văn hoá có gốc rễ, cội nguồn từ trong truyền thống văn hoá dân tộc, thể hiện được tâm hồn, cốt cách, diện mạo và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Nền văn hoá ấy phải kế thừa được truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng; tinh thần nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất; tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất, mưu trí, gan dạ trong chống giặc ngoại xâm...Những truyền thống ấy không những phải được giữ gìn mà còn phải được phát huy cao độ trong sự
nghiệp xây dựng nền văn hoá mới hiện nay. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc. Người căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”44.
Đồng thời Người yêu cầu “phải phát huy hết cốt cách dân tộc, phải lột cho hết tinh thần dân tộc, để cổ vũ đồng bào ta, để giáo dục con cháu ta”. Người phê phán mọi biểu hiện tôn sùng văn hoá “ngoại” coi thường văn hoá dân tộc và thờ ơ với truyền thống dân tộc. Theo Người, thì càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lênin bao nhiêu càng phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu. Người đòi hỏi phải giữ gìn và phát huy những vốn văn hoá quý báu của dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống tinh thần của nhân dân; vừa kế thừa những truyền thống tốt đẹp vừa phê phán, loại bỏ các tập tục cổ hủ lạc hậu, khắc phục những ảnh hưởng của văn hoá nô dịch của đế quốc và phong kiến. Với quan điểm dân tộc hiện đại, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hoá phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”45; “Con đường đúng đắn duy nhất là xây dựng một nền văn hoá nghệ thuật xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức46.
Tóm lại, nền văn hoá mới ở Việt Nam theo tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là nền văn hoá giữ gìn và phát huy được bản sắc văn 44 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 3, tr 221.