ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội 2001, tr 24.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tư tưởng triết học hồ chí minh về văn hoá ý nghĩa trong xây dựng nền văn hoá mới ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 52)

dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị- xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”61. Quan điểm đó phù hợp với tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá, phát triển kinh tế là nền tảng, là cơ sở để phát triển văn hoá- xã hội, chăm lo đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân.

Để thực hiện văn hoá chính trị; văn hoá đảng theo tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá, Đảng ta đã rất thông minh, trí tuệ, sáng tạo, biết vận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đề ra được Đường lối chính trị đúng đắn, có thể nói trong thời khắc hết sức quan trọng của đất nước, chúng ta lại tự hào khi Đảng ta không chỉ có trí tuệ, đứng vững ở tầm cao văn hoá, mà còn biết nhìn thẳng vào sự thật, sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm sai lầm, trên cơ thể của chính bản thân Đảng, để cho Đảng càng khoẻ mạnh, trưởng thành đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Đảng ta đã xác định: “Trong hai mươi năm đổi mới, Trung ương các khoá đã tập trung lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và đổi mới hệ thống chính trị. Những vấn đề mới về xây dựng Đảng thể hiện ở các báo cáo tổng kết, ở tinh thần đổi mới và chỉnh đốn 61 Đảng cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Hà Nội 2006, tr 15- tr 16.

Đảng, nhằm chống nguy cơ sai lầm về đường lối, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, sai lầm về lựa chọn và bố trí cán bộ; tệ tham nhũng lãng phí, quan liêu xa rời nhân dân, xa rời thực tế; xây dựng đạo đức, nhân cách đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị; giải quyết một bước vấn đề đảng viên làm kinh tế”62. Đó là sự tiếp tục kế thừa tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá đảng.

Tóm lại, với nhận thức đầy đủ khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển, một lần nữa khẳng định tính sáng tạo của Đảng ta, trong việc vận dụng đúng quy luật khách quan. Đảng ta đã chỉ rõ phát triển kinh tế là yếu tố đi trước quyết định đó là nhiệm vụ trung tâm, tăng trưởng kinh tế phải bền vững đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống của nhân dân trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá tinh thần...chỉ ra nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để phát triển là biểu hiện sự trung thành với tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.

Hai là, trong quá trình mở rộng, hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hoá Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp nhận

62 “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Báo Nhân Dân,

có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, bắt kịp với sự phát triển của thời đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thế giới quan duy vật biện chứng, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Người chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác- Lênin”63. Đó thực sự là đỉnh cao của văn hoá nhân loại. Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam không những đánh giá cao vai trò lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin mà còn khẳng định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của toàn dân tộc Việt Nam. Thực tiễn hơn 75 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn chấm dứt ách đô hộ hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, hàng trăm năm của các thế lực thực dân cũ và mới, đưa đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nếu không mang tầm cao của văn hoá thì không thể có được thành tựu đó. Qua hơn 20 năm đổi mới chẳng những đất nước Việt Nam đứng vững không bị sụp đổ mà còn đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đó đã góp thêm một bằng chứng hùng hồn về sức sống và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác- Lênin khi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã bám sát thực tiễn, không ngừng bổ sung lý luận phù hợp với thực tiễn đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên, 63 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tập 2, tr 268.

điều đó càng khẳng định tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá được thấm nhuần và toả sáng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa.

Do tính chất, đặc điểm của thời đại, sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, tính chất quốc tế hoá của lực lượng sản xuất đã tạo nên một xu thế mới trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc. Nước ta nằm trong quỹ đạo chung của xu thế đó, với nhận thức nhạy bén, chủ động, Đảng ta đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, khắc phục được những thách thức lớn của thời đại tác động đến nước ta. Trước hết, thắng lợi của hai mươi năm đổi mới, làm cho thế và lực của ta lớn mạnh lên nhiều, đánh giá về thành tựu sau hai mươi năm đổi mới, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn Quốc của Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị- xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa

xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống những quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”64. Đây là biểu hiện, cụ thể hoá tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá trong quá trình giao lưu hội nhập và hợp tác quốc tế, cần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để phát triển đất nước nhằm bảo đảm cho đời sống vật chất của nhân dân ta được no ấm, đời sống tinh thần ngày càng thêm tiến bộ, con người được phát triển một cách toàn diện.

Ba là, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hoá các dân tộc anh em, làm phong phú nền văn hoá chung của cả nước, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam, đấu tranh chống các khuynh hướng lợi dụng văn hoá để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là đường lối chiến lược đúng đắn, là nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, các thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, miền của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng ... lấy mục tiêu giữ vững độc lập 64 Đảng cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá IX tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Hà Nội 2006, tr 10- tr 11.

dân tộc, thống nhất, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh làm điểm tương đồng. Về vấn đề này Đảng đã xác định: “Có những nhận thức mới về đại đoàn kết dân tộc với tinh thần phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định đúng yếu tố lợi ích, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; xem dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, thực hiện dân chủ và phát huy chủ nghĩa yêu nước là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thuận xã hội là mẫu số chung nhằm đạt tới sự cố kết xã hội và chống sự phân biệt xã hội, áp bức giai cấp; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân được xem như là những nhân tố mới nhằm mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa; nhận thức tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng nhau trong cuộc hành trình đổi mới, tiến lên dưới lá cờ đại nghĩa của dân tộc”65.

65 “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Báo Nhân Dân,

Bốn là, nghiên cứu, nắm bắt kịp thời thành tựu của văn hoá- thông tin hiện đại, huy động mọi tiềm lực xã hội cho sự nghiệp văn hoá, chủ động có kế hoạch, chính sách, cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho văn hoá nước nhà phát triển đúng hướng và vững chắc trong thời kỳ mới.

Chúng ta một lần nữa khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hợp với quy luật vận động khách quan của tiến trình lịch sử, là cơ sở khoa học và cách mạng và ngày càng trở thành hiện thực. Thông qua đó Đảng ta và nhân dân ta đã không đi vào con đường tư bản chủ nghĩa- con đường tiếp tục bị áp bức bóc lột bất công- để đi vào kỷ nguyên mới kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước ta độc lập tự do, nhân dân ta được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, đó là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay- đó là mục tiêu cao cả, ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là mục tiêu hết sức nhân đạo, nhân văn và chỉ đứng ở tầm cao của văn hoá mới giải quyết đúng được mối quan hệ đó.

Quân đội ta là quân đội của dân, do dân, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị của nước ta. Ngoài việc thực hiện tốt chức năng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội cần thực hiện tốt chức năng là đội quân công tác, đội quân sản xuất, tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển

văn hoá đã được Đảng ta xác định. Thực hiện đúng như lời dạy của Người: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”66. ở đây, trung và hiếu đã trở thành nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng, hàm chứa một tư tưởng nhân văn đầy văn hoá. Trung và hiếu theo Hồ Chí Minh, đã được chuyển hoá từ quan niệm cũ sang quan niệm mới, chủ nghĩa yên nước truyền thống được chuyển đổi thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa. Người còn dạy rằng: “Trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”, phải “khổ trước thiên hạ, sướng sau thiên hạ”, biết yêu thương con người, có tình cảm quốc tế trong sáng”67. Người dạy tiếp: “Vệ quốc quân là quân đội của nhân dân, để bảo vệ đồng bào, gìn giữ Tổ quốc”68. Người dạy đối với cán bộ chỉ huy: “Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Quân sự giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng thì khó thành công. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây: Trí- Tín- Nhân- Dũng- Liêm”69. Đối với chính trị viên Người dạy: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn”70. Người giao nhiệm vụ cho quân đội tham gia diệt giặc dốt. Người viết: “Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về tinh thần, cũng 66 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1996, Tập 11, tr 504.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tư tưởng triết học hồ chí minh về văn hoá ý nghĩa trong xây dựng nền văn hoá mới ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w