Nghĩa trong xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tư tưởng triết học hồ chí minh về văn hoá ý nghĩa trong xây dựng nền văn hoá mới ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 44)

tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay

Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá đã trở thành thế giới quan, phương pháp luận định hướng cho công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hoá mới ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã xác định chúng ta xây dựng một nền văn hoá mới đó là “một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Với quan điểm đó chúng ta thấy rằng tính chất “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc” có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tính chất “tiên tiến” là khoa học, hiện đại, là xã hội chủ nghĩa, là biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Còn tính chất “đậm đà bản sắc dân tộc” là sự kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước. Đó chính là thực hiện quan điểm của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá- sự phát triển biện chứng của văn hoá. Dưới ánh sáng khoa

học của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, sự nghiệp xây dựng văn hoá ở nước ta hiện nay đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng.

Lúc sinh thời Hồ Chí Minh vừa là nhà lý luận uyên bác trên nhiều lĩnh vực, vừa là nhà tổ chức thực tiễn tài ba. Những triết lý về văn hoá của Người đã được Người áp dụng thành công. Nhờ đó, dưới sự lãnh đạo của Người và Đảng cộng sản Việt Nam, một nền văn hoá mới Việt Nam đã được hình thành một cách căn bản. Trên nền tảng truyền thống văn hoá dân tộc, những giá trị đặc trưng cho nền văn hoá mới từng bước xuất hiện. Một nếp sống mới dần dần được hình thành. Cùng với chủ nghĩa yêu nước kiểu mới là sự xuất hiện của những con người mới, những con người mang trong mình chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống bất khuất của dân tộc, những con người có tư tưởng, tình cảm, lẽ sống, lối sống, đạo đức và phong cách mới, những con người đủ đức, đủ tài phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Nhiều phong tục, tập quán, thói quen và tư tưởng lạc hậu được cải tạo, loại bỏ và thay vào đó là những nếp sinh hoạt văn hoá mới phù hợp với điều kiện xã hội mới. Trình độ giác ngộ chính trị và dân trí ngày một nâng cao. Sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng có bước chuyển mình, một nền giáo dục mới được thiết lập, thực hiện được “ai cũng được học hành”, nạn mù chữ được xoá bỏ một cách căn bản. Hệ thống giáo dục quốc dân được củng cố và tăng cường. Hàng nghìn các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ra đời. Hàng vạn kỹ

sư, bác sỹ, giáo sư, tiến sỹ...hàng triệu những người thợ lành nghề được đào tạo và có vai trò tích cực gia tăng chất lượng trí tuệ cho nền văn hoá mới và đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Một nền nghệ thuật mới cũng xuất hiện. Nhiều tài năng văn hoá, nghệ thuật mới ra đời và phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần, khả năng sáng tạo và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày một nâng lên, ở đó con người phát triển toàn diện.

Trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, dưới sự khích lệ tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh về văn hoá, đội ngũ trí thức đóng góp công sức rất to lón: nhà thơ cũng “biết xung phong” với những vần thơ thép, tạo ra được những thế hệ văn nghệ sỹ giàu tài năng và tâm huyết- những nhà văn hoá cách mạng, họ cùng gánh vác vào sự nghiệp chung của dân tộc, không đứng ngoài cuộc...Tất cả đã hợp thành đạo quân văn hoá hùng hậu góp phần to lớn làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, thực sự đã “lấy đại nghĩa để thắng bạo tàn”.

Với tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá, với cách nhìn biện chứng, sâu sắc mặc dù công việc của cách mạng còn nhiều việc bề bộn đang đặt ra, nhưng Người đã tạo lập nền móng tư duy cho Đảng ta xây dựng một chiến lược phát triển văn hoá toàn diện, từ việc quan tâm mở các lớp bình dân học vụ, xoá mù chữ (Tháng 12 năm 1958, miền Bắc cơ bản xoá xong nạn mù chữ- xem “Văn hoá quân sự” số 1- 2006, tr 7); việc gửi học sinh, sinh viên đi học tập ở

nước ngoài nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước; đến việc phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế. Người dạy chúng ta rằng: phải học tập và sáng tạo, học tập đi liền với sáng tạo...Đó là những vấn đề hết sức tích cực, chủ động đưa văn hoá thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chỉ có như thế sự phát triển của nền văn hoá cách mạng mới chắt lọc và phát huy được giá trị tinh tuý ở tất cả các phương diện của đời sống xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng.

Không chỉ chăm lo phát triển văn hoá, nghệ thuật, Người yêu cầu phải xây dựng văn hoá trong lao động sản xuất, văn hoá trong tư tưởng, đạo đức, lối sống; văn hoá chính trị, chính Người đã làm gương về phong cách làm việc mới, một thứ văn hoá chính trị mới của người đứng đầu Nhà nước. Ngay sau ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập (02-91945) Người ra thông báo về việc tiếp dân: “1. Gửi thư nói trước để tôi sắp thì giờ, rồi trả lời cho bà con, như vậy thì khỏi phải chờ đợi mất công.

2.Mỗi đoàn đại biểu, xin chớ quá 10 vị.

3.Mỗi lần tiếp chuyện, xin chớ quá 1 tiếng đồng hồ”56. Đó là thứ văn hoá không phải ai cũng có ngay được, phải có tư duy sắc xảo mới có được các quyết định đúng đắn như vậy.

Với người cán bộ, theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá thì người cán bộ phải: “suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân”; văn hoá trong học tập lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin là phải: “Hiểu 56 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 3, tr 11.

chủ nghĩa Mác- Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa”; văn hoá trong bảo vệ Tổ quốc, văn hoá trong lĩnh vực ngoại giao, văn hoá trong công việc lãnh đạo của Đảng phải là: “Đảng là đạo đức, là văn minh”...Những triết lý đó vừa cụ thể, vừa sát thực, nhưng lại mang tầm khái quát sâu sắc. Như giáo sư Nguyễn Đức Bình Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng viết: “Văn hoá nằm trong kinh tế, trong chính trị, trong pháp luật, trong mọi lĩnh vực hoạt động và tổ chức quản lý...vì vậy phải thường xuyên xây dựng và thường xuyên nâng cao văn hoá sản xuất, văn hoá kinh doanh, văn hoá lao động, văn hoá chính trị, văn hoá quản lý. Hoạt động và kết quả hoạt động của mỗi lĩnh vực đều tác động qua lại với đời sống văn hoá tinh thần chung toàn xã hội”57. Vì vậy, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện tầm khái quát rất cao mà cho đến nay nó vẫn đang soi sáng cho toàn Đảng, toàn dân ta trên con đường đổi mới toàn diên đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đặc biệt trên phương diện văn hoá. Đó chính là nền tảng lý luận cách mạng và sáng tạo để chúng ta “đổi mới nhưng không đổi màu, hội nhập chứ không hoà tan” chúng ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc, để “ta vẫn là ta” chứ không phải là “cái bóng mờ của người khác”- như Người đã cảnh báo.

Tóm lại, tư tưởng triết học về văn hoá của Hồ Chí Minh đã định hướng đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang trong lòng nó một 57 Nguyễn Đức Bình, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Số 8- 1998, tr 9.

sức sống mới ở Việt Nam. Sự nghiệp văn hoá đã trở thành một bộ phận khăng khít và trở thành động lực tinh thần của xã hội thúc đẩy sự nghiệp cách mạng nước ta từng bước đi đến thành công.

Ngày nay, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá tiếp tục là kim chỉ nam định hướng cho sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những tư tưởng ấy không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh việc hoạch định chiến lược phát triển văn hoá của Đảng cộng sản Việt Nam, mà nó còn có ý nghĩa trực tiếp trong chỉ đạo các hoạt động văn hoá cụ thể trên các lĩnh vực khác nhau. Những tư tưởng triết học về văn hoá của Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu và toàn diện vào đời sống tinh thần của nhân dân ta, của đất nước ta. Tư tưởng ấy của Người đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được, cấu thành nên nền tảng tinh thần của xã hội- xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Do vậy, sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu sâu sắc toàn bộ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết là những tư tưởng triết học của Người về văn hoá, từ đó vận dụng sáng tạo trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hoá, đề ra đường lối chính sách xây dựng và phát triển văn hoá một cách đúng đắn, sáng tạo.

Trước mắt, toàn Đảng, toàn dân tập trung mọi lỗ lực, với nhiều hình thức, biện pháp thực hiện tốt đường lối phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được xác định trong

Nghị quyết Trung ưong V (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X và Nghị quyết Trung ương X (khoá IX). Theo đó, trong những năm tới cần thực hiện tốt các mục tiêu sau đây:

Một là, bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá- nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên.

Có thể thấy rằng, trong quá trình đổi mới hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng tương đối vững chắc, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận nhân dân ta đã trở lên giàu có, văn hoá, khoa học kỹ thuật được phát triển tốt, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được tăng cường, chúng ta đã tham gia rất nhiều vào các tổ chức quốc tế với một vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình hội nhập chúng ta đã tận dụng được rất nhiều thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại để củng cố, xây dựng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, xây dựng được các ngành công nghiệp mũi nhọn, các công trình, cơ sở hạ tầng lớn quan trọng, với cách đặt vấn đề đi tắt, đón đầu, với nhiều hình thức, bước đi thích hợp ở nhiều trình độ phát triển, phù hợp với trình độ phát triển ở nước ta. Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước làm chuyển biến nước ta từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, trình độ sản xuất thấp, dần dần trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển- mục tiêu từ nay đến năm 2020, đó là cơ sở để xây dựng và phát

triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đó cũng là quán triệt và thực hiện tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hoá.

Có thể khẳng định rằng, vai trò to lớn của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, trong nhận thức và nắm bắt điều kiện khách quan thuận lợi để chuyển hoá, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của Việt Nam, phù hợp với xu thế rõ rệt của thời đại, nó phù hợp với tâm tư nguyện vọng cháy bỏng của toàn dân tộc ta. Đó là nhân tố chủ quan- nhân tố chính trị hết sức quan trọng có tính chất quyết định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Vì vậy phải không ngừng củng cố và chỉnh đốn Đảng, làm cho công việc lãnh đạo của Đảng cũng phải ở tầm cao văn hoá. Đúng như Người đã viết: “Đảng là đạo đức là văn minh”. Đảng ta đã xác định phải xây dựng văn hoá đảng mà tư tưởng, đạo đức, lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hoá. Theo đó, văn hoá đảng là toàn bộ những gì thuộc về công tác xây dựng đảng phải được nhìn nhận dưới góc độ văn hoá, nhằm xây dựng một đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng xã hội theo tinh thần của mỗi dân tộc và thời đại ngày nay, một thời đại mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy để tăng cường và nâng cao tầm lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trên lĩnh vực văn hoá, cần phải chú trọng xây dựng văn hoá đảng một cách toàn diện.

Thực tiễn đã chứng minh, chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam đứng trên đỉnh cao của văn hoá mới có đủ khả năng gánh vác trọng trách đó.

Từ khi có Đảng lãnh đạo, giành được chính quyền và Đảng trở thành Đảng cầm quyền, với lý luận sắc bén cách mạng và khoa học, với bản lĩnh chính trị vững vàng Đảng đã vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt Nam, mới mười năm tuổi Đảng lãnh đạo cách mạng giành được chính quyền về tay nhân dân bằng cách mạng Tháng Tám năm 1945; tiếp tục lãnh đạo cách mạng đấu tranh giành và giữ chính quyền trong điều kiện “ngàn cân treo sợi tóc”, song cách mạng vẫn vượt qua. Đảng tiếp tục lãnh đạo chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và giành được thắng lợi Tháng 5 năm 1954, đưa Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với cả dân tộc Đảng tiếp tục lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới của tên đế quốc đầu sỏ nhất thế giới đó là đế quốc Mỹ xâm lược; sau 30 năm ròng rã chúng ta đã giành được thắng lợi bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy của cả dân tộc vào mùa xuân 1975, đánh dấu bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đại thắng. Chiến thắng đế quốc Mỹ năm 1975, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từng bước xây dựng và thực hiện nhà nước kiểu mới- nhà nước của dân, do dân và vì dân. Xây dựng hệ thống chính trị đủ mạnh để đưa nền kinh tế và đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những kết quả đạt được đó, nó đã minh chứng cho sự kiên định vững vàng của Đảng và nhân dân ta quyết tâm đi lên chủ nghĩa xã hội, kiên quyết bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ngay từ đầu mới giành được quyền lãnh đạo, đó là sự nhất quán rất cao độ, không có gì lay chuyển được- đó là nguyên tắc bất di, bất dịch của Đảng và của cả dân tộc Việt Nam ta. Đồng thời nó cũng chứng tỏ vai trò to lớn của Đảng cộng sản Việt Nam, chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng

trong việc sáng tạo, kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin vận dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, chỉ có đứng vững ở tầm cao của văn hoá mới có

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tư tưởng triết học hồ chí minh về văn hoá ý nghĩa trong xây dựng nền văn hoá mới ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w