hoá dân tộc, thể hiện được lòng tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc không mâu thuẫn với việc tiếp thu những giá trị văn hoá tiên tiến của nhân loại, nhằm làm giàu có, phong phú và tăng thêm sức sống cho nền văn hoá dân tộc. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng không phải là nền văn hoá “đóng” mà là một nền văn hoá “mở”. Một mặt, nó kế thừa và phát huy những giá trị trong truyền thống dân tộc, mặt khác nó tự làm giàu mình bằng việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho nền văn hoá mới ở Việt Nam vừa mang những đặc trưng phản ánh cốt cách, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc, vừa bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học và trình độ văn minh mà nhân loại đã đạt được. Người căn dặn chúng ta học tập chủ nghĩa Mác- Lênin không phải để “thuộc sách lầu lầu”, để biết “cụ Mác nói thế này cụ Lênin nói thế kia”, mà là “học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta”47. Tư tưởng đó của Người thể hiện tinh thần lô gích, biện chứng kế thừa và phát huy có chọn lọc- sự phủ định biện chứng.
Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, nền văn hoá mới mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là nền văn hoá vì con người và hướng tới việc giải phóng giai cấp, giải phóng 47 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, Tập 9, tr 292.
con người và giải phóng xã hội. Đó là nền văn hoá tôn vinh người lao động, lấy người lao động làm trung tâm và “coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là nguồn hạnh phúc của mỗi người”48. Đó là nền văn hoá đem lại công bằng và dân chủ thực sự cho con người. Nó chống lại mọi áp bức, bóc lột, bất công, bảo vệ lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Nền văn hoá ấy, theo Hồ Chí Minh chính là nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội, tự thân nó đã là một xã hội văn hoá, vì ở đó con người được trả lại các giá trị đã mất của chính mình. Nền văn hoá đó đã trở thành lý tưởng mà cả cuộc đời Hồ Chí Minh là quá trình hiện thực hoá lý tưởng ấy. Người viết: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân tộc ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”49. Và lý tưởng cao cả ấy đã và đang trở thành hiện thực trên đất nước ta.
Hai là, nền văn hoá mới ở Việt Nam là nền văn hoá gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và một bộ phận của sự nghiệp cách mạng.
Theo tư tưởng triết học Hồ Chí Minh thì văn hoá không tách rời kinh tế và chính trị, một mặt nó chịu sự chi phối của kinh tế và chính trị nhưng mặt khác văn hoá có tác động trở lại to lớn đến kinh tế và chính trị. Chính vì thế Người coi văn hoá nghệ thuật cũng là mặt trận, và anh chị em nghệ sỹ là những chiến sỹ trên mặt trận ấy. 48 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1996, Tập 12, tr 564.