Triết học, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997, tr183.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử triết học hiện nay (Trang 27 - 28)

tưởng triết học, vào trong lịch sử. Ăngghen đã phê phán quan điểm trên và cho rằng: “chủ nghĩa duy vật cũ không trung thành với bản thân mình, vì nó coi những động lực lý tưởng tác động trong lĩnh vực lịch sử là những nguyên nhân cuối cùng, chứ không nghiên cứu xem cái gì ẩn sau những động lực đó là những gì”29. Đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũ và chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Ăngghen cho rằng để xác định động lực thực tế cuối cùng của lịch sử thì không thể nghiên cứu những động cơ của các cá nhân, mà phải nghiên cứu “những động cơ của những người đã lay chuyển những quần chúng đông đảo, những dân tộc trọn vẹn; rồi đến những giai cấp trọn vẹn trong mỗi một dân tộc; những động cơ đã đẩy họ... đến chỗ tiến hành những hành động lâu dài đưa đến những biến đổi lịch sử vĩ đại”30. Ăngghen đã chỉ ra rằng, động lực của toàn bộ lịch sử hiện đại chính là cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp lớn và những xung đột về quyền lợi của họ- giai cấp địa chủ quý tộc, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Như vậy theo ông đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy xã hội có giai cấp phát triển. Ăngghen viết: “Chính là cuộc đấu tranh của ba giai cấp lớn đó và những sự xung đột về quyền lợi của họ”31. Để tìm ra động lực của động lực, Ăngghen đi sâu vào xem xét nguồn gốc của giai cấp và đấu tranh giai cấp, ông chỉ ra rằng, nguồn gốc của giai cấp và kết cấu của giai cấp xã hội là do nguyên nhân thuần tuý kinh tế quy định và cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản, cũng như cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản,

Một phần của tài liệu THU HOẠCH những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử triết học hiện nay (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w