Lịch sử triết học với tính cách là một khoa học, là lịch sử vận động, phát triển có quy luật của các tư tưởng triết học. Do đó nghiên cứu lịch sử triết học trong tình hình hiện nay có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi vì:
Một là, nghiên cứu lịch sử triết học có ý nghĩa to lớn vì lịch sử triết học có khả năng bao quát lịch sử xã hội sâu rộng dưới hình thức lý luận, cho ta khả năng hiểu biết và khái quát sự phát triển lịch sử tư tưởng và lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại. Lịch sử tư tưởng triết học là hình thức tư tưởng- lý luận trừu tượng nhất ở mỗi
thời đại lịch sử. Do vậy nghiên cứu lịch sử triết học giúp mỗi người làm giàu trí tuệ của mình bằng cách thâu tóm trí tuệ của mỗi thời đại lịch sử được kết tinh trong triết học. Ăngghen viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”37. Trong công tác nghiên cứu khoa học và học tập giúp cho chúng ta hiểu biết sâu thêm về giá trị lịch sử văn hoá phương Tây, để phát huy củng cố niềm tin duy vật triệt để, tin vào triết học Mác xít, tin vào sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác. “Thế kỷ XXI nhân loại sẽ không có tương lai nếu không có chủ nghĩa Mác”. Với tinh thần kế thừa tinh hoa tư tưởng văn hoá nhân loại chúng ta phải biết kế thừa, đồng thời phải biết phát triển, vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng- nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội- trong thực tiễn của nền sản xuất vật chất. Không có văn minh Hy Lạp cổ đại thì không có văn minh châu Âu hiện đại... Giờ đây, triết học Mác không những giải thích thế giới mà vấn đề là cải tạo thế giới: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau; vấn đề là cải tạo thế giới”38.
Lịch sử triết học là lịch sử phát triển tư duy của nhân loại dưới hình thức lý luận triết học, giúp ta nắm được kinh nghiệm của sự nhận thức khoa học, sự hình thành và phát triển của phương pháp nhận thức khoa học trong lịch sử. Do vậy, nghiên cứu lịch sử triết học giúp ta xây dựng phương pháp nhận thức khoa học, phương
37C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tập 20, tr 489.
pháp tư duy đúng đắn, rèn luyện năng lực tư duy độc lập, phê phán, biết tranh luận, tự tranh luận, kế thừa, lọc bỏ, phát triển nhận thức khoa học; giúp ta xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, thoát khỏi ảnh hưởng tự phát của quan điểm duy tâm, siêu hình phiến diện.
Hai là, nghiên cứu lịch sử triết học, giúp chúng ta hiểu rõ tính chất đúng đắn, tiến bộ của thế giới quan duy vật, trang bị cho ta vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay, đồng thời khắc phục tính chất hạn chế, sai lầm của thế giới quan duy tâm trên cơ sở khoa học. Lịch sử phép biện chứng từ lúc khởi thuỷ cho đến nay là lịch sử đấu tranh, tìm tòi chân lý, phát triển nhận thức khoa học. Bởi vì, sản xuất vận động trong điều kiện thống trị của một giai cấp nhất định, biểu hiện trong hình thức nhà nước, vì vậy bất cứ cuộc đấu tranh cách mạng nào cũng nhằm chống lại giai cấp thống trị cũ. Mác viết: “Những điều kiện trong đó những lực lượng sản xuất nhất định có thể được sử dụng, là những điều kiện thống trị của một giai cấp nhất định trong xã hội, giai cấp quyền lực của nó- quyền lực do sở hữu của nó mang lại,- thường có sự biểu hiện duy tâm- thực tiễn dưới hình thức nhà nước riêng của mỗi thời kỳ, và vì vậy, mọi cuộc đấu tranh cách mạng đều nhằm chống giai cấp đã thống trị cho đến lúc bấy giờ”39. Cách mạng cộng sản khác về chất đối với tất cả các cuộc cách mạng trước đó: nó xoá bỏ tư hữu; xoá bỏ giai cấp: “Trong hết thảy các cuộc cách mạng trước đây, tính chất hoạt động bao giờ cũng vẫn nguyên như cũ,- và bao giờ vấn đề cũng
3940,41 C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, Tập 3, tr 100. 100.
vẫn chỉ là phân phối hoạt động ấy một cách khác, chỉ là một sự phân phối lao động mới cho những người khác; trái lại, cách mạng cộng sản chủ nghĩa là nhằm chống lại tính chất lao động trước đây, nó xoá bỏ lao động và thủ tiêu sự thống trị của mọi giai cấp cùng với bản thân các giai cấp”40. Cách mạng cộng sản không chỉ xoá bỏ những quan hệ kinh tế, chính trị cũ, mà còn cải tạo đông đảo quần chúng...do đó cách mạng là cần thiết: “Để ý thức cộng sản chủ nghĩa đó nảy sinh ra được trong đông đảo quần chúng, cũng như để đạt được chính ngay mục đích ấy thì cần phải có một sự biến đổi của đông đảo quần chúng, sự biến đổi này chỉ có thể thực hện được trong một phong trào thực tiễn, trong cách mạng; do đó, cách mạng là tất yếu... có năng lực xây dựng cơ sở mới cho xã hội”41.
Nắm vững lý luận và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho mỗi cán bộ đảng viên, đặc biệt là lực lượng vũ trang trong nhận thức cũng như trong hành động, trong mỗi việc làm. Bởi vì, Ăngghen đã chỉ ra rằng: mỗi lần có phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó. Trên thực tế triết học Mác đã, đang và sẽ trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của mọi khoa học cụ thể nói chung và cho phong trào công nhân nói riêng. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ngày nay càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và ngược lại, chỉ có dựa trên những thành tựu của khoa học
4041 41
hiện đại để phát triển thì triết học Mác mới không ngừng nâng cao được sức mạnh cải tạo thế giới của mình. Mác chỉ rõ: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”42.
Đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa duy tâm, xét lại đang xuyên tạc chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kể cả trong nhận thức cũng như trong hành động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lực lượng vũ trang hiện nay, đồng thời bám sát cuộc sống, tổng kết kinh nghiệm phát triển lý luận phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đó là nhiệm vụ của những người cộng sản hiện nay. Kẻ thù đang tìm cách tuyên truyền xuyên tạc chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay, bóp méo chủ nghĩa Mác chúng đang rêu rao về giải phóng, phát triển toàn diện, dân chủ, nhân quyền “con người” phi giai cấp, đó chỉ là con người tộc loại, con người toàn thể, một cách chung chung...mục đích nhằm che đậy đấu tranh giai cấp mà thôi; điều chỉnh quan hệ sản xuất, các hình thức sở hữu v.v.nhưng tự bản thân chủ nghĩa tư bản không thể vượt qua chính nó. Đòi hỏi các Đảng ta và các lực lượng vũ trang nhân dân, cũng như toàn thể giai cấp công nhân Việt Nam cần hết sức cảnh giác và đấu tranh không khoan nhượng với mưu đồ đó. Đồng thời kiên quyết phê phán các trào lưu tư tưởng lợi dụng chủ nghĩa duy tâm bóp méo vai trò con người trong nền sản xuất vật chất. Đó là thái độ đúng đắn của những người cộng sản. Đó cũng là thể hiện công khai tính đảng của triết học, biến triết học của mình thành vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản. Do gắn bó mật thiết với cuộc đấu
tranh cách mạng của giai cấp vô sản, triết học Mác trở thành hạt nhân lý luận khoa học cho thế giới quan cộng sản của giai cấp công nhân, là điều kiện tiên quyết để giai cấp công nhân thực hiện được sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình. Trong lực lượng vũ trang, với lập trường nhất nguyên duy vật và phương pháp biện chứng cách mạng, phải nắm chắc học thuyết quân sự vô sản giải quyết một cách đúng đắn, khoa học các vấn đề về tính chất xã hội của chiến tranh; về nguồn gốc, bản chất của chiến tranh, của quân đội; giải quyết mối liên hệ nội tại và sự phụ thuộc tất yếu của chiến tranh, của quân đội vào chính trị, vào cơ sở kinh tế...đó cũng là tạo ra những nhận thức mới về xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, chuẩn bị và tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa đồng thời có cơ sở khoa học để loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thế giới quan, tư duy triết học duy vật biện chứng, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Người chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác- Lênin”43. Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam không những đánh giá cao vai trò lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin mà còn khẳng định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của toàn dân tộc Việt Nam và qua thực tiễn hơn 75 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa
cách mạng Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn chấm dứt ách đô hộ hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, hàng trăm năm của các thế lực thực dân cũ và mới đưa đất nước thống nhất giang sơn thu về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Qua hơn 20 năm đổi mới chẳng những đất nước Việt Nam đứng vững không bị sụp đổ (như kẻ thù tưởng) mà còn đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên. Đó đã góp thêm một bằng chứng hùng hồn về sức sống và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác- Lênin khi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã bám sát thực tiễn, không ngừng bổ sung lý luận phù hợp với thực tiễn đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên- điều đó càng khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, nghiên cứu lịch sử triết học cho thấy, chỉ có triết học nào gắn liền mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn mới giúp con người tìm ra chân lý khách quan, giải thích đúng đắn thế giới và cải biến có hiệu quả thế giới hiện thực vì cuộc sống con người thì triết học đó có sức sống trường tồn. Triết học Mác- Lênin có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống xã hội. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đã trở thành nguồn động lực to lớn thúc đẩy cả lý luận và thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân phát triển. Nhận thấy khoa học là động lực lịch sử nó trở thành một lực lượng cách mạng; khoa học đích thực là giải phóng con người, phục vụ lợi ích con người, do đó thông qua khoa học, nhất là khoa học tự nhiên để rút ra các kết luận mới chính là làm tăng sức mạnh chiến đấu của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Qua nghiên cứu lịch sử triết học cho chúng ta thấy lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin là nhân đạo cao cả vì theo Mác chỉ ra lý luận của các ông là nhằm giải phóng con người. Con người ở đây là con người hiện thực; lý luận của các ông không phải không dựa trên một tiền đề nào khác, mà là tiền đề của việc nghiên cứu con người- con người hiện thực, con người sản xuất vật chất. Đó là những tiền đề hiện thực, là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra. Đây chính là điểm khác nhau căn bản giữa quan điểm của Mác với tất cả những quan điểm trước đó về con người. Con người ở Bauơ và Stuyếcnơ, được xem xét như một thực thể tinh thần. Con người ở Phoiơbắc, được xem xét một cách cụ thể, bằng xương, bằng thịt, con người tộc loại, mang nặng tình cảm, tình yêu, đạo đức họ đã không thể giải thích được vì sao ở mỗi thời đại khác nhau lại có những con người khác nhau. Con người của họ là con người bất biến, trừu tượng, phi lịch sử tách rời hoạt động xã hội và hoạt động sản xuất vật chất.. Nhưng do thiếu một quan điểm thực tiễn, nên chủ nghĩa triết học nhân bản của Phoiơbắc mang tính chất trực quan. Do đó, trong cuộc sống ông không hiểu được bản chất của con người, dừng lại ở con người chung chung trừu tượng, phi lịch sử không gắn với sản xuất vật chất. Các nhà duy vật Pháp đã thấy được sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh. Con người theo họ, đó là sản phẩm của hoàn cảnh, hoàn cảnh quyết định bản chất của nó. Tuy nhiên ở họ vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đó là: Con người do hoàn cảnh quyết định, nhưng con người lại cải tạo hoàn cảnh. Vì
thế, chủ nghĩa duy vật Pháp đã đi tìm bản chất của con người trong bản tính tự nhiên của nó.
Trái với các quan điểm đó, Mác và Ăngghen quan niệm về con người thực tiễn- con người hoạt động xã hội và hoạt động sản xuất vật chất các ông phân biệt rõ về mặt sinh vật và mặt xã hội trong “khái niệm con người”- con người sống... con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình, đó là con người sống, hành động, và sản xuất- con người xã hội, nó là thuộc tính cơ bản, là đặc trưng cơ bản, quyết định mặt sinh vật và là điều kiện, phương tiện hình thành nhân cách của con người, con người lịch sử là con người phải gắn với sản xuất vật chất và hình thức giao tiếp, gắn liền với phương thức sản xuất và do chính phương thức sản xuất ấy sản sinh ra. Mác viết: “Con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục, con người làm thay đổi hoàn cảnh”44. Chỉ có quan điểm thực tiễn đúng đắn mới có thể giải thích được vì sao ý thức con người phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan; vì sao ý thức lại có vai trò to lớn trong cải tạo hiện thực khách quan… muốn nhận thức đúng bản chất con người không có con đường nào khác là phải xuất phát từ quan điểm thực tiễn. Trong con người, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng của con người là bản năng đã được ý thức. Điều quan trọng nhất, quan hệ của con người với tự nhiên diễn ra trong sản xuất vật chất, trong hoạt động thực tiễn. Bản chất của con người không phải ở tính tự nhiên mà cái tạo nên sự hình thành và phát triển của bản chất ấy chính là sự biến đổi của các