30 Triết học, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997, tr184.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử triết học hiện nay (Trang 28 - 30)

30

thì trước hết, vấn đề là ở những lợi ích kinh tế. Chính mâu thuẫn trong kinh tế phản ánh qua mâu thuẫn giữa các giai cấp. Mâu thuẫn đó tất yếu sẽ dẫn đến phải phá gông xiềng cho lực lượng sản xuất bằng cách thay đổi phương thức sản xuất mới. Từ những phân tích trên, Ăngghen đi đến kết luận: “Tất cả các cuộc đấu tranh chính trị đều là đấu tranh giai cấp và tất cả các cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, dù hình thức chính trị tất yếu của chúng là thế nào đi nữa- vì bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là đấu tranh chính trị- xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh tế”32.

Như vậy, trong quá trình nghiên cứu lịch sử Mác và Ăngghen đã không phủ nhận mà đánh giá cao vai trò của các nhà triết học trước đó mà tiêu biểu là triết học của Hêghen và triết học của Phoiơbắc. Các ông phê phán triết học trước đó chưa có quan điểm đúng đắn về thực tiễn do đó thiếu triệt để, chỉ duy vật về tự nhiên, chưa thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử xã hội. Trong lúc đó, phép biện chứng duy tâm của Hêghen coi sự vận động phát triển theo quy luật biện chứng là ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới, phủ nhận quá trình vận động biện chứng của thực tiễn lịch sử xã hội. Các ông đã vận dụng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội và mở rộng vào nghiên cứu một lĩnh vực đặc thù của thế giới vật chất là tồn tại có hoạt động con người, tồn tại thống nhất, khách quan- chủ quan. Với việc kết hợp một cách thiên tài giữa quá trình cải tạo triệt để chủ nghĩa duy vật và cải tạo những quan điểm duy tâm về lịch sử xã hội, Mác và Ăngghen đã “làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ

nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”33.

Lịch sử triết học đã chứng minh: ngay chủ nghĩa duy vật cũng trải qua các thời kỳ phát triển của nó, nó cũng kế thừa từ những tư tưởng cũ, bổ sung, phát triển hoàn thiện trở thành tư tưởng chính thống ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định: chủ nghĩa duy vật cổ đại, đó là chủ nghĩa duy vật chất phác, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích thế giới. Nó ra đời từ nhu cầu hình thành các tri thức khoa học và từ cuộc đấu tranh giữa giai cấp chủ nô tiến bộ chống lại giai cấp chủ nô quý tộc bảo thủ. Nó chưa có cơ sở khoa học vững chắc để chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo. Chủ nghĩa duy vật siêu hình (thế kỷ XVII- XVIII) do hạn chế về trình độ khoa học và lợi ích của giai cấp tư sản, nó đã mổ xẻ sự vật chi tiết thành các bộ phận riêng lẻ để nghiên cứu do đó nó mang tính chất siêu hình, nó chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo của giai cấp phong kiến. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, nó được xây dựng trên cơ sở khoa học hiện đại và thực tiễn của thời đại.

Như vậy, các tư tưởng triết học ở giai đoạn sau bao giờ nó cũng được chọn lọc, sửa chữa lại, lý giải lại và phát triển phù hợp với điều kiện lịch sử mới và theo tinh thần mà nó đại biểu về tư tưởng. Đây chính là sự phủ định biện chứng, bao gồm duy trì những giá trị tiềm thế và cải tạo có phê phán những thành tựu tư tưởng có giá trị,

Một phần của tài liệu THU HOẠCH những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử triết học hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w