Cácyếu tố ảnh hưởng đến việc phát triểnkinh tế trang trại theo hướng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 48)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

1.1.4. Cácyếu tố ảnh hưởng đến việc phát triểnkinh tế trang trại theo hướng

nêu trên cần phải lưu ý, xu hướng chung là giá trị các chỉ tiêu đều tăng liên tục theo thời gian (năm sau cao hơn năm trước) thì đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững đạt được về mặt kinh tế. Song riêng chỉ têu về số lượng TT không nhất thiết phải liên tục tăng theo thời gian vì thay đổi têu chí qui mô của TT mà chủ yếu dựa vào quy mô các nguồn lực của TT để đánh giá sự phát triển TT về quy mô. Nếu các chỉ têu không thống nhất (có chỉ têu biến động tăng, có chỉ têu biến động giảm theo thời gian) thì dựa vào từng chỉ têu cụ thể để đánh giá sự phát triển KTTT về quy mô, cơ cấu, chất lượng… Trong đó, phát triển KTTT về chất lượng sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc đánh giá mức độ đạt được của phát triển KTTT theo hướng bền vững về kinh tế.

* Tiêu chí về góc độ xã hội:

- Tổng số lượng lao động làm việc trong khu vực KTTT trên địa bàn. - Thu nhập của người lao động trong khu vực KTTT trên địa bàn.

- Đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên

địa bàn.

- Quan hệ lợi ích kinh tế giữa chủ KTTT với địa phương. - Góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội. * Tiêu chí về góc độ môi trường

- Tỉ lệ TT có ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái trên tổng số TT hoạt động

trên địa bàn.

- Tỉ lệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tổng số TT hoạt động trên địa bàn. Ngoài ra, việc đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững còn được thông

qua các yếu tố như mức độ hài hòa, thống nhất giữa các mục têu: KT-XH và môi trường. Ba mục têu phát triển KTTT bền vững có tính hệ thống, kết hợp chặt chẽ với nhau.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại theo hướngbền vững bền vững

1.1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

* Yếu tố chính sách của Nhà nước

- Sự hình thành và phát triển của KTTT không thể thiếu vai trò quan trọng của

Nhà nước. Chúng ta có thể thấy với tư cách là chủ thể quản lý nền kinh tế, quản lý xã

hội từ đó mới có thể tạo được một môi trường kinh tế và pháp lý cho KTTT thành lập, duy trì và phát triển.

- Sự hình thành và phát triển của KTTT khác với kinh tế nông hộ; Kinh tế nông hộ vốn là kinh tế sinh tồn, kinh tế tự cấp tự túc của nông dân dù môi trường kinh tế và pháp lý thế nào hộ nông dân vẫn duy trì, tìm cách phát triển kinh tế để đảm bảo những điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết cho cuộc sống của hộ. Ngược lại, KTTT ngay từ khi ra đời đã mang tính hàng hóa, người nông dân phát triển KTTT là nhằm có thu nhập cao và tến tới làm giàu từ nghề nông, nông nghiệp vốn là nghề có tính sinh lợi không cao và rủi ro lớn. Nếu các điều kiện kinh tế và pháp lý bất thuận thì có vốn họ sẽ đầu tư sang ngành khác. Để họ yên tâm đầu tư vào SXNN theo phương thức TT cần cải tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển KTTT, yếu tố chính sách trong mối quan hệ đến KTTT được tóm lược ở sơ đồ sau:

Cơ chế chính sách Quy định

- Địa vị pháp lý TT - Quyền lợi, nghĩa vụ - Tiêu chí xác định TT Đất đai - Luật đất đai - Mức hạn điền - Định canh định cư - Giao đất giao rừng Đầu tư - Cho vay vốn - Xây dựng cơ sở hạ tầng Khuyến khích phát triển - Thuế - Xuất nhập khẩu - Khai hoang

- Khuyến nông, ngư

Cơ chế chính sách phù hợp và việc thực thi chính sách đúng sẽ

thúc đẩy kinh tế TTphát triển vững chắc Kinh tế trang trại Cơ chế, chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế TT, gây lãnh phí nguồn lực xã hội

Sơ đồ 1.3: Tác động của yếu tố chính sách đến kinh tế trang trại

+ Nhà nước thừa nhận địa vị pháp lý của KTTT, thừa nhận TT là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở, một bộ phận hợp thành của hệ thống nông nghiệp. Các văn bản pháp quy, quy định rõ khuôn khổ pháp lý phù hợp cho các TT hoạt động, tạo điều kiện cho KTTT ra đời và phát triển, điều đó có ý nghĩa quan trọng.

+ KTTT hình thành và phát triển trên cơ sở định hướng các cơ chế , mục têu của các chính sách KT - XH ban hành.

+ KTTT hình thành và phát triển được khuyến khích sử dụng các đòn bẩy kinh tế

và phát triển các loại hình liên kết kinh tế giúp thúc đẩy quá trình phát triển của KTTT.

+ KTTT thành lập, có thể duy trì và phát triển không thể thiếu các yếu tố như: Vốn, phát triển các cơ sở kết cấu hạ tầng, trình độ của chủ TT, công tác chuyển giao KHKT…. Vì vậy, cần có các biện pháp hỗ trợ cho các nguồn lực này.

- Nhà nước đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển: Mục đích trực tiếp của KTTT là sản xuất hàng hóa. Việc têu thụ sản phẩm nông sản là điều kiện cơ bản để TT ra đời và phát triển, sản phẩm nông sản sản xuất ra không têu thụ được hoặc têu thụ khó khăn sẽ là rào cản đối với sự ra đời và phát triển của KTTT. Thực tế cho thấy công nghiệp chế biến nông sản có vai trò hết sức to lớn trong việc têu thụ sản phẩm. Chỉ khi công nghiệp chế biến phát triển thì mới tạo thị trường rộng lớn và ổn định cho các TT. Như vậy, để hình thành và phát triển KTTT tất yếu cần có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, phải là công nghiệp chế biến xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp và phù hợp với nhu cầu của thị trường về chủng loại, chất lượng và quy cách nông sản phẩm chế biến.

- Các cơ sở kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi cần

có các thành tựu và sự phát triển nhất định:

+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ SXNN bao gồm: Đường giao thông, công trình thủy lợi, công trình điện… đó là những điều kiện vật chất kỹ thuật rất cần cho hoạt động SXNN, chúng góp phần quan trọng giúp người sản xuất khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên, đáp ứng yêu cầu sinh học của SXNN và yêu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa.

+ Các hoạt động SXKD trong TT thực tế phải tiến hành trên nền tảng có sự phát triển và một hệ thống kết cấu hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển ở một trình độ nhất định do đặc trưng cơ bản của KTTT là sản xuất hàng hóa.

- Có sự hình thành các vùng SXNN chuyên môn hóa: Các vùng chuyên canh với quy mô lớn luôn gắn liền với các đặc điểm như có nền công nghiệp chế biến phát triển, quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa cũng được thuận lợi hơn, từ đó thuận lợi cho việc têu thụ sản phẩm của TT. Điều đó cho thấy sự hình thành các vùng chuyên hóa SXNN có những tác động trực tiếp ảnh hưởng và có tác động tích cực lên quá trình hình thành và phát triển của TT. Đồng thời, các vùng chuyên canh

tập trung còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ KHKT và hợp tác SXKD giữa các TT.

Các chính sách nêu trên là những biện pháp tác động trực tếp đến các hoạt động của các TT, tạo điều kiện thuận lợi cho các TT, hỗ trợ TT trong các điều kiện khó khăn.

* Yếu tố thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động của TT phụ thuộc nhu cầu của thị trường. Cầu hàng hóa và dịch vụ tác động lên cầu về các yếu tố sản xuất và được gọi là cầu thứ phát vì nó phát sinh sau. Có thể hiểu đơn giản thị trường hàng hóa, dịch vụ có phát triển, người têu dùng có tiêu thụ thì nhu cầu để sản xuất các loại hàng hóa dịch vụ này mới tăng và ngược lại. Thị trường buộc chủ TT phải nắm bắt các quy luật để lựa chọn và đưa ra phương án SXKD tối ưu. Rõ ràng kinh tế thị trường vừa tạo ra thách thức vừa tạo ra cơ hội phát triển KTTT.

Kinh tế thị trường Những thách thức từ thị

trường

- Nhu cầu thay đổi nhanh

- Đòi hỏi chất lượng, mẫu mã, độ

an toàn sản phẩm cao

- Hội nhập khu vực và quốc tế (cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia...) - Hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái - Xây dựng thương hiệu Nhu cầu thị trường Khó khăn mà TT gặp phải - Chủ TT thiếu kinh nghiệm và kiến thức về thương trường

- Hệ thống thị trường chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. - Giá cả yếu tố đầu vào cao, giá

đầu ra thấp, bấp bênh - Thiếu liên kết kinh tế

- Cấu trúc, hành vi và hiệu quả thị trường còn nhiều bất cập

Kinh tế trang trại

Sơ đồ 1.4: Tác động của nền kinh tế thị trường tớikinh tế trang trại

Như vậy kinh tế thị trường là điều kiện tất yếu cho sự hình thành và phát triển kinh tế TT, vì vậy ảnh hưởng tác động của kinh tế thị trường đối với kinh tế TT là rất mạnh mẽ trên tất cả mọi phương diện của thị trường. Kinh tế TT phát triển như thế nào rõ ràng phụ thuộc rất lớn vào kinh tế thị trường như là một điều kiện khách quan, quá trình nhận thức và vận dụng kinh tế thị trường của các chủ TT như là một điều kiện chủ quan.

- Kinh tế thị trường tác động một cách toàn diện trên cả thị trường đầu vào và

+ Đối với thị trường đầu vào (tư liệu sản xuất, vốn, lao động), chủ TT với tư cách là người sử dụng các yếu tố đầu vào để hoạt động SXKD một cách trôi chảy. Với thị trường đầu vào rộng lớn phong phú chủ TT có nhiều cơ hội để lựa chọn giá cả, chất lượng các yếu tố đầu vào và chính các yếu tố này ảnh hưởng trực tếp đến giá thành của sản phẩm và quy mô sản xuất của sản phẩm. Có thể nói với sự phát triển đồng bộ và vận hành tốt thị trường đầu vào tạo điều kiện thuận lợi để các TT hoạt động hiệu quả và ổn định bền vững.

+ Thị trường đầu ra là thị trường têu thụ sản phẩm, chủ TT với tư cách là người bán, các sản phẩm sản xuất của TT được chuyển đến tay người têu dùng thông qua kênh thị trường. Vì vậy các yếu tố, thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh… tác động rất lớn đến quá trình sản xuất và têu thụ sản phẩm của TT. Từ đó mới có câu hỏi về chuỗi giá trị hàng hóa của TT: Sản phẩm bán ở đâu? Bán cho ai? Bán theo kênh nào? Giá bán bao nhiêu?.... được các chủ TT tìm ra câu trả lời ngay khi bắt đầu sản xuất và chủ TT giải quyết khi tổ chức têu thụ sản phẩm. Vậy các chủ TT cần phải nắm được đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tn về thị trường từ đó đưa ra các quyết định có liên quan về têu thụ sản phẩm.

Nhìn chung trong thực tế thì bản thân chủ TT tự giải quyết các vấn đề về thị trường không được nhiều mà cần phải có sự trợ giúp đắc lực của Nhà nước, các tổ chức, các Hiệp hội… Nền kinh tế nước ta càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thị trường rộng lớn thì diễn biến càng phức tạp sự cạnh tranh càng gay gắt. Vì vậy cần có nghiên cứu, dự báo, khuyến cáo về thị trường, hỗ trợ cho KTTT phát triển có hiệu quả và bền vững.

* Yếu tố điều kiện tự nhiên

Lĩnh vực hoạt động SXKD của TT là nông nghiệp, đối tượng sản xuất chủ yếu là sinh vật sống nên chịu sự tác động lớn bởi điều kiện tự nhiên như: vị trí, địa hình, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nguồn nước... Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây trồng và vật nuôi phù hợp với từng vùng.

- Vị trí, địa hình, đất đai: Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất TT, SXNN phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không, độ dốc cao hay thấp,... đều ảnh hưởng đến KQSX và tác động đến thu nhập của TT.

- Khí hậu, thời tiết: Mọi hoạt động sống của con người và đặc biệt là các hoạt động sản xuất trong ngành Nông nghiệp phụ thuộc cũng như chịu tác động trực tếp rất lớn của các yếu tố khí hậu, thời tết. Các loại cây trồng, vật nuôi có sự phân bố, sinh trưởng và phát triển bị tác động bởi các yếu tố nhiệt độ bình quân, khác biệt về

lượng mưa, độ ẩm, sự chênh lệch ngày và đêm, số giờ nắng … Cũng chính yếu tố khí hậu và thời tết tạo ra rủi ro thiên tai có thể xảy ra trong các hoạt động SXKD của TT.

*Yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội

- Điều kiện về kinh tế như: sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hóa; cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất; các điều kiện phát triển công nghiệp - nông nghiệp - thương mại; giao thông vận tải; thủy lợi, điều kiện đầu tư trang thiết bị vật chất cho hoạt động sản xuất của TT, ...

- Điều kiện xã hội: dân số và lao động; trình độ dân trí sẽ ảnh hưởng nhiều đến thông tin truyền thông; trình độ quản lý sử dụng lao động; an ninh - quốc phòng; sự phát triển của KHKT; đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực,... Trong đó, các yếu tố xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về việc hoạt động sản xuất của TT nói riêng, các hộ nông dân nói chung.

*Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các Hiệp định mậu dịch tự do đã ký kết của ngành NN&PTNT đã có nhiều tác động tích cực. Trong đó, tạo điều kiện để tăng trưởng thương mại và đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu; tạo cơ hội việc làm, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân nói chung và trang trại nói riêng. Bên cạnh đó, hội nhập đã giúp Việt Nam bước đầu vượt qua rào cản thuế quan đối với một số nông sản mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như gạo, thủy sản,... Việc gia nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng giúp Việt Nam tếp cận với nguồn nguyên liệu ổn định hơn cho sản xuất, có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh, thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu, trong khi đó các loại hình trang trại của tỉnh Thái Nguyên chưa phát triển mạnh về các sản phẩm hướng tới xuất khẩu mà chỉ têu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Ngoài những mặt tích cực thì khi hội nhập vẫn có những rào cản như: Về tác động bất lợi, quá trình hội nhập cũng đồng nghĩa với việc gia tăng cạnh tranh và áp lực, làm thu hẹp một số lĩnh vực sản xuất có khả năng cạnh tranh thấp. Với sự cắt giảm rào cản thuế quan, gỡ bỏ rào cản kỹ thuật và hành chính đã tạo ra tăng trưởng sức ép cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước. Sự hạn chế về vốn, công nghệ, năng lực sản xuất và trình độ quản lý khiến các nhà sản xuất và doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với nguy cơ bị các tập đoàn toàn cầu và các doanh nghiệp lớn thâu tóm. Khi Việt Nam vươn mình ra năm châu, từng bước tiến sâu vào nền kinh tế thế giới, các hàng hóa trong ngành nông lâm, thủy sản sẽ gặp phải các cản trở từ các rào cản thương mại để bảo hộ cho hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w