Bài học kinh nghiệm về phát triểnkinh tế trang trại theo hướng bền

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 67)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

1.3. Bài học kinh nghiệm về phát triểnkinh tế trang trại theo hướng bền

Qua nghiên cứu về tình hình phát triển KTTT trên thế giới và ở Việt Nam, cụ thể là bài học kinh nghiệm từ 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương tác giả rút ra bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng cho thành phố Sông Công trong phát triển KTTT theo hướng bền vững đó là:

- Xác định rõ vị trí và vai trò của KTTT: Dù ở Việt Nam hay một số các nước trên thế giới để phát triển KTTT theo hướng bền vững thì phải đánh giá được vị trí và vai trò quan trọng của nó trong phát triển CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, tạo cơ hội giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị.

- Lao động sử dụng trong KTTT: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của KTTT, thì nền tảng để hình thành TT là kinh tế hộ, đặc điểm của kinh tế hộ

còn có một số hạn chế cho sự phát triển KTTT như là: trình độ văn hóa và chuyên môn của lao động làm trong TT còn hạn chế cho nên việc lập kế hoạch và hạch toán SXKD còn kém, ứng dụng KH-KT còn thấp dẫn tới hiệu quả của hoạt động SXKD doanh nghiệp còn chưa cao. Do vậy muốn phát triển KTTT theo hướng bền vững thì đầu tên tỉnh phải chú trọng đến việc đầu tư và bồi dưỡng kiến thức về văn hóa và chuyên môn nâng cao chất lượng lao động trong TT.

- Phát triển KTTT phải xây dựng, hoàn thiện quy hoạch và rà soát phương án SXKD và đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững: Đối với KTTT vẫn mang nặng tính tiểu nông, phát triển theo kiểu tự phát, thiếu tính bền vững. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch vùng nguyên liệu kết hợp với các khu nhà máy chế biến …, cần xây dựng, hoàn thiện theo hướng bền vững của địa phương. Đồng thời bản thân của mỗi TT cần xây dựng quy hoạch, phương hướng, mục tiêu phát triển TT khi hình thành TT; cũng như rà soát phương hướng kinh doanh để chuyển đổi mô hình TT kinh doanh, chủ động huy động nguồn lực, có loại hình quản lý phù hợp, … nhằm tổ chức hoạt động SXKD của TT đạt hiệu quả cao và mang tính bền vững.

- Ứng dụng KH-CN vào trong phát triển KTTT: Các chủ TT đẩy mạnh việc đầu tư có hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng KH-CN vào phát triển KTTT, góp phần PTBV kinh tế - xã hội. KTTT luôn gắn liền với trình độ KH-CN, kỹ thuật sản xuất và trình độ quản lý cao, vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất và quản lý. Trong các TT gia đình, trình độ quản lý và hiệu quả sản xuất là quan hệ tác động qua lại với nhau. Để đảm bảo phát triển KTTT bền vững ngoài mục têu kinh tế trước mắt, các TT cần đầu tư cải tạo đất đai, có kế hoạch luân canh cây trồng, nâng cao độ màu mỡ của đất góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển tính đa dạng của nông nghiệp nông thôn.

- Qua nghiên cứu của hai tỉnh cho thấy vai trò quản lý của Nhà nước đến phát triển KTTT là rất quan trọng, các chính sách và quyết định của Nhà nước có thể tác động thúc đẩy cho phát triển KTTT mạnh hay yếu. Để phát triển KTTT theo hướng bền vững ngoài nỗ lực bản thân của mỗi loại hình TT thì đi song song với đó là các cơ chế chính sách của Nhà nước, Nhà nước cho chủ TT phát huy quyền tự chủ đồng thời quản lý TT bằng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách hỗ trợ KTTT phát triển theo hướng bền vững.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý và địa hình địa mạo:

Thành phố Sông Công nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có 11 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 4 xã với diện tích tự nhiên là 9837,07 ha. Dân số năm 2019 là 201.218 người và được giới hạn như sau:

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên. - Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên.

- Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên.

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Thành phố Sông Công là thành phố đô thị công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Với vị trí cách thủ đô Hà Nội 65km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài là 45km. Do vậy Sông Công là thành phố

cửa ngõ của tỉnh Thái Nguyên và là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế và có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng chung cho toàn vùng, đặc biệt là của tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng thủ đô Hà Nội.

Thành phố Sông Công gồm 10 đơn vị hành chính. Gồm các xã: Bá Xuyên, Tân Quang, Bình Sơn, Vinh Sơn (tháng 11/2019 sáp nhập với phường Lương Châu thành phường Châu Sơn) và các phường: Lương Sơn, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang, Mỏ Ch è ,Châu S ơn. Giai đoạn 2011 - 2020 thành phố có 4 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới là các xã: Bá Xuyên, Tân Quang, Bình Sơn, Vinh Sơn (tháng 11/2019 sáp nhập với phường Lương Châu thành phường Châu Sơn) nên có điều kiện đầu tư nguồn lực tập trung dành cho Chương trình MTQG xây dựng NTM.Ngay sau khi Chương trình MTQG xây dựng NTM được triển khai, Thành ủy, UBND thành phố đã xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đã tổ chức các Hội nghị để quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương về chương trình xây dựng NTM, đồng thời phát động phong trào chung sức xây dựng NTM đến các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân.

* Về thời tiết -khí hậu:

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 - 230C. Nhiệt độ cao nhất là 380C xảy ra vào các tháng 7- 8, thấp nhất là tháng 1 với nền nhiệt độ khoảng 150C - 160C; Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió đông nam thổi về, mang theo hơi nước từ Biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa đông bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét không chỉ có hại cho sức khỏe con người, mà còn gây trở ngại cho sự phát triển cây trồng và chăn nuôi.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thủy văn của Thành phố Sông Công tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

* Về Tài nguyên đất đai:

Trên địa bàn Thành phố đất được chia thành 3 nhóm chính là đất ruộng, đất đồi và đất núi:

+ Nhóm đất ruộng: Bao gồm các loại đất phù sa cổ, đất dốc tụ..., hiện nay đất được sử dụng để trồng cây lương thực, rau màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và cung cấp nguồn thức ăn

cho chăn nuôi trong các nông hộ. với nhóm đất này rất thích hợp với việc chuyển đổi một phần sang trồng các giống cỏ Paspalum astratum, cỏ Lôngpra, cỏ Ghine TD58, cỏ voi…các giống cỏ này nếu chăm sóc và quản lý tốt năng suất có thể đạt 70 - 200 tấn/ha/năm, đặc biệt là mở rộng diện tích gieo trồng cây ngô và đỗ tương

trong vụ đông phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi.

+ Nhóm đất đồi: Bao gồm các loại đất feralit phát triển trên các loại đá mẹ (mác ma, biến chất…) loại đất này hiện đang sử dụng phần lớn vào trồng rừng sản xuất hoặc trồng cây công nghiệp (Chè) và một số loại cây ăn quả. với nhóm đất này có thể phát triển các giống cỏ Stylo, cỏ Voi, cỏ Femingia, keo dậu, ghine TD58…các giống cỏ này chăm sóc, quản lý tốt có thể đạt năm suất từ 60 - 150 tấn/ha/năm để phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc đồng thời đây là quỹ đất chủ yếu để phát triển trang trại chăn nuôi.

+ Nhóm đất đồi núi: Chủ yếu là đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng trồng. Nhóm đất này chỉ tập trung cho phát triển lâm

nghiệp.

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2020, diện tích tự nhiên của Thành phố

Sông Công là 9703,6 ha, phân theo mục đích sử dụng ở bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất thành phố Sông Công giai đoạn 2018-2020

Các loại đất

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) cấu (%) DT (ha) cấu (%) DT (ha) cấu (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQC Tổng diện tch 9.671,42 100 9.730,60 100 9.730,60 100,00 100,61 100,00 100,31 1. Đất sản xuất NN 5.643,94 58,36 5.805,60 59,66 5.822,70 59,84 102,86 100,29 101,58 2. Đất lâm nghiệp 1.483,01 15,33 1.425,4 14,65 1.330,20 13,67 96,12 93,32 94,72 3. Đất mặt nước 94,19 0,97 18,2 0,19 13,7 0,14 19,32 75,27 47,30 4. Đất phi NN 1.784,5 18,45 1.762,6 18,11 1.741,80 17,90 98,77 98,82 98,80 6. Đất ở 658,65 6,81 718,8 7,39 822,2 8,45 109,13 114,39 111,76 5. Đất chưa sử dụng 7,13 0,07 0 0,00 0 0,00 0,00 0,00 0,00

(Nguồn: Phòng tài nguyên 2018,2019, 2020)

Thành phố Sông Công có tổng diện tích đất như sau: năm 2018 là 9.671,42 ha,

năm 2019 và năm 2020 là 9.730,60 ha, tăng so với năm 2018 là 0,61% tương ứng tăng

59,18 ha, lý do là do năm 2018 chuyển từ thị xã lên thành phố sáp nhập một phần đất của Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên về. Các loại đất có sự biến động trong 3 năm cụ thể như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: năm 2018 tổng diện tích 5.643,94 ha chiếm 58,4%;

năm 2019 là 5.805,60 ha chiếm gần 60%, tăng; năm 2020 là 8.822,7 ha chiếm gần 60%,tăng 0,29% so với năm 2019; tốc độ tăng bình quân 3 năm là 1,57%/năm. Nguyên nhân là đất sản xuất nông nghiệp của thành phố được tăng lên là năm 2018 có sự sáp nhập trong đó có diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất lâm nghiệp: năm 2018 tổng diện tích 1.699,5 ha chiếm 17,57%; năm 2019 là 1430,2 ha chiếm gần 14,7%, tăng; năm 2020 là 1.330,2 ha chiếm gần 13,7%, giảm 16% so với năm 2019; giảm 21,7%. Tốc độ giảm bình quân 3 năm là 11,5%/năm. Nguyên nhân là đất mặt nước giảm nhiều là diện tích ao hồ tự nhiên bị

san lấp để làm khu công nghiệp và khu dân cư của thành phố.

- Đất mặt nước: năm 2018 tổng diện tích 94,19 ha chiếm 0,97%; năm 2019 là 18,2 ha chiếm gần 0,19%, giảm gần 80% so với năm 2018; năm 2020 là 13,62 ha chiếm gần 0,14%, giảm gần 25% so với năm 2019 và giảm 86% so với năm 2018; tốc độ giảm bình quân 3 năm là 72%/năm. Nguyên nhân là đất mặt nước giảm nhiều là diện tích ao hồ tự nhiên bị san lấp để làm khu công nghiệp và khu dân cư của thành

phố.

- Đất phi nông nghiệp: năm 2018 tổng diện tích 2.198,9 ha chiếm 22,74%; năm 2019 là 2.272,5 ha chiếm gần 23,35%, tăng gấp 3,35% so với năm 2018; năm 2020 là 1741,8 ha chiếm gần 17,9%, giảm gần 24% so với năm 2019 và giảm 20,1% so với năm 2018; tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 11%/năm. Nguyên nhân tăng là khi lên thành phố nhu cầu diện tích đất ở nhu cầu nhiều để phục vụ cho người dân, do vậy thành phố quy hoạch nhiều khu tái định cư.

- Đất ở: năm 2018 tổng diện tích 27,76 ha chiếm 0,29%; năm 2019 là 204,1 ha chiếm gần 2,1%, tăng gấp 7,35 lần so với năm 2018; năm 2020 là 822,28 ha chiếm gần 8,45%, tăng gấp 4,03 lần so với năm 2019 và tăng 29,62 lần so với năm 2018; tốc độ tăng bình quân 3 năm là 5,44 lần/năm. Nguyên nhân tăng là khi lên thành phố nhu cầu diện tích đất ở nhu cầu nhiều để phục vụ cho người dân, do vậy thành phố quy hoạch nhiều khu tái định cư.

- Đất chưa sử dụng năm 2018 là 7,13 ha chiếm 0,07%, sau đó diện tích này được quy hoạch chuyển đổi sang làm khu công nghiệp và khu tái định

cư.

* Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng của thành phố hiện có tỷ lệ che phủ

trồng chủ yếu là cây keo, bạch đàn...nhìn chung phần lớn diện tích rừng là rừng nghèo, giá trị sản lượng khai thác thấp.

Thành phố hiện có 13,62 ha mặt nước (sông, suối, ao, hồ...) song việc khai thác nguồn lợi từ lĩnh vực này chủ yếu mới là phục vụ cho cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt, diện tích kết hợp nuôi trồng thủy sản mới chỉ đạt 23% tại các Ao hồ nhỏ phân tán trong các hộ dân. Hiện tại trên địa bàn Thành phố có hồ Ghềnh Chè thuộc xã Bình Sơn do tỉnh quản lý, đây là Hồ chứa có nhiều tiềm năng về thủy lợi - thủy sản và kết hợp phát triển du lịch sinh thái song hiện nay vẫn chưa được đầu tư khai thác; Một số cụm hồ, đập nhỏ khác cũng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả về nuôi trồng thủy sản.

2.1.2. Tình hình kinh tế -xã hội của thành phố Sông Công

2.1.2.1. Tình hình chỉ tiêu kinh tế

Theo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa VIII trình Đại hội đại biểu thành phố lần thứ IX của Thành ủy Sông Công: Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 17,7%; trong đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến hết năm 2020 tỷ trọng nông lâm - nghiệp chiếm 5,02%; công nghiệp - xây dựng chiếm 75,03%; thương mại - dịch vụ chiếm 19,95%; thu nhập bình quân 56 triệu/người/năm.

Bảng 2.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế TP. Sông Công giai đoạn 2018 - 2020

ĐVT: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQC Tổng GTSX 13.384 100 15.732 100 18.543 100 117,5 117,9 117,7 - Nông - lâm - thủy sản 836 6,25 915 5,82 930 5,02 109,4 101,6 105,5 -Công nghiệp - xây dựng 10.021 74,87 11.792 74,56 13.912 75,03 117,7 118,0 117,8 -TM-Dịch vụ 2.527 18,88 3.025 19,24 3.701 19,95 119,7 122,3 121,0 (Nguồn: Phòng thống kê, 2018 - 2020)

Qua bảng trên ta thấy giá trị sản xuất của cả 3 ngành đều tăng, bình quân qua 3 năm tăng 17,7%/năm, cụ thể tăng của từng ngành như sau:

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm thấp nhất trong 3 ngành, năm 2018 thành phố Sông Công đạt 836 tỷ đồng chiếm 6,25% trong tổng 3 ngành, GTSX năm 2019 tăng 9,4% so với năm 2018, năm 2020 tăng 1,6% so với năm 2019, tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm đạt 5,5%/năm.

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 ngành, chiếm trên 74% qua 3 năm. Năm 2018 GTSX đạt 10.021 tỷ đồng, chiếm gần 75%. Năm 2019 đạt là 11.792 tỷ đồng chiếm 74,56% tăng 17,7% so với năm 2018, tăng Năm 2020 đạt là 13.912 tỷ đồng chiếm 75,03% tăng 18% so với năm 2018, tăng 38,9% so với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm đạt 17,8%/năm, tốc độ phát triển của ngành này tăng cao là do Sông Công mới lên thành phố nên có nhiều khu công nghiệp và nhiều công ty mở ra.

- Giá trị sản xuất ngành Thương mại - dịch vụ thì tỷ trọng chiếm ít hơn so với

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w