Cơ sở hạ tầng củathành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 67)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

2.1.3. Cơ sở hạ tầng củathành phố Sông Công

- Về giao thông: Thành phố có phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, phía nam cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km, có tuyến đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua, có tuyến đường tỉnh lộ 262 chạy qua địa bàn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong vùng.

- Toàn Thành phố có 4 xã đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chiều dài đường liên xã có 37,1 km, liên xóm là 101,2 km, đường bê tông hóa là 91,8 km. Tháng 07/2018, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Hệ thống điện, thông tn, liên lạc: Hiện nay, 100% các xã, phường trong Thành phố đã được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100%.

- Hệ thống giáo dục, y tế: Toàn Thành phố có 35 trường học, trong đó 16 trường mầm non, 12 trường tểu học, 7 trường THCS và 1 trường THPT. Thành phố có hệ thống Y tế tương đối hoàn chỉnh, toàn Thành phố 13 cơ sở khám chữa bệnh, 11 trạm y tế với tổng số 755 giường bệnh và 610 cán bộ y, dược.

2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

* Những thuận lợi

Sông Công có những thuận lợi cơ bản sau:

- Điều kiện tự nhiên nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển đa dạng về cây trồng và vật nuôi.

-Tài nguyên đất còn có thể đưa vào sử dụng với hệ số cao để nâng cao sản lượng cây trồng và vật nuôi.

- Tài nguyên rừng là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng.

- Giao thông đi lại và vị thế của vùng tương đối thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kinh tế hàng hóa với các tỉnh lân cận.

- Kinh tế thành phố có xu hướng chuyển dịch tốt, tốc độ tăng trưởng khá với nguồn lao động dồi dào và trẻ.

*Những khó khăn

Mặc dù có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong xây dựng nông thôn mới thành phố Sông Công còn gặp một số khó khăn như:

- Địa hình miền núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc triển khai KH-CN với quy mô của sản xuất lớn ở vùng nông thôn.

- Trình độ nguồn nhân lực của thành phố Sông Công không cao.

- Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình còn thấp, trong khi khả năng đóng góp của các doanh nghiệp ở khu công nghiệp hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng ở khu vực vùng sâu trong nông thôn vẫn còn thấp, mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng sản xuất tập trung...Trong sản xuất nông nghiệp, giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là xăng, dầu, phân bón,

thức ăn chăn nuôi... mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, nhiều biến động, tình trạng được mùa mất giá vẫn còn hiện hữu chưa có giải pháp khắc phục; Mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, tình hình dịch bệnh hại vật nuôi, cây trồng (sâu bệnh hại lúa, phát sinh dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh trên đàn lợn...) đặc biệt là trong năm 2019 đã phát sinh dịch Tả lợn Châu phi trên diện rộng đến nay đã têu hủy trên 400 tấn lợn của 334 hộ thuộc 9 xã, phường trên địa bàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình chăn nuôi của thành phố.

Hoạt động ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với xây dựng thương hiệu, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, giá trị kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chưa cao, thu nhập trên 1 ha đất canh tác nông nghiệp còn thấp, điều kiện về đất đai còn manh mún, chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp…

Những yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn về các điều kiện tự nhiên và con người của Sông Công là những thông tn đầu vào quan trọng cho việc cân nhắc lựa chọn ưu tiên phát triển KT-XH nói chung và KTTT nói riêng. Nghiên cứu lựa chọn loại hình KTTT phù hợp với điều kiện của Sông Công là hết sức quan trọng để phát huy hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh đồng thời giảm bớt những khó khăn cho phát triển kinh tế của thành phố Sông Công.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tễn về phát triển KTTT theo hướng bền vững.

- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTT theo hướng bền vững của các nước và các địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công.

- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội( KT-XH) của thành phố Sông Công.

- Nghiên cứu quy mô, cơ cấu, trình độ và kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của TT cũng như khả năng tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm của các loại hình TT, từ đó nêu rõ năng lực SXKD của các loại hình TT ở thành phố Sông Công.

- Đánh giá về hiệu quả KT-XH và môi trường của các loại hình KTTT của thành phố Sông Công.

- Xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTTT theo hướng bền vững. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công đến năm 2025 và tầm nhìn 2030

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

* Phương pháp tiếp cận KTTT theo hướng nâng cao hiệu quả KT-XH và bảo vệ môi trường theo xu hướng PTBV

- Tiếp cận theo loại hình KTTT: toàn thành phố chỉ có 1 loại hình trang trại đó là

trang trại chăn nuôi, do vậy tác giả tiếp cận toàn bộ trang trại chăn nuôi ở thành phố.

- Tiếp cận KTTT theo hướng liên kết doanh nghiệp và thị trường: Mối quan hệ giữa chủ TT với doanh nghiệp kinh doanh và chế biến nông sản hoặc thị trường bao gồm các yếu tố đầu vào và đầu ra; xem xét, xác định thế mạnh là gì? Lợi thế so sánh cụ thể là so sánh về mức độ gắn bó với thị trường, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có hướng khắc phục; định hướng đầu tư để phát triển KTTT như thế nào? chọn hướng SXKD dịch vụ nào cho phù hợp với yêu cầu của thị trường? vấn đề liên doanh liên kết, cạnh tranh trong sản xuất TT…

- Tiếp cận KTTT theo hướng liên kết Nhà nước: từ các nghiên cứu các nhà hoạch

định chính sách đưa ra các quyết định và chỉ đạo thực hiện cho phù hợp.

- Tiếp cận KTTT theo hướng kinh tế hộ, đây là phương pháp tiếp cận cơ bản và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu KTTT. KTTT chủ yếu được hình thành từ nền tảng kinh tế hộ. Do vậy tếp cận để nghiên cứu, phân tích nó phải vận dụng các lý thuyết liên quan đến kinh tế hộ.

* Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận các vấn đề phát triển KTTT là hệ thống (hệ thống chính với nhiều hệ thống phụ, các giới hạn của các hệ thống, mỗi liên hệ giữa các hợp phần trong hệ thống. Việc giải quyết các vấn đề phát triển KTTT theo hướng bền vững phải theo quan điểm hệ thống. Xem xét mối liên hệ của vấn đề này với vấn đề khác.

- Tiếp cận hệ thống dọc: Tiếp cận theo hệ thống dọc ở đây chủ yếu là theo quản lý xã hội gồm: Trung ương - tỉnh - huyện - xã - làng, bản, thôn, xóm - hộ gia đình...; theo hệ thống chính sách có: hệ thống các chủ trương, chính sách vĩ mô của Nhà nước có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, TT; hệ thống các chính sách, quy định của các bộ ngành Trung ương để triển khai các chủ trương chính sách vĩ mô nêu trên; hệ thống các chủ trương, quy định của địa phương có liên quan...

- Tiếp cận hệ thống ngang: Chủ yếu là hệ thống các TT có cùng một ngành nghề sản xuất; hệ thống các TT có trong cùng một thời điểm, một giới hạn địa lý nhất định như một xã, một huyện, hay toàn tỉnh...

* Tiếp cận có sự tham gia

- Cách tếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả KTTT của tỉnh đến việc phân tích xu hướng biến động của chúng, xác định các giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT theo hướng bền vững. Trong đó sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia và các TT đóng vai trò quan trọng.

- Dự kiến phỏng vấn trực tếp lãnh đạo và chuyên viên một số sở, ban, ngành, địa phương liên quan đến việc phát triển KTTT theo hướng bền vững. Thông qua phương pháp này sẽ thu thập các ý kiến đánh giá nhận xét của các chuyên gia, những người am hiểu vấn đề nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tn thứ cấp được thu thập từ Bộ NN & PTNT và các cơ quan trong thành phố Sông Công , trong các huyện như: Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng NN&PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Tác giả cập nhật những vấn đề phục vụ cho từng nội dung đề tài: Bổ sung hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin chung của vùng nghiên cứu nhằm hệ thống hóa tài liệu trong vùng nghiên cứu, làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.

Bên cạnh việc thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố từ các nguồn đã nêu tác giả còn thu thập tài liệu thứ cấp qua các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành.

2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục têu nghiên cứu, tác giả tến hành điều tra toàn bộ các loại hình KTTT và điều tra đại diện một số cán bộ thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về thực hiện bảo vệ môi trường của chủ TT.

Để thu thập được thông tn sơ cấp tác giả sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trực tếp tếp xúc với chủ TT và những người có liên quan tạo điều kiện để họ tự bộc lộ, mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và những mong đợi để thu thập được thông tn. Thông tin thu thập được dùng để phân tích đánh giá các tác động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các loại hình KTTT và kiểm định lại những kết quả nghiên cứu đưa ra.

nước: Trước hết xây dựng phiếu điều tra, sau đó điều tra thử và điều tra thật cho phù hợp với thực tế.

a. Chọn mẫu nghiên cứu

- Điều tra TT: toàn thành phố có tổng là 117 TT. Tác giả lựa chọn phương pháp điều tra toàn bộ117 TT để phỏng vấn và thu thập thông tn các dữ liệu có liên quan đến đề tài luận án.

- Mẫu điều tra là cán bộ: Chọn phỏng 165 cán bộ công chức liên quan đến lĩnh vực KTTT trên địa bàn thành phố Sông Công ở2 cấp quản lý (cấp thành phố và cấp xã) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống. Phỏng vấn trực tếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Mục tiêu của hoạt động điều tra: Nhằm thu thập chính xác các thông tn về

sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến việc phát triển KTTT theo hướng bền vững. Cùng với phiếu điều tra, người điều tra kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tếp các chủ trang TT về việc phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công. Từ đó, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp làm cơ sở phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công trong thời gian tới.

* Quy trình điều tra:

Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra, việc thiết kế phiếu điều tra tác giả tham khảo qua nhiều công trình nghiên cứu, điều tra về KTTT và các cán bộ thống kê ở địa phương, nhằm thu thập hệ thống thông tn một cách đầy đủ, phản ánh tương đối toàn diện về thực trạng phát triển SX-KD của TT. Nội dung phiếu điều tra gồm: Tên chủ TT, địa chỉ, tuổi, trình độ văn hóa của chủ TT, số lao động của TT, người cung cấp thông tn, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tn áp dụng công nghệ thông tn trong việc SX-KD, …. liên quan đến phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công.

Bước 2: Xây dựng phương án điều tra căn cứ vào danh sách các TT và cán bộ quản lý cấp nhà nước cùng với phiếu điều tra đã xây dựng phương án điều tra như: Mục đích điều tra; nội dung điều tra; phạm vi, đơn vị và đối tượng điều tra; thời điểm, thời gian điều tra; phương pháp điều tra; lực lượng tến hành điều tra; kinh phí và các điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện; trách nhiệm của các cá nhân liên quan; tổng hợp, phân tích và công bố kết quả điều tra.

Bước 3. Thực hiện điều tra thực tế tại 117 TT trên địa bàn thành phố Sông Công

và 165 cán bộ cấp thành phố, phường, xã.

2.3.3. Tổng hợp thông tin

- Thông tn, số liệu thu thập được sàng lọc, phân loại, sắp xếp theo phương pháp thống kê một cách có hệ thống qua việc phân tổ và đưa vào các bảng, đồ thị.

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các têu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong luận án đặc biệt trong việc phân chia các nhóm loại hình TT đầu tư cao đến thấp.

- Phương pháp trình bày số liệu:

+ Trình bày dạng bảng: Bảng thống kê được sử dụng trong đề tài nhằm biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc giúp mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng trong việc phát triển KTTT theo hướng bền vững. Bảng thống kê được sử dụng một cách khoa học, có tác dụng quan trọng trong phân tích thống kê. Phương pháp này nhằm chủ yếu giải quyết mục têu thứ hai của đề tài là phân tích thực trạng phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công.

+ Trình bày dạng đồ thị: Đồ thị thống kê được sử dụng trong luận án với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của việc phát triển KTTT theo hướng bền vững.

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ têu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel, phần mềm SPSS.

2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này tác giả sử dụng để phân tích đặc điểm về đất đai, nhân khẩu, lao động, cơ cấu kinh tế của thành phố Sông Công 2010 -2014, phân tích tình hình biến động của KTTT. Giải quyết mục têu thứ hai của đề tài là nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển KTTT theo hướng bền vững trên địa bànthành phố Sông

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w