Gia tăng kết quả và hiệu quả trang trại trồng trọt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 33 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Gia tăng kết quả và hiệu quả trang trại trồng trọt

- Nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại trồng trọt:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại thể hiện ở việc gia tăng mức độ đóng góp về sản lượng và giá trị hàng hoá nông sản bằng cách thay đổi chất lượng bên trong của KTTTTT bao gồm việc đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng suất tuyệt đối trên mỗi đơn vị canh tác; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của trang trại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, sản xuất ra những sản phẩm nông sản hàng hóa có chất lượng cao hơn, giá trị lớn hơn; áp dụng những phương pháp quản lý sản xuất hiện đại để giảm thiểu rủi ro, giảm chí phí và hao hụt tổn thất trong tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.

Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của loại hình sản xuất này trong nền kinh tế, là chỉ tiêu có ý nghĩa sống còn của trang trại, nói lên khả năng và xu thế phát triển. Tuy nhiên, kinh tế trang trại trồng trọt được đánh giá là ngành kinh tế phát triển tốt nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định như: phụ thuộc vào thời tiết, thcri gian đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài,... nên cần phải có định hướng phát triển phù hợp theo từng vùng và có kênh thông tin thị trường chính xác kể cả đầu vào và đầu ra đảm bảo cho chủ trang trại đầu tư và tiêu thụ sản phẩm hợp lý.

- Nâng cao đóng góp của KTTTTT vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương:

trại đóng góp vào việc làm tăng tổng giá trị sản xuất của địa phương, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ kèm theo.

+ Về mặt xã hội: phát triển KTTTTT sẽ làm gia tăng các hộ giàu trong nông thôn nhờ việc sản xuất ở trang trại mang đến lợi nhuận cao cho họ. Việc phát triển KTTTTT còn tạo điều kiện để thu hút thêm lao động, tạo thêm việc làm mói, làm tăng thu nhập cho dân chứng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Để phát triển, chủ trang trại phải tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện bất lợi về cơ sở hạ tầng nên đã góp phần vào việc đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, các trang trại còn là tấm gương về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến, về hiệu quả cao để các hộ nông dân noi theo, nhờ đó thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển...

Tóm lại, phát triển KTTTTT là hình thức phát triển nông nghiệp hàng hóa. Phát triển KTTTTT không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng các trang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hóa, ở đó diễn ra sự phân công lao động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như bảo đảm việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Phát triển KTTT là phát triển nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, bền vững.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)