NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠ

TRỒNG TRỌT

Theo lý thuyết của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của chủ thể kinh tế. Ở góc độ nền kinh tế, tăng trưởng đo lường kết quả sản xuất xã hội hàng năm và thường sử dụng hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội. Các chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của mỗi quốc gia sau một giai đoạn nhất định nào đó được biểu thị bằng chỉ số phần trăm (%) thường là một năm.

Phát triển kinh tế có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng về mặt lượng, phát triển còn phản ánh những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế; trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng

hàng loạt tiêu chí như: thu nhập, trình độ của người lao động, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản môi trường…

Xuất phát từ lý luận trên, phát triển KTTT trồng trọt được hiểu là sự

gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lượng hàng hóa và sản lượng hàng hóa nông sản của các trang trại trồng trọt cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò của trang trại trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu cầu bền vững.

Phát triển KTTTTT bao gồm một số nội dung và tiêu chí sau:

1.2.1. Gia tăng số lƣợng các trang trại trồng trọt

- Phát triển về mặt số lượng: Đó là việc gia tăng giá trị tổng sản lượng và sản lượng hàng hoá nông sản cung ứng ra xã hội bằng cách tăng số lượng các TTTT. Việc phát triển về số lượng được thực hiện bằng cách tăng mới các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hình thức trang trại, hoặc chuyển hoá, sáp nhập các hộ sản xuất nhỏ với nhau để đủ tiêu chuẩn của trang trại. Ngoài ra, phát triển về mặt số lượng còn bao hàm cả việc gia tăng quy mô sản xuất tuyệt đối trong bản thân mỗi trang trại bằng cách tăng diện tích canh tác; tăng số lao động nhằm tăng số lượng hàng hóa nông sản sản xuất ra trong năm.

- Phát triển về mặt cơ cấu: Thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất của trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các trang trại từ những lĩnh vực sản xuất kém hiệu quả sang những lĩnh vực sản xuất có hiệu quả hơn phù hợp hơn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai. Ví dụ như từ trồng cây hàng năm sang cây lâu năm hoặc chuyển đổi cây trồng. Cơ cấu trang trại hợp lý tại các vùng nguyên liệu là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp bền vững, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra thế giới.

Kinh tế trang trại trồng trọt là tổng thể các yếu tố vật chất của trang trại trồng trọt và những mối quan hệ nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trồng trọt. Như vậy có thể hiểu phát triển kinh tế kinh tế trang trại trồng trọt là quá trình tăng cường các yếu tố vật chất của trang trại cả về mặt số lượng và chất lượng. Kinh tế trang trại trồng trọt phát triển hay không được thể hiện thông qua quy mô SXKD của trang trại ngày càng được mở rộng. Các yếu tố cơ bản của sản xuất được gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

- Yếu tố đất đai: Sau một thời gian hoạt động kinh doanh quy mô đất đai của trang trại sẽ được phát triển thêm về mặt diện tích, đồng thời chất lượng các loại đất đai không ngừng được cải thiện, độ màu mỡ của đất đai ngày càng tăng lên.

- Yếu tố lao động: Lao động của trang trại ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, phản ánh sự phát triển ngày càng tăng nhanh của kinh tế trang trại. Trang trại ngày càng sử dụng nhiều lao động hơn với sự đòi hỏi ngày càng cao hơn về trình độ, kỹ năng và tay nghề của lao động, nhu cầu về lao động của các trang trại ngày càng đa dạng hơn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp ngày càng cao hơn.

- Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại: Vốn là yếu tố vật chất hết sức quan trọng của sản xuất. Sau mỗi chu kỳ SXKD, trang trại có vốn tích lũy nhiều hơn, mức độ đầu tư cho sản xuất ngày càng lớn hơn chứng tỏ sự phát triển của kinh tế trang trại ngày càng rõ rệt. Vốn đầu tư ngày càng lớn thể hiện sức mạnh của kinh tế trang trại trồng trọt. Vốn đầu tư được thể hiện dưới hình thức là những tài sản như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh và các loại tài sản lưu động khác. Các yếu tố vật chất này càng nhiều và chất lượng càng cao, càng hiện đại thì càng

- Trình độ công nghệ và các biện pháp kỹ thuật: mới được ứng dụng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trồng trọt. Mức độ đầu tư công nghệ và trình độ công nghệ được các trang trại đưa vào sử dụng ngày càng cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt được áp dụng ngày càng nhiều sẽ là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, năng suất cây trồng, và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của trang trại, một yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của kinh tế trang trại trồng trọt trên thị trường. - Cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên môn hóa, trình độ sản xuất hàng hóa của các chủ trang trại. Đây là những yếu tố thể hiện sự tăng cường về mặt chất lượng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trang trại trồng trọt.

1.2.3. Tổ chức sản xuất cho trang trại trồng trọt

Tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với một trang trại trồng trọt trong một nền kinh tế thị trường, đầu vào và đầu ra đều là hàng hóa, thực chất là điều hành một doanh nghiệp cỡ nhỏ, vừa và lớn tùy theo quy mô trang trại đòi hỏi người chủ trang trại phải có kiến thức và tích lũy kinh nghiệm trong thực tế đạt tiêu chuẩn của một người quản lý và một lao động chính của trang trại.

- Về hình thức tổ chức quản lý trang trại trồng trọt có các loại:

Ở nước ta, phổ biến là hình thức trang trại gia đình do một hộ gia đình tự chủ trong sản xuất kinh doanh... hình thức trang trại của công ty TNHH bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt là ở các nông trường quốc doanh cũ đang hình thành và phát triển TT gia đình của các nông trường viên hoạt động theo hợp đồng kinh tế về đầu vào và đầu ra với doanh nghiệp quốc doanh, về phương thức điều hành thì phổ biến là chủ TT trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, trực tiếp sản xuất như lao động chính. Có một số ít TTTT đã xuất hiện hình thức thuê người quản lý, hoặc chủ TT chỉ làm chức năng quản lý điều hành không trực tiếp sản xuất.

+ :

có liên quan để cung cấp hàng hoá, nguyên vật liệu, các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh nhằm giảm chi phí sản xuất tăng lợi ích kinh tế cần phải tổ chức lại sản xuất, thành lập các tổ hợp, hợp tác xã …

+ :

à sự liên kết các khâu trên chuỗi cung cấp, mức độ liên kết tùy thuộc vào qui mô của các trang trại, mối liên kết này chủ yếu qua sự tin tưởng nhằm tìm đầu ra cho nông sản và sẽ giảm chi phí chuỗi giá trị. Các hình thức liên kết dọc gồm sản xuất theo hợp đồng, mô hình tập trung, mô hình đa chủ thể, mô hình trung gian, bao tiêu sản phẩm …

- Phương hướng chiến lược sản phẩm của các TTTT ở nước ta cũng đa dạng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Phương thức sản xuất kinh doanh của các trang trại trồng trọ đã bắt đầu chuyển theo hướng chuyên môn hóa với các sản phẩm mũi nhọn như: lúa gạo, bắp, mì, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu...

- Kế hoạch sản xuất của các TTTT nhằm vào phát huy thế mạnh của điều kiện tự nhiên như: vùng đồi núi trồng cây công nghiệp, những kế hoạch sản xuất của TTTT phải có cơ sở đáng tin cậy về đầu ra, muốn vậy thì các chủ TT cần phải có kiến thức và thông tin về thị trường trong nước và thế giới.

Mục tiêu cuối cùng đạt ra của quản lý sản xuất kinh doanh của TTTT là hiệu quả đạt được, thu hồi vốn, có lợi nhuận. Xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của TTTT trên cơ sở đặc điểm điều kiện khả thi của TT (đất đai, vốn, công nghệ) và tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm (nhu cầu, giá cả trong và ngoài nước). Tính toán kỹ đầu vào và đầu ra của vụ sản xuất.

+ Đầu vào: Kế hoạch đầu tư vốn, giống, vật tư, lao động... chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

+ Đầu ra: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giá cả sản phẩm. - Quản lý điều hành việc thực hiện từng công đoạn trong mùa vụ sản xuất đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng định mức kinh tế kỹ thuật.

- Tổ chức lưu thông tiêu thụ sản phẩm.

- Hoạch toán sản xuất kinh doanh sau mùa vụ hoặc năm sản xuất, tính toán cân đối giữa vốn đầu tư và thu nhập, xác định lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận trên đồng vốn.

- Phân tích tình hình hiệu quả rút kinh nghiệm cho vụ sau. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất, rút kinh nghiệm và hoạch toán kinh tế của TT do chủ TT tự làm.

1.2.4. Thị trƣờng cho sản phẩm của trang trại trồng trọt

Tất cả các TTTT hiện nay điều là những nơi sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường xã hội. Song nền kinh tế nước ta mới thực sự bước chân vào hàng hóa chưa lâu trình độ marketing chưa cao, chất lượng hàng hóa đưa ra thị trường mang nhiều yếu tố tự nhiên, chưa kết tinh được nhiều hàm lượng khoa học công nghệ hiện đại vào trong một đơn vị sản phẩm nên chưa tạo được những bước đi vững tin vào thị trường khu vực và thế giới.

Một số chủ TT gắn được sản xuất của mình với cơ sở chế biến nông sản như: lúa, bắp, mì, mía, cao su, cà phê, hạt điều... với thị trường trong nước tương đối ổn định nên làm an tương đối hiệu quả.

Một số ít do thiếu thông tin thị trường đi vào trổng những loại cây theo kiểu phong trào đã từng ngậm đắng nuốt cay vì thị trường bấp bênh không ổn định, được mùa mất giá.

KTTTTT là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu đồng thời cũng là thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm do công nghiệp và các ngành dịch vụ trong nước tạo ra.

Bởi vậy, để thúc đẩy KTTTTT phát triển nhà nước cần quan tâm khuyến khích bằng đường lối chính sách cụ thể hơn, cần quy hoạch các vùng sản xuất các loại cây trồng trong một thời gian hợp lý để nhanh chóng tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn hiệu quả hơn.

1.2.5. Gia tăng kết quả và hiệu quả trang trại trồng trọt

- Nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại trồng trọt:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại thể hiện ở việc gia tăng mức độ đóng góp về sản lượng và giá trị hàng hoá nông sản bằng cách thay đổi chất lượng bên trong của KTTTTT bao gồm việc đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng suất tuyệt đối trên mỗi đơn vị canh tác; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của trang trại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, sản xuất ra những sản phẩm nông sản hàng hóa có chất lượng cao hơn, giá trị lớn hơn; áp dụng những phương pháp quản lý sản xuất hiện đại để giảm thiểu rủi ro, giảm chí phí và hao hụt tổn thất trong tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.

Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của loại hình sản xuất này trong nền kinh tế, là chỉ tiêu có ý nghĩa sống còn của trang trại, nói lên khả năng và xu thế phát triển. Tuy nhiên, kinh tế trang trại trồng trọt được đánh giá là ngành kinh tế phát triển tốt nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định như: phụ thuộc vào thời tiết, thcri gian đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài,... nên cần phải có định hướng phát triển phù hợp theo từng vùng và có kênh thông tin thị trường chính xác kể cả đầu vào và đầu ra đảm bảo cho chủ trang trại đầu tư và tiêu thụ sản phẩm hợp lý.

- Nâng cao đóng góp của KTTTTT vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương:

trại đóng góp vào việc làm tăng tổng giá trị sản xuất của địa phương, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ kèm theo.

+ Về mặt xã hội: phát triển KTTTTT sẽ làm gia tăng các hộ giàu trong nông thôn nhờ việc sản xuất ở trang trại mang đến lợi nhuận cao cho họ. Việc phát triển KTTTTT còn tạo điều kiện để thu hút thêm lao động, tạo thêm việc làm mói, làm tăng thu nhập cho dân chứng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Để phát triển, chủ trang trại phải tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện bất lợi về cơ sở hạ tầng nên đã góp phần vào việc đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, các trang trại còn là tấm gương về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến, về hiệu quả cao để các hộ nông dân noi theo, nhờ đó thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển...

Tóm lại, phát triển KTTTTT là hình thức phát triển nông nghiệp hàng hóa. Phát triển KTTTTT không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng các trang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hóa, ở đó diễn ra sự phân công lao động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như bảo đảm việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Phát triển KTTT là phát triển nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, bền vững.

1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế trang trại trồng trọt

a. Chỉ tiêu chung về phát triển KTTT trồng trọt

- Số lượng trang trại trồng trọt qua các năm. - Tốc độ tăng của số lượng các trang trại.

- Số lượng trang trại phân theo loại hình trang trại trồng trọt. - Số lượng trang trại trồng trọt theo vùng địa lý.

b. Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của trang trại trồng trọt

- Quy mô diện tích đất đai. - Quy mô lao động.

- Quy mô vốn đầu tư.

c. Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại trồng trọt

* Giá trị sản xuất (Gross Output - GO)

- Giá trị sản xuất của hoạt động kinh tế trang trại:Là toàn bộ của cải vật

chất và dịch vụ do trang trại tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta tính cho một năm.

- Về giá: Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bán ra tính theo giá bán thực tế; sản phẩm để tiêu dùng, cho, biếu, tặng tính theo giá bán bình quân năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)