Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội

- Lao động của trang trại: Bao gồm lao động quản lý và lao động sản xuất trực tiếp, xét trên 2 khía cạnh là số lượng và chất lượng.

+ Số lượng lao động tuỳ thuộc vào: quy mô sản xuất của trang trại, trình độ cơ giới hoá, yêu cầu về nhân công do đặc trưng của ngành sản xuất, và khả năng thuê mướn lao động của chủ trang trại.

+ Chất lượng lao động phụ thuộc: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tay nghề, mức độ tận tụy của người lao động. Nhìn chung, lao động cung cấp cho các trang trại thường là nông dân (ngay cả bản thân chủ trang trại cũng thường xuất thân từ người nông dân) nên mức độ linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường còn thấp.

- Sự tích tụ vốn sấn xuất: Kinh tế trang trại trồng trọt là một mô hình sản xuất lớn có tỉ suất hàng hoá cao, chấp nhận cạnh tranh ngày càng gay gắt

và đặc biệt là luôn vận động theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trường, nên ngày càng cần phải được tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển.

Nguồn vốn cung cấp cho các trang trại trồng trọt bao gồm: sự hỗ trợ từ ngần sách địa phương, từ phía nhà nước, vốn tự có của chủ trang trại, vốn vay, vốn tín dụng, trong đó chủ yếu là vốn của chủ trang trại, phần hổ trợ từ phía nhà nước là rất hạn hẹp, vì thế khả tăng tích luỹ vốn để mở rộng kinh doanh, đầu tư trang trại thiết bị công nghệ tiên tiến là rất khó khăn.

- Những tác động của thị trường: Cùng với vốn, thị trường là vấn đề sống còn của kinh tế trang trại trồng trọt, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng tác động một cách mạnh mẽ tới tư duy và cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, đẩy nhanh phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá ở nông thôn, nhờ đó dân cư thoát khỏi tư duy kinh tế theo lối tiểu nông.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn: Đây chính là “bầu không khí sống” của kinh tế trang trại trồng trọt, là yếu tồ hỗ trợ cho kinh lế trang trại và trong nhiều trường hợp nó mang tính quyết định. Một hệ thống thuỷ lợi tốt, một mạng lưới điện và thông tin liên lạc đồng bộ, đầy đủ và một hệ thống thương mại đáp ứng đúng nhu cầu, là điều kiện thuận lợi như là sự thuận lợi với các yếu tố đầu vào khác. Một hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh nối vùng sản xuất - chế biến - tiêu thụ là một loạt những điêu kiện cần thiết để tạo ra một cơ chế sản xuất liên hoàn, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.

1.3.3. Yếu tố chính sách của địa phƣơng về phát triển trang trại

KTTT hiện nay đang trở thành một mô hình sản xuất mới, phát triển phù hợp quy luật.

Nhà nước về phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa nói chung và khu vực KTTT nói riêng. Các địa phương cần phải đề ra các định hướng và các chính sách phù hớp nhwafm thúc đẩy khu vực KTTT phát triển. Cụ thể là:

- Về mặt định hướng:

+ Điều tra, quy hoạch tiến tới xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở đó xây dựng các cơ sở chế biến, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân địa phương. Khuyến khích phát triển Kinh tế hộ sản xuất nhỏ phát triển thành hộ sản xuất hàng hóa lớn làm tiền đề để trở thành KTTT

+ Có chính sách huy động vốn đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến các nông sản phẩm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương.

+ Tăng cường việc chuyển giao ứng dụng các khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất, chế biến nông sản nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Phát triển khu vực KTTT theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Các chính sách cụ thể:

+ Về đất đai: hiện nay quỹ đất dùng để phát triển KTTT ở các địa phương không còn nhiều trong khi đát canh tác của các nông hộ còn manh mún do đó cần phải tích tụ và tập trung đất đai theo từng hộ và nhóm hộ. Nhà nước vận động các nông hộ chuyển đổi, chuyển nhượng đất canh tác để có diện tích liền vùng liền khoản trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để hình thành trang trại.

Tùy theo địa hình đất đai mà có các kế hoạch cụ thể trồng các cây phù hợp với sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Về vốn: Nhà nước cần có chế độ cho vay ưu đãi để khuyến khích các hộ trang trại đầu tư biên cạnh đó khuyến khích các nông hộ TT tự tích lũy vốn đầu tư để tái sản xuất mở rộng quy mô TT.

+ Về khoa học công nghệ: Hiện nay các TT ở các địa phương chủ yếu sử dụng lao động phổ thông do đó năng suất hiệu quả lao động thấp. Nhà nước cần khuyến khích sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, thu hoạch, thủy lợi, vận chuyển nông sản bằng hình thức bán trả góp các công cụ trên.

Tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, tổ chức các lớp tập huýnh nâng cao kiến thức cho các chủ TT như phương án tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng các mô hình TT phù hợp, đưa vào sản xuất các giống cây, con mới có năng suất cao. Tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm thực tiễn cho các chủ TT tại các địa phương trong nước.

+ Về thị trường: nhà nước chủ động bao tiêu sản phẩm để các TT an tâm sản xuất. Mở rộng nhiều hình thức, nhiều thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ nông sản phẩm thông qua ưu đãi về thuế, tín dụng. Tiến hành quy hoạch và thiết kế các nhà máy chế biến nông sản với quy mô hợp lý, lựa chọn công nghệ phù hợp nhằm tạo sản phẩm có chất lượng cao tại các khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào.

+ Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi: hình thành quỹ bảo hiểm về giá. Trên cơ sở tự nguyện do các TT đóng góp. Nhà nước quy định giá sàn và giá trần. Nếu sản phẩm bán vượt giá trần thì người sản xuất phải nộp một tỉ lệ nhất định để xây dựng quỹ, nếu bán thấp hơn giá sàn thì được trợ giá. Hình thành quỹ bảo hiểm thiên tai cũng trên cơ sở đóng góp tự nguyện của các chủ TT nhưng đóng thường xuyên theo mùa vụ theo năm. Nếu thiệt hại trong sản xuất do thiên tai gây ra trên mức quy định thì được hưởng trợ cấp từ quỹ này.

trường, trạm nhằm tập trung dân cư, gắn thị trường với sản xuất giải quyết tốt đầu ra và nâng cao dân trí.

Tóm lại, sự trợ giúp của nhà nước, địa phương có ý nghĩa là bà đỡ, là nền tảng cho KTTT phát triển.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐĂKLĂK

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐẮK LẮK

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình

Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên

toàn tỉnh là 13.125,37 km2, độ cao trung bình 400 – 800m so với mực nước

biển. Ranh giới hành chính như sau:

- Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.

- Phía Tây giáp tỉnh Đăk Nông và Vương quốc Cam Pu Chia. - Phía Nam giáp tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng.

- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai và Phú Yên.

Vị trí địa lý trên đã tạo thuận lợi cho Đắk Lắk có mối quan hệ giao lưu về kinh tế - xã hội với các tỉnh Nam Trung bộ, các tỉnh Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ, lưu thông hàng hóa và cải thiện các điều kiện xã hội trong tỉnh.

Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình Cao Nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng. Có thể chia thành các dạng địa hình chính sau:

+ Địa hình núi cao phân bố ở phía Đông Nam, có độ cao từ 1000 - 1500m, chiếm 25% diện tích toàn tỉnh. Đây là vùng sinh thủy lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như sông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm

+ Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, ngăn cách thung lũng sông Ba và Cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình 600 - 700m, chiếm 10% diện tích toàn tỉnh. Đây là vùng địa hình bào mòn, xâm thực, thực vật gồm các loại cây tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiêp.

+ Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đại diện có 2 cao nguyên lớn là: Cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên M’Đrăk.

+ Địa hình bán bình nguyên Ea Súp là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các Cao Nguyên. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình 180m. Chủ yếu là đất xám, tàng mỏng và đặc trưng thảm thực vật là rừng khộp rụng lá về mùa khô.

+ Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc - Lăk: nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400-500m. Đây là thung lũng của lưu vực Sêrêpôk tạo thành các vùng trũng thường bị lũ lụt vào các tháng 9, tháng 10 hàng năm.

b. Đất đai

Đắk Lắk khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như: dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao, thích nghi với nhiều loại cây trồng, tạo ra khối lượng nông sản lớn, đa dạng. Nhóm đất đỏ có diện tích 311.340 ha chiếm chiếm 23,72% diện tích tự nhiên của tỉnh, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su... Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển phát triển kinh tế trang trại đa dạng, có quy mô lớn.

Căn cứ vào các đặc trưng tự nhiên của từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp đã được phân lập trên địa bàn tỉnh Đăklăk. Đối chiếu với đặc điểm và

yêu cầu sinh thái của từng cây trồng hoặc nhóm cây trồng để đánh giá và rút ra khả năng phát triển nông nghiệp của từng vùng sinh thái.

Bảng 2.1. Tiềm năng phát triển nông nghiệp theo các vùng sinh thái tỉnh ĐăkLăk

Tiểu vùng sinh thái nông nghiệp

Khả năng phát triển nông nghiệp Mức độ Yếu tố hạn chế Cây trồng có thể phát triển I. Vùng bình nguyên Ea Súp: 485.054 ha (24,83% DTTN): huyện Buôn Đôn, Ea Súp

Trung bình - Loại đất - Tầng dầy đất - Khả năng tưới - Lúa nước

- Cây công nghiệp ngắn ngày

- Cây dài ngày: điều

II. Vùng cao nguyên Buôn Ma

Thuột-EaHleo: 325.648 ha

(16,17% DTTN): Buôn Ma Thuột, Cư M’Gar, TX Buôn Hồ, Krông Buk, Krông Năng, Ea H’Leo, Krông Pak, Ea Kar, CưKuin

Cao - KN tưới

- Cây công nghiệp DN: cà phê, cao su, hồ tiêu…

- Cây công nghiệp NN

III. Vùng cao nguyên M’Đrak:

309.057 ha (15,82% DTTN) huyện M’Drak Trung bình thấp - Độ dốc - Tầng dầy đất - Khả năng tưới - Cây CNNN: mè, mía

- Cây dài ngày: cao su, ca cao

IV. Vùng núi thấp trũng

Krông Ana-Lak: 283.453 ha

(14,51% DTTN) huyện Krông Ana, huyện Lak

Trung bình - Úng ngập - Độ dốc - Lúa nước - Cây CNNN - Cây CNDN: cà phê, tiêu…

V. Vùng núi cao Chư Yang Sin: 77.852 ha (3,98% DTTN) huyện Krong Bông, một phần huyện Lak

Rất thấp

- Độ dốc

- Tầng dầy đất - Lâm nghiệp

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp được tính toán dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố đất đai như: Loại đất, đặc điểm tính chất đất, độ dày tầng đất, độ dốc, địa hình tương đối…. Phân ra các cấp khả năng phát triển nông nghiệp của từng loại đất. Mỗi loại cây trồng yêu cầu về đất đai khác nhau, các cây trồng nông nghiệp được phân ra các nhóm đất sau:

Bảng 2.2. Phân loại diện tích đất phát triển nông nghiệp tỉnh ĐăkLăk nàm 2013

1.Đất không hoặc ít có hạn chế 218.294 ha

2.Đất hạn chế trung bình 420.758 ha

3.Đất hạn chế nhiều 53.768 ha

4.Đất rất hạn chế hoặc không có khả năng nông nghiệp 594.293 ha

5.Sông, suối, hồ 25.424 ha

Tổng diện tích tự nhiên 1.312.527 ha

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ĐăkLăk năm 2013

Căn cứ vào tiềm năng đất đai và yêu cầu về sử dụng đất, từ năm 2010 tỉnh Đăklăk cơ bản đã khai thác hết quỹ đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là các vùng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lúa nước, diện tích đất còn lại có khả năng mở rộng nằm trên các loại đất có nhiều yếu tố giới hạn. Do vậy trong giai đoạn 2010-2020 nền nông nghiệp Đăklăk chủ yếu là chuyển đổi cơ cấu sản xuất bao gồm: thâm canh, trồng xen, thay đổi giống mới, chuyển đổi cây trồng, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, áp dụng các tiêu chuẩn mới về sản phẩm trong nông nghiệp như quản lý dịch hại tổng hợp, rau an toàn, cà phê bền vững… Trong giai đoạn này một số diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, khu cụm công nghiệp…đất nông nghiệp bị thu hẹp nhất là trên các đất trên Bazan là loại đất quý.

c. Khí hậu, thời tiết

Do vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung từ 80-90% lượng mưa hàng năm, nhất là vào các tháng 7, 8 và 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, độ ẩm giảm, lượng nước bốc hơi lớn, khô hạn nghiêm trọng thường xảy ra trong thời kỳ này.

Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, nhiệt độ cao nhất 370

C, tháng nóng

nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Có

những năm nhiệt độ bất thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếu nước ảnh hướng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Lượng mưa bình quân toàn vùng 1.600 - 2.000mm, độ ẩm không khí trung bình 81 - 83%, độ bốc hơi mùa khô 14,6 - 15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5 - 1,7 mm/ngày.

Khí hậu Đắk Lắk có nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời và tổng nhiệt độ cao phù hợp với sản xuất nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, do phân hóa hai mùa rõ rệt nên luôn phải chú ý đến việc giữ nước, chống hạn vào mùa khô và xói mòn vào mùa mưa.

d. Nguồn nước, thuỷ văn

Hệ thống sông suối của Đắk Lắk khá phong phú, phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Đắk Lắk có 2 hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk và sông Ba. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có trên 489 hồ tự nhiên, nhân tạo. Đây có thể coi là kho chứa nước trên cao nguyên Đắk Lắk phục vụ cho công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)