7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
a. Về cơ chế chính sách
* Chính sách về đất đai:
- Quá trình tiến hành rà soát quỹ đất của các trang trại; xác minh nguồn gốc đất tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai còn chậm, còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ.
- Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần thúc đẩy kinh tế trang trại ngày càng phát triển, tuy nhiên theo quy định về mức hạn điền chưa khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển trang trại sản xuất hàng hóa.
Nhu cầu về vốn của các chủ trang trại hiện nay là rất lớn; vốn vay từ các tổ chức tín dụng còn rất hạn chế, chủ yếu các chủ trang trại tiếp cận được vốn vay từ các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên khi vay vốn ngân hàng các chủ trang trại còn gặp phải một số khó khăn như:
- Lượng vốn cho vay của các ngân hàng còn thấp so với nhu cầu của chủ trang trại (mới đáp ứng được khoảng 12,9% nhu cầu).
- Thời gian cho vay của ngân hàng chủ yếu là vay ngắn hạn; nguồn vốn trung và dài hạn ít không đáp ứng được nhu cầu vay.
- Thủ tục vay vốn phức tạp, thời gian giải ngân chậm, tỷ lệ vốn cho vay thấp hơn rất nhiều so với giá trị tài sản thế chấp...nên đã phần nào gây tâm lý e ngại đối với người đi vay.
* Chính sách khuyến nông:
Một số chương trình khuyến nông, lâm, ngư đã được triển khai đến từng địa phương, từng chủ trang trại; tuy nhiên nhiều trang trại chưa được hưởng lợi từ chương trình này.
* Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt chưa có quy hoạch.
Việc phát triển kinh tế trang trại luôn gắn với việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn với quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phương chưa xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trồng trọt, các trang trại phát triển tự phát; vì vậy không tạo được sự liên kết giữa phát triển trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, sự kết hợp đồng bộ giữa phát triển kinh tế trang trại trồng trọt với sự phát triển chung của địa phương về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin thị trường…
- Về tư liệu sản xuất:
Hiện nay, tư liệu sản xuất chính và chủ yếu của các trang trại là đất sản xuất, việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị sản xuất còn rất hạn chế. Đa số các trang trại mới tập trung vào mở rộng diện tích, sử dụng lao động phổ thông nhằm khai thác lợi thế tự nhiên nên sản phẩm sản xuất ra chủ yếu ở dạng thô, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động thấp, giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh trên thị trường chưa mạnh.
- Về trình độ sản xuất:
+ Do nguồn gốc xuất thân của các chủ trang trại đa dạng, trong đó chủ yếu là nông dân chưa qua đào tạo quản lý. Điều này gây khó khăn trong việc điều hành sản xuất kinh doanh và áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Các chủ trang trại trực tiếp điều hành sản xuất và lao động sản xuất, tỷ lệ này chiếm 90%, hình thức quản trị còn đơn giản, lao động khoán việc cụ thể chưa nhiều, lao động của chủ trang trại phần lớn là lao động phổ thông, hầu hết các trang trại chưa có lao động kỹ thuật để giám sát, đề xuất áp dụng xử lý các vấn đề kỹ thuật của trang trại.
+ Lao động làm việc tại các trang trại chủ yếu chưa qua đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật nên khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi công việc còn có những hạn chế nhất định.
* Vốn của trang trại:
Như trên đã nêu, quy mô vốn của các trang trại còn thấp và chủ yếu là vốn tự có, việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các ngân hàng còn khó khăn; điều này hạn chế rất lớn đến việc phát triển của các trang trại.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐĂKLĂK
3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐĂKLĂK
3.1.1. Quan điểm về phát triển trang trại trồng trọt ở tỉnh ĐăkLăk
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn cao hơn hình thức sản xuất kinh tế nông hộ, chủ yếu dựa
vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu qủa sản xuất trong
lĩnh vực nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng đi đôi với xóa đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư và xây dựng nông thôn mới.
Khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, khai hoang phục hóa, cải tạo đất để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất; từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp nông thôn.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ: đất đai, đào tạo, vay vốn, khoa học công nghệ, lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế trang trại.
Xác định kinh tế trang trại là loại hình kinh tế quan trọng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; là xu hướng tất yếu để sản xuất ra nông sản hàng hóa với số lượng lớn, giá thành hạ, chất lượng tốt và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Quy mô trang trại: tuỳ thuộc vào qũy đất, nguồn vốn và năng lực quản lý của chủ trang trại để hình thành, phát triển các trang trại có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Tăng cường sự liên kết giữa các chủ trang trang trại, hình thành nên câu lạc bộ, hiệp hội trang trại, tiến tới hình thành các doanh nghiệp lớn trong nông nghiệp.
Loại hình trang trại: khuyến khích phát triển các loại hình trang trại, tổ chức sản xuất theo hướng đa canh hoặc chuyên canh, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường để đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc lựa chọn phát triển loại hình trang trại phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh và phát huy được thế mạnh, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương.
Ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ phát triển các trang trại có quy mô lớn và đưa công nghệ vào sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất giống cây, con....đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá của các chủ trang trại.
Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thông qua các hoạt động như: xây dựng mô hình quản lý trang trại có hiệu quả, tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại, xúc tiến thành lập và đi vào hoạt động một số câu lạc bộ trang trại điểm ở một số huyện, thành phố làm nòng cốt để phát triển kinh tế trang trại.
Thực hiện tốt Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại.
3.1.3. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất trên cơ sở bảo vệ tốt môi trường nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của người dân, đồng thời từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
b. Mục tiêu cụ thể
* Giai đoạn 2011 - 2015:
- Phấn đấu đến năm 2015, số trang trại đạt tiêu chí toàn tỉnh là 2.220 trang trại, với tỷ lệ trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất chiếm khoảng 30%; trong đó có 455 trang trại chăn nuôi, 1.427 trang trại trồng trọt, 40 trang trại thủy sản, 38 trang trại lâm nghiệp và 260 trang trại tổng hợp.
- Đảm bảo giải quyết việc làm cho khoảng 10.271 lao động. Đồng thời, mở các lớp tập huấn các kiến thức kỹ thuật nông nghiệp để đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn lao động. Phấn đấu đến năm 2015, số lao động được đào tạo tập huấn các kiến thức khoa học kỹ thuật chiếm khoảng 30% tổng số lao động.
- Cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại.
- Tổng giá trị sản xuất hàng năm của các trang trại đạt 1.806 tỷ đồng. - Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại đến với các tầng lớp dân cư, để đảm bảo đến năm 2015, số trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại tối thiểu đạt 80% tổng số trang trại.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Số trang trại đạt tiêu chí trên địa bàn toàn tỉnh là 2.530 trang trại, với tỷ lệ trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất chiếm khoảng 50%; trong đó có 563 trang trại chăn nuôi, 1.540 trang trại trồng trọt, 52 trang trại thủy sản, 50 trang trại lâm nghiệp và 325 trang trại tổng hợp.
- Giải quyết việc làm cho khoảng 11.292 lao động, trong đó số lao động được đào tạo tập huấn các kiến thức khoa học kỹ thuật, chiếm khoảng 50% tổng số lao động.
- Đào tạo tập huấn cho 100% chủ trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại.
- Tổng giá trị sản xuất hàng năm của các trang trại đạt 2.101 tỷ đồng. - Số trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt 90% tổng số trang trại.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM 2020 NĂM 2020
Trang trại trồng trọt là một tổ chức vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của các trang trại trồng trọt được quyết định bởi những điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong. Chính vì vậy, các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trồng trọt phải được tác động từ hai phía:
Các giải pháp vĩ mô được thực hiện trước hết bởi các cơ quan Nhà nước các cấp, nhằm tạo tiền đề, điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho sự ra đời và phát triển kinh tế trang trại trồng trọt theo đúng hướng và quan điểm đã được xác định.
Các giải pháp vi mô được đưa ra để giải quyết những vấn đề cụ thể của các trang trại trồng trọt từ việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào, quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh cho đến việc chế biến tiêu thụ sản phẩm của trang trại trồng trọt.
Dựa vào kết quả phân tích đánh giá tình hình thực trạng phát triển trang trại trồng trọt ở tỉnh ĐăkLăk và định hướng, quan điểm phát triển nêu trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại trồng trọt tỉnh ĐăkLăk trong những năm tới.
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển TTTT
- Việc triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại có liên quan đến một số Sở, Ban ngành của tỉnh như: tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai, tài chính, thuế, bảo hiểm…dó đó để chính sách mang lại hiệu quả cao thì cần có sự vào cuộc quyết liệt, sự phối hợp nhịp nhàng của các Sở ban ngành liên qua và các địa phương.
- UBND tỉnh cần chỉ đạo để các huyện triển khai việc quy hoạch phát triển KTTT trên từng địa bàn.
- Tiếp tục tăng cường đào tạo tập huấn cho các chủ TT về kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh, về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như áp dụng cây giống mới, cách chăm sóc theo hướng hiệu quả và biền vững.
- Về thuế
chính sách thực hiện miễn giảm thuế cho các trang trại từ 1-3 năm tuỳ theo loại hình sản xuất kinh doanh và địa bàn canh tác của trang trại.
+ Các trang trại được giảm tiền thuế đất theo qui định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, ngư nghiệp.
+ Thực hiện miễn giảm thuế cho các sản phẩm hàng hóa của các trang trại tham gia xuất khẩu.
- Ngoài ra UBND tỉnh nền đề xuất kiến nghị với Trung ương một số vấn đề sau:
+ Ban hành chính sách khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các chủ trang trại khi sang nhượng đất của các hộ dân trong vùng và cấp GCNQSDĐ khi họ thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa.
+ Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Để khuyến khích các chủ trang trại tự nguyện làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và đảm bảo quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại được thuận lợi, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu có chính sách ưu tiên đối với các trang trại có giấy chứng nhận kinh tế trang trại như: đất đai, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...
+ Cần xem xét điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng để phù hợp hơn với tình hình thực thế hiện nay.
+ Cấp kinh phí bổ sung hàng năm để các địa phương thực hiện nhiệm vụ đào tạo, tập huấn chủ trang trại và xây dựng một số mô hình trang trại điểm.
+ Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh ở các địa phương cần tăng cường, bổ sung thêm số dư nợ dành cho đối tượng vay là các chủ trang trại, đặc biệt là nguồn dư nợ trung và dài hạn. Mặt khác, cần đơn giản hoá thủ tục cho vay và có chính sách chia sẻ một phần rủi ro với các trang trại khi có sự cố xảy ra như: dịch bệnh, hạn hán, biến động lớn về giá cả thị trường...
+ Đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh Thông tư số 82/2000/TT- BTC, ngày 14/8/2000 về hướng dẫn tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bổ sung một số chính sách như: khoa học và công nghệ; thị trường và xúc tiến thương mại; đào tạo, tập huấn chủ trang trại…