Giải pháp hoàn thiện tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức sản xuất

Để năng cao trình độ sản xuất kinh doanh của các TTTT ở tỉnh ĐăkLăk, òi hỏi người chủ TT phải được đào tạo đầu đủ về kiến thức rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm trong thực tế không chỉ người giỏi về kỹ thuật nông nghiệp mà còn giỏi kiến thức về quản lý kinh tế thị trường, có tinh thần hợp tác trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Để thực hiện điều đó trong thời gian tới cần phả:

- Về hình thức tổ chức quản lý TT: cần khuyến khích hợp tác giữa các TT theo hình thức liên doanh liên kết nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng TT.

- Nâng cao trình độ quản lý, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như khả năng tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong các TTTT.

- Xuất phát từ đặc điểm của TT (đất đai, khí hậu, vị trí, nguồn lực...) và đặc điểm nhu cầu thị trường nông sản để xá định một cách hợp lý phương hướng sản xuất của các TT từ ngắn hạn đến dài hạn.

- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ hoạch toán sản xuất kinh doanh cho các chủ TT nhằm giúp các chủ TT quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hồi được vốn và có lợi nhuận.

3.2.5. Giải pháp mở rộng thị trƣờng

Trang trại với mục đích sản xuất kinh doanh chính là tạo ra sản phẩm hàng hoá để cung cấp cho thị trường nhằm thu lợi nhuận cao đối với tất cả các đơn vị sản xuất hàng hoá, thị trường gồm: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Cùng với sự phát triển năng động của cơ chế thị trường sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì thị trường đầu ra cũng ngày càng quan trọng, có thể nói là vấn đề có tính quyết định bởi nếu nông sản phẩm sản xuất ra mà không bán được thì không những không phát triển được sản xuất mà còn dẫn đến sự phá sản. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì thị trường đầu ra lại càng trở nên quan trọng, vì các sản phẩm của nông nghiệp là những sản phẩm tươi sống, rất dễ hư hỏng, xuống cấp. Do vậy việc tiêu thụ được ngay nông sản phẩm là vấn đề then chốt quyết định việc phát triển sản xuất. Chính vì vậy các giải pháp về thị trường là vấn đề lớn cần được giải quyết tốt. Muốn vậy cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Trước hết cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện công tác quy hoạch và phát triển các vùng chuyên môn hoá sản xuất với khối lượng lớn. Trên cơ sở đầu tư xây dựng mới, mở rộng nâng cấp các cơ sở chế biến nông sản để tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu của kinh tế trang trại.

- Nhà nước cần phải sớm hình thành hệ thống tổ chức dự báo thị trường. Thông qua các trung tâm khuyến nông, các cơ quan chức năng, các

hình thị trường trong và ngoài nước cho nông dân một cách công khai, rộng rãi. Như vậy sẽ hạn chế trường hợp các trang trại bị tư thương ép giá.

- Khuyến khích và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động dịch vụ thương mại, cung cấp vật tư, máy móc.. cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là giải pháp quan trọng để hạn chế, thủ tiêu sự độc quyền lũng đoạn của tư thương, chống lại mọi thủ đoạn ép giá mà các trang trại phải chịu khi không có nhiều cơ hội để lựa chọn khách hàng trong quan hệ mua bán.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông sản tại chỗ nhằm có thị trường ổn định, nâng cao giá trị sản phẩm cho các trang trại, phải gắn sản xuất với chế biến. Đẩy mạnh hình thức tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng kinh tế giữa nông dân với các cơ sở chế biến.

- Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ, trong đó nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở những vùng trọng yếu, khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế để giải quyết đầu ra cho các trang traị, hộ nông dân. Tăng cường các loại phương tiện vận chuyển, bảo quản với trang thiết bị hiện đại, hạn chế tổn thất sau thu hoạch.

Khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện của các chủ thể nhằm tiết kiệm chi phí, chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cung ứng vật tư cho các trang trại.

- Cho phép các trang trại uỷ thác xuất khẩu hoặc xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của trạng trại. Nhà nước tăng cường công tác dự báo thị trường bằng nhiều hình thức cung cấp kịp thời thông tin thị trường cho các trang trại cần có chính sách bảo hộ sản xuất, giảm bớt mất mát cho các trang trại khi gặp biến động bất thường do thiên tai và trên thị trường trong nước và trên thế giới gây ra.

- Khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các trương trình dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

3.2.6. Giải pháp tăng cƣờng liên kết sản xuất các trang trại

Hình thành các trang trại theo mô hình liên kết giữa trang trại với nông dân. Đây là một hình thức liên kết mà một trang trại có uy tín tiến hành ký hợp đồng cam kết với các hộ nông dân trong vùng về việc sử dụng ruộng đất theo kế hoạch sản xuất chung, việc tiến hành canh tác vẫn giao cho các hộ gia đình thực hiện. Tùy theo quy mô và trình độ sản xuất, các trang trại có được mở rộng sang trang trại cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ cho nông dân.

Các trang trại trong cùng lĩnh vực phải liên kết và hợp tác với nhau, bên cạnh việc tìm kiếm hợp tác với những tổ chức kinh tế khác, nhắm chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Một hình thức hợp tác, liên kết tiêu biểu và đem lại hiệu quả cao là chương trình liên kết “4 nhà” giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông là tiêu biểu nhất.

Chính quyền địa phương thường xuyên liên hệ, tìm kiếm doanh nghiệp có thể hổ trợ đầu vào cho nông dân sản xuất, bao tiêu sản phẩm đầu ra. Chính quyền quy hoạch, hướng dẫn người nông dân sản xuất cây, con để đảm bảo số lượng, chất lượng yêu cầu. Tỉnh hướng dẫn nhân dân thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác hoặc các hợp tác xã, cử ra ban đại diện cùng với chính quyền làm việc với doanh nghiệp thống nhất giá cả hoặc những vấn đề khó khăn, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng hợp đồng để giữ uy tín, duy trì niềm tin

3.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả

* Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Để các sản phẩm nông nghiệp sản sản xuất ra có thể tiêu thụ được và có sức cạnh tranh cao, các trang trại cần có sự trợ giúp tích cực và thoả đáng hơn nữa từ phía Nhà nước. Muốn vậy, Nhà nước cần đầu tư cao cho khoa học và công nghệ, đồng thời có biện pháp hữu hiệu trong việc khuyến khích huy động tối đa sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức và các nhà khoa học vào nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp - nông thôn. Trước hết là đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học gồm cả cơ chế quản lý tài chính nhân sự để tạo điều kiện hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học thực sự có đủ năng lực tạo ra những đột phá về khoa học công nghệ, xoá bỏ tình trạng bao cấp manh mún, phân tán hình thức kém hiệu quả trong nghiên cứu khoa học.

Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng trực tiếp nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, khoa học công nghệ ở đây được hiểu cả trong sản xuất và trong cung ứng vật tư sản xuất (giống cây trồng) lẫn tiêu thụ sản phẩm sản xuất. Nếu chủ trang trại không có giống tốt về cây trồng, vật nuôi sẽ dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm kém, sản phẩm sẽ khó tiêu thụ, thậm chí không tiêu thụ được. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đạt hiệu quả cao hơn, về mặt khoa học công nghệ cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cường nhập khẩu công nghệ tiến bộ của nước ngoài, nhất các loại giống cây trồng, vật nuôi và máy móc thiết bị có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, từng loại hình trang trại,...

- Tập trung đổi mới giống cây trồng, công nghệ chế biến sau thu hoạch, tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng, áp dụng công nghệ sau thu hoạch, các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước.

- Thực hiện quy hoạch, xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho sản xuất, chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng để xây dựng các hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của trang trại.

- Quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây công nghiệp, hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để đảm bảo giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và các hộ nông dân.

- Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, kỹ thật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng.

- Tổ chức dịch vụ kỹ thuật như dịch vụ giống, dịch vụ bảo vệ thực vật,...cho trang trại theo nhiều hình thức, khoán gọn khâu bảo vệ, khoán theo công đoạn dịch vụ,...

- Tăng cường hệ thống khuyến nông trên cơ sở xã hội hoá, giúp trang trại và nông dân cải tiến phương pháp và kỹ thuật canh tác. Hệ thống khuyến nông có vai trò tích cực trong việc phổ biến, tập huấn, ứng dụng vào thực tiễn những tiến bộ khoa học như: đưa giống cây có chất lượng, năng suất cao,...

Đi đôi với việc củng cố hoàn thiện hệ thống khuyến nông cần phải xây dựng hệ thống khuyến nghề ở khu vực nông thôn. Cũng như khuyến nông, khuyến nghề có nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để hỗ trợ người dân nông thôn phát huy các khả năng của mình, khuyến nghề cũng phải được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương và trực thuộc Bộ NN&PTNT.

được thế mạnh của minh, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, phù hợp vói nhu cầu thị trường, tạo ra sự phát triển bền vững cho trang trại. Để thực hiện quá trình chuyển đổi này, ngoài nỗ lực của bản thân các trang trại, cần thiết phải có sự hỗ trợ mặt từ các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học như nghiên cứu, xác định các mô hình phát triển bền vững trang trại phù hợp với đặc điểm từng vùng, hỗ trợ về vốn, công nghệ,... để chuyển đổi mô hình trang trại. Hình thành các công ty chuyên kinh doanh kho bãi nhằm đáp ứng nhu cầu thuê sân phơi, nhà kho để lưu giữ nông sản đối với những trang trại không có điều kiện để hình thành sân bãi, nhà kho riêng; nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản nhằm kéo dài thời gian bảo quản, giảm tỷ lệ hư hỏng nông sản. - Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản: Việc xây dựng và đăng ký thương hiệu hàng hóa nông sản là vấn đề hết sức quan trọng đối với thương mại nông sản trong điều kiện gia nhập WTO. Hầu hết các trang trại ở ĐăkLăk chưa đăng ký, xây dựng thương hiệu nông sản. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiêu thụ nông sản, nhất là tiêu thụ xuất khẩu, thường bị thiệt hại nặng nề bởi biến động giá.

* Tổ chức tốt tiêu thụ nông sản của trang trại trồng trọt

Thông tin thị trường là nhu cầu thiết thực và thường xuyên của các trang trại. Chủ trang trại cần chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của trang trại. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ, điều kiện tiếp cận nên sự nắm bắt thông tin của các trang trại là chưa đủ, chưa kịp thời và đôi khi gặp phải những thông tin thiếu chính xác gây thiệt hại cho trang trại.

Ngoài việc trang trại tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, các trang trại cần chú trọng quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của trang trại để người tiêu dùng biết và phân biệt vói các sản phẩm khác như thường xuyên tham gia các hội chợ trong và ngoài nước “Hội chợ

Festival cà phê Buôn Ma Thuột, “Hội chợ hàng nông sản ĐăkLăk”, “Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao”,... để giói thiệu sản phẩm, tìm đối tác kinh doanh,...

- Mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời chú trọng phát triển thị trường nội địa.

Nhiều sản phẩm của trang trại tỉnh ĐăkLăk tham gia vào thị trường xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu, cao su,... nhưng chủ yếu là sản phẩm thô, tiêu thụ qua nhiều tầng nấc trung gian, khối lượng bán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu chưa nhiều nên doanh số cao nhưng lực không mạnh, lợi nhuận thu được không tương ứng vói kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, chủ trang trại cần chú ý huy động nguồn lực và cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để tập trung đầu tư chiều sâu cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương (cà phê, hồ tiêu, cao su,...) đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thực hiện chương trình xúc tiến bán hàng theo hướng tăng cường sự tham gia của các Hiệp hội và doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh mở rộng thị trường xuất khẩu cần chú trọng khai thác, phát triển thị trường nội địa. Trong những năm gần đây, thu nhập và đời sống của một số tầng lớp dân cư đã tăng lên đáng kể, có nhu cầu cải thiện mức sống.

- Khuyến khích phát triển doanh nghiệp kinh doanh nông sản.

Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản tổ chức thu mua sản phẩm của các trang trại sau khi thu hoạch hoặc cũng có thể cho các trang trại ký gửi sản phẩm nếu thấy giá cả thời điểm gửi hàng chưa phù hợp. Trên cơ sở giá trị nông sản ký gửi, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có thể cho chủ trang trại vay một số vốn nhất định để tái đầu tư sản xuất vụ sau. Chủ trang trại có thể lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để chốt giá, bán số nông sản đã gửi của mình. Như vậy, chủ trang trại được quyền quyết định thời điểm và giá bán sản

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao trong sản xuất so với kinh tế nông hộ góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt của nông thôn, tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Với những bước đi đầu trong quá trình tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt.

Kinh tế trang trại đã giải quyết tình trạng lao động nông nhàn ở nông thôn, phân bổ lại dân cư và lao động giữa các vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, KTTT còn là hình mẫu tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường ở nông thôn.

Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)