Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CO PHẦN BẢO VIỆT (Trang 32 - 36)

1.2.5.1. Mức độ áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Để đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp ước Basel II với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, các ngân hàng sẽ hoạch định lại hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh một cách tích cực hơn. Trong khuôn khổ Basel II, các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến được

triển khai đảm bảo cho những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt, giảm thiểu chi phí, tập trung phát triển các mảng nghiệp vụ kinh doanh mới và hiệu quả hơn trong các quyết định phân bổ nguồn vốn kinh doanh.

Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro đuợc tăng cuờng, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ đuợc chủ động áp dụng, đồng thời nguồn vốn đuợc quản lý một cách hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực tín dụng, các NHTM sẽ phải chuyển huớng tập trung vào đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, thay vì dựa chủ yếu vào tài sản đảm bảo.

Basel II và các văn bản bổ sung của Basel yêu cầu các NHTM phải có hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến, trong đó bao gồm chính sách quản lý rủi ro, các phuơng pháp luận quản lý rủi ro. Các yêu cầu của Basel II về hệ thống quản lý rủi ro xoay quanh việc xây dựng, triển khai và ứng dụng các mô hình đo luờng rủi ro. Hiệp uớc Basel huớng tới việc xây dựng nền tảng vững chắc các quy định về bảo đảm an toàn vốn, giám sát ngân hàng phù hợp và các quy tắc thị truờng. Mục tiêu cao nhất là các ngân hàng tuân thủ Basel II sẽ tăng cuờng hơn nữa hoạt động quản lý rủi ro. Nhu vậy, áp dụng Basel II thì ngân hàng phải nâng cao khả năng quản trị rủi ro để với một luợng vốn tuơng đuơng với ngân hàng khác thì ngân hàng có thể đem đi kinh doanh, đầu tu, cho vay nhiều hơn tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Nguợc lại, nếu ngân hàng quản trị rủi ro kém thì rủi ro tăng lên và kéo theo yêu cầu vốn cũng tăng lên, làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, có thể nói rằng, đây không chỉ đơn thuần là tuân thủ quy định của cơ quan quản lý, mà còn là nhu cầu nội tại của ngân hàng để thực sự thay đổi phuơng thức kinh doanh dựa trên nền tảng quản trị rủi ro, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng

Điều này cho thấy mức độ áp dụng các nguyên tắc QTRR TD theo Basel II có thể đánh giá công tác QTRR TD tại ngân hàng đang ở đâu so với

chuẩn mực thế giới, có tốt hay không, an toàn hay không.

1.2.5.2. Tính tuân thủ trong thực hiện các nguyên tắc quản trị rủi ro tín

dụng

Việc tuân thủ và thực hiện các nguyên tắc QTRR TD theo Basel II là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá công tác QTRR TD của ngân hàng.

Tất cả các nguyên tắc, quy trình, quy định chỉ là trên giấy tờ và lý luận, ta chỉ thấy kết quả thực sự của nó khi triển khai trên thực tiễn. Với mỗi nội dung trong 4 nội dung QTRR TD đều có ý nghĩa và vai trò riêng biệt không thể thay thế. Cùng 4 nội dung trên, nhung với quy trình khác nhau, các chủ thể thực hiện khác nhau cho ra những kết quả khác nhau, điều này xuất phát từ công tác triển khai trên thực tế 4 nội dung đó nhu thế nào, tuân thủ đúng trình tự và đúng nội dung yêu cầu hay không, do đó thông qua thực trạng thực hiện các nguyên tắc QTRR TD đã đề ra có thể trả lời câu hỏi việc QTRR TD của ngân hàng có tốt hay không, tuân thủ chặt chẽ hay không, hiệu quả nhu thế nào thông qua:

Thứ nhất: Tính tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này phản ánh việc các nguyên tắc trong quản trị rủi ro đua ra có đuợc tuân thủ nghiêm túc hay không. Tính tuân thủ thể hiện ở việc thực hiện đầy đủ các quy trình, quy tắc, yêu cầu trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tính tuân thủ càng cao càng thể hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đuợc thực hiện một cách chặt chẽ và có tính nguyên tắc cao, khả năng hạn chế và kiểm soát rủi ro tốt hơn và nguợc lại.

Thứ hai: Tính đầy đủ các nội dung trong nguyên tắc quản trị rủi ro tín

dụng. Các nội dung trong nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng bao hàm toàn bộ những yêu cầu, huớng dẫn công việc phải thực hiện trong một nguyên tắc quản

nghiêm túc càng phát huy được tác dụng của các nguyên tắc trong công tác quản

trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Do đó, việc thực hiện đầy đủ các nội dung của nguyên tắc đã đưa ra trong quản trị rủi ro tín dụng có thể phản ánh chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại một ngân hàng là tốt và ngược lại.

1.2.5.3. Kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại một ngân hàng tốt hay xấu được phản ánh trực tiếp qua các kết quả đạt được của công tác này tại ngân hàng. Kết quả này được thể hiện qua các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng... Các tỷ lệ này hợp lý, nằm trong giới hạn cho phép của ngân hàng và nó kiểm soát được phản ánh công tác quản trị RRTD tại ngân hàng là tốt, ngược lại, các tỷ lệ này quá cao, không phù hợp với năng lực của ngân hàng sẽ phản ánh sự yếu kém trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng được phản ánh cụ thể qua các chỉ tiêu cụ thể như:

Tỷ lệ nợ quá hạn:

Theo khoản 6 điều 3 thông tư số 02/2013/TT-NHNN thì khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = ợqua ạn x100 Tông dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng đó trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu:

Theo khoản 8 điều 3 thông tư số 02/2013/TT-NHNN, “Nợ xấu hay nợ khó

đòi là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (dưới chuân), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm

5 (có khả năng mất vốn)

được quy định Tỷ ið nơ χΛu = Tông nợ xâu χι θθ tại điều 10 và

Bản chât của nợ xâu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không

thể thu hồi lại được và bị xóa sô khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xâu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay

không thể thu hồi lại được. Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ nợ xâu được dùng là một

chỉ tiêu để phân tích tình hình chât lượng tín dụng tại ngân hàng. Nó cho biết quy mô và tỷ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay. Tỷ lệ nợ xâu

càng cao thể hiện chât lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Tuy nhiên sử dụng tỷ lệ nợ xâu cũng có hạn chế, bởi đây là chỉ số của quá khứ,

mang tính thời điểm, thêm nữa là nó là tỷ lệ tương đối nên chưa phản ánh hết được mức độ rủi ro thực tế của ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CO PHẦN BẢO VIỆT (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w