2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ CỔ
PHẦN BẢO VIỆT
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN ngày 11/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt (Baoviet Bank) là thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng là một ngân hàng thương mại trẻ trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Sự ra đời của Baoviet Bank góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt.
Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước, Baoviet Bank có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
Tên giao dịch trong nước: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt Tên viết tắt: Baoviet Bank
Trụ sở: số 16 Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trở thành ngân hàng hàng đầu về chất lượng dịch vụ và giải pháp tài chính toàn diện ngân hàng - bảo hiểm - đầu tư.
Sứ mệnh
Xây dựng một ngân hàng hiện đại, đề cao tính chuẩn mực trong quản trị điều hành và hoạt động, đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng thông qua đó tạo giá trị gia tăng bền vững cho cổ đông, lợi ích dài hạn cho nhân viên và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Giá trị cốt lõi
Hướng tới chuẩn mực: Chuẩn mực về mô hình tổ chức, mô thức quản trị, công nghệ, dịch vụ ngân hàng và môi trường hoạt động để xây dựng một ngân hàng năng động.
Hiệu quả bền vững: Ưu tiên cho các nỗ lực, những đóng góp thiết thực để tạo ra hiệu quả bền vững. Coi trọng việc đánh giá đúng rủi ro và xây dựng nguồn lực, năng lực cần thiết cho việc duy trì hiệu quả bền vững.
Sáng tạo không ngừng: Nắm bắt và sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng, cơ hội mới, có giải pháp hoàn thiện nhằm tạo sự khác biệt. Luôn coi sáng tạo là chìa khóa của thành công trong môi trường kinh doanh ngân hàng đầy cạnh tranh và biến động.
Hợp tác thành công: Đề cao tinh thần hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp và phát huy sức mạnh tập thể.
Đồng lòng chia sẻ: Có tinh thần trách nhiệm, chia sẻ với đồng nghiệp, khách hàng và cộng đồng xã hội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
ST T KHOẢN MỤC 2012 2013 2014 2015 Số tuyệt đối Số tuyệt đối Tỷ lệ so năm trước (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ so năm trước (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ so năm trước (%) 1 Tổng tài sản có 13,3 23 16,896 127 24,204 1 43 30,740 127 2 Vốn chủ sở hữu 3,1 55 3,258 103 3,339 02 1 3,360 1 10 3 Vốn điều lệ 3,0 00 3,000 ĩõõ 3,150 1 05 3,150 10 0 4 Huy động 6,2 65 8,602 137 12,411 44 1 15,125 122 5 Cho vay 6,7 48 7,957 118 9,792 23 1 12,893 132 6
Lợi nhuận trước thuế
123 140 114 129 92 110 85
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức
(Nguồn: Báo cáo quản trị 2015 - NHTM CP Bảo Việt)
2.1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2015
Giai đoạn 2012- 2015 là giai đoạn hết sức căng thẳng và khó khăn với ngành ngân hàng. Một trong những vấn để nổi bật nhất là tỷ lệ nợ xấu đáng báo động, đặc biệt bùng nổ về nợ xấu năm 2012. Trong “Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng” tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XIII đã thống kê theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 9 năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng lên đến 17%. Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội và phê duyệt Đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn đầu thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam theo Quyết định số 254/2012/QĐ-CP. Các ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong tình hình kinh tế đầy khó khăn và thách thức đó, Baoviet Bank đã nỗ lực không ngừng để ổn định và giữ vững tăng truởng, đạt đuợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Để thấy rõ hơn những thành tựu mà ngân hàng đạt đuợc, luận văn phân tích một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng cụ thể nhu sau:
Bảng 2.1: Những thông số tài chính cơ bản
729/NHNN-CSTT của Ngân hàng Nhà nuớc, gồm các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, nhung qui mô nhỏ đuợc phép tăng truởng tín dụng tối đa 15%, đây là một kết quả rất có ý nghĩa đối với ngân hàng, tạo niềm tin và buớc đà để ngân hàng tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng của mình. Xét về quy mô, tổng tài sản tăng mạnh trong năm 2014 và 2015, đặc biệt tổng tài sản năm 2015 đạt 30,740
tỷ đồng, tăng 2.3 lần so với năm 2012, tăng 1.8 lần so với năm 2013. Trong đó phần lớn là do tăng trưởng tổng giá trị các khoản nợ (cho vay), năm 2015 tăng 31.67% so với năm 2014, tăng 62.03% so với năm 2013. Tương ứng với đó, năm 2012 ngân hàng thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ, từ 1,500 tỷ đồng lên 3,000 tỷ đồng theo đúng lộ trình và tiếp tục tăng trong thời gian tới, dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên 5,200 tỷ đồng và đã được phê duyệt. Tốc độ tăng trưởng huy động ổn định. Tính đến năm 2015, số dư huy động đạt 15,125 tỷ đồng, tăng 2.4 lần so với năm 2012, tăng 1.8 lần so với năm 2013 và 1.2 lần so với năm 2014. Vốn huy động chủ yếu là từ dân cư, là nguồn vốn có tính ổn định cao. Sự tăng trưởng này có được là nhờ ngân hàng đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, thân thiện và thấu hiểu khách hàng hơn, cùng với đó là thực hiện những chương trình khuyến mãi như “Rước lộc đầu xuân”, “Chào hè rộn ràng”, “Mừng sinh nhật ngân hàng” .. để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN BẢO VIỆT
2.2.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt
2.2.1.1. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Trong quy trình tín dụng sẽ thể hiện rõ ràng từng bước đi cụ thể từ khi chuẩn bị hồ sơ đến khi kết thúc quan hệ tín dụng. Quy trình tín dụng bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo quy định về cho vay của Baoviet Bank, Các bước chủ yếu của quy trình cho vay gồm 9 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ tín dụng của Khách hàng
Trong bước này chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện:
khách hàng tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng và huớng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng theo quy định của Baoviet Bank.
+ Thu thập thông tin liên quan đến khách hàng. Căn cứ Hồ sơ tín dụng đuợc khách hàng cung cấp, Chuyên viên Quan hệ khách hàng thu thập các thông tin liên quan và chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu để thẩm định tín dụng.
Bước 2: Thẩm định tín dụng
Trong buớc này bộ phận thẩm định tín dụng tiến hành thẩm định các nội dung thẩm định sau:
+ Thẩm định khách hàng: tu các pháp lý, năng lực kinh doanh, năng lực tài chính.
+ Thẩm định phuơng án kinh doanh, dự án đầu tu, phuơng án đề nghị bảo lãnh,... về mục đích sử dụng vốn vay, hiệu quả của dự án, phuơng án và khả năng trả nợ, thực hiện nghĩa vụ của khách hàng; đánh giá mức độ rủi ro của dự án, phuơng án.
+ Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng hoặc của nguời thứ ba (nếu có).
+ Đánh giá lợi ích và các loại rủi ro của ngân hàng từ khoản cấp tín dụng. + Đề xuất tín dụng: đồng ý, không đồng ý cấp tín dụng; giá trị khoản cấp tín dụng; lãi suất, phí, tài sản đảm bảo, các điều kiện khác kèm theo.
+ Thẩm định các thông tin khác nếu thấy cần thiết.
Bước 3: Tái thẩm định Tín dụng
Theo quy trình cấp tín dụng, việc tái thẩm định do Phòng tái thẩm định thực hiện. Trong đó thực hiện tái thẩm định các nội dung của buớc thẩm định truớc đó đối với những món trên 1 tỷ đồng hoặc đối với những món trình khác biệt về tài sản đảm bảo. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo kết quả phê duyệt tín dụng cho Đơn vị kinh doanh.
Sau khi thẩm định và tái thẩm định, phê duyệt tín dụng do các cấp có thẩm quyền quyết định (gồm Giám đốc đơn vị kinh doanh, Khối Ngân hàng bán lẻ, Ủy ban tín dụng, Hội đồng tín dụng).
Bước 5: Hoàn thiện Hồ sơ tín dụng
Trên cơ sở hồ sơ tín dụng và phê duyệt tín dụng đuợc khách hàng chấp nhận, Chuyên viên Tác nghiệp tín dụng soạn thảo và hoàn thiện các hợp đồng, văn bản tín dụng cần thiết theo quy định và chuyển cho khách hàng ký. Đồng thời huớng dẫn Khách hàng hoàn thiện các giấy tờ, hồ sơ cần thiết khác để hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Cũng trong buớc này, Chuyên viên quan hệ Khách hàng phối hợp với chuyên viên tác nghiêp tín dụng thực hiện các việc cần thiết theo quy trình nhận tài sản bảo đảm truớc khi ký hợp đồng bảo đảm.
Bước 6: Nhập liệu T24
Căn cứ nội dung hồ sơ tín dụng, các hợp đồng, các văn bản đã đuợc ký kết giữa ngân hàng với khách hàng, nguời có tài sản đảm bảo, chuyên viên tác nghiệp tín dụng tiến hành nhập liệu và kiểm soát nhập liệu trên hệ thống T24 về cấp hạn mức tín dụng, collateral...
Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ
Chuyên viên quan hệ khách hàng là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đề nghị giải ngân, hồ sơ đề nghị phát hành L/C đã đuợc phê duyệt, chuyên viên quan hệ khách hàng phối hợp, huớng dẫn khách hàng hoàn thiện các điều kiện và hồ sơ cần thiết để giải ngân khoản vay, phát hành bảo lãnh, phát hành L/C,. theo nội dung đã đuợc phê duyệt và kiến nghị của khách hàng.
Bước 8: Kiểm soát và giải ngân
+ Kiểm soát hồ sơ giải ngân: Sau khi giám đốc đơn vị kinh doanh hoặc nguời ủy quyền ký khế uớc nhận nợ, thu bảo lãnh, chuyên viên tác nghiệp
thực hiện kiểm tra lại toàn bộ các hồ sơ trước khi giải ngân cho khách hàng vay vốn, chuyển thư bảo lãnh đến người thụ hưởng, yêu cầu chuyên viên quan hệ khách hàng bổ sung các giấy tờ còn thiếu hoặc điều chỉnh các nội dung có sai sót.
+ Định kỳ hoặc đột xuất, chuyên viên quan hệ khách hàng phải tiến hành đánh giá việc sử dụng vốn vay và báo cáo giám sát hoạt động của khách hàng theo đúng quy định về cho vay của ngân hàng.
+ Theo dõi và thu hồi nợ gốc lãi: Định kỳ, chậm nhất vào ngày 25 hàng tháng, chuyên viên tác nghiệp tín dụng rà soát lại toàn bộ các khoản lãi vay còn phải thu trong tháng tiếp theo, lập danh sách cụ thể thông báo cho phòng quản lý quan hệ khách hàng để chuyên viên quan hệ khách hàng tiếp tục đôn đốc khách hàng trả tiền lãi vay trong tháng.
Bước 9: Tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng
+ Căn cứ vào thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng đã ký kết và sau khi khách hàng đã trả xong toàn bộ gốc lãi, phí phát sinh (nếu có), thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu, chuyên viên tác nghiệp tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng. Trưởng phòng tác nghiệp tín dụng ký kiểm soát và trình cấp có thẩm quyền ký biên bản thanh lý.
+ Khi khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với Baoviet Bank được thỏa thuận trong hợp tín dụng và các hợp đồng khác có liên quan, Baoviet Bank sẽ tiến hành giải chấp tài sản bảo đảm.
2.2.1.2. Dư nợ và cơ cấu tín dụng
Là một trong những ngân hàng trẻ nhất hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Baoviet Bank hướng tới đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong hơn 7 năm hoạt động, Baoviet Bank đã rất chú trọng vào mảng cho vay bởi đây là hoạt động mang
lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Trong thời gian qua, Baoviet Bank đã có những thành tựu nhất định, đặc biệt trong 4 năm kể từ 2012 trở lại đây, du nợ cho vay tăng truởng khá mạnh mẽ. Cụ thể:
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng
Đơn vị tính: tỷ VND
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2012-2015 Baoviet Bank)
Mặc dù còn hạn chế về mặt nhân sự, mạng luới giao dịch còn ít, chua khai thác đuợc hết thị truờng, nhung những kết quả đạt đuợc của Baoviet Bank rất đáng ghi nhận. Quy mô tín dụng đuợc mở rộng qua các năm với tốc độ tăng truởng khá ổn định. Năm 2012, thời điểm nợ xấu đang ở giai đoạn căng thẳng, Ngân hàng nhà nuớc đã đua ra hạn mức tăng truởng tín dụng và hạn mức tăng truởng tín dụng thắt chặt cho một số ngành không khuyến khích. Ngân hàng nhà nuớc đã tiến hành phân loại các ngân hàng thuơng mại ra làm bốn nhóm theo Công văn số 729/NHNN-CSTT gồm:
+ Nhóm 1: đuợc phép tăng truởng tín dụng tối đa17% + Nhóm 2: đuợc phép tăng truởng tín dụng tối đa15% + Nhóm 3: đuợc phép tăng truởng tín dụng 8%
ST T ST Tỷ lệ (%) ST Tỷ lệ (%) ST Tỷ lệ (%) ST Tỷ lệ (%)
Baoviet Bank được xếp vào nhóm 2 - các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, nhưng qui mô nhỏ được phép tăng trưởng tín dụng tối đa 15% đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trên đà tăng trưởng và uy tín đã gây dựng được trên thị trường, năm 2013 ngân hàng tiếp tục phát triển dư nợ tín dụng, trong năm này dư nợ đạt 7,957 tỷ đồng tăng 17.91% so với năm 2012. Năm này cũng như năm 2012 dư nợ tín dụng tăng chủ yếu tập trung vào cho vay mua nhà, bất động sản, tài trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngân hàng đã cho ra rất nhiều ưu đãi khuyến khích sản phẩm cho vay ví dụ như: “ Đồng hành cùng doanh ngiệp xuất nhập khẩu”, “Ưu đãi tín dụng 1,000 tỷ đồng dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)”,... Tuy nhiên, sang năm 2014 và 2015 ngân hàng lại tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng, mua xe ô tô. Đặc biệt năm 2015 ngân hàng triển khai phát hành thẻ tín dụng Visa và đề án cho vay tiêu dùng dưới hình thức thấu chi lương không có tài sản thế chấp, với hạn mức tối đa lên tới 1.5 tỷ đồng cho cán bộ nhân viên tập đoàn Baoviet. Năm 2014 dư nợ đã đạt 9,792 tỷ đồng tăng 23.6% so với năm trước, con số này ở năm 2015 là 12,893 tỷ đồng và 31.67%.
Ngoài ra, có một vấn đề cần chú ý, đó là mức độ tập trung tín dụng ở