Năm 2016, là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, nền kinh tế cũng như ngành Ngân hàng sẽ hội nhập ngày càng sâu rộng trên trường quốc tế, hội nhập trong khu vực ASEAN (AEC) như một tất yếu. Trong tiến trình hội nhập này, sẽ có nhiều cơ hội, nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức, Việt Nam đang tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song phương, liên minh khu vực. Trong đó, AEC sẽ là môi trường hội nhập tác động trực tiếp nhất đến ngành Ngân hàng. Như vậy, các cam kết chính sách trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam sẽ phải thực hiện và có tác động không nhỏ tới các ngân hàng thương mại trong nước.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định về
chỉ tiêu an toàn hoạt động của các ngân hàng giữa các quốc gia trong khu vực. Sẽ
có các tiêu chuẩn để xác định các ngân hàng đạt tiêu chuẩn ASEAN (Qualified ASEAN Banks - QAB) mà các ngân hàng này được quyền tiếp cận thị trường ngân hàng của quốc gia khác với quyền lợi tương đương ngân hàng trong nước,
đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
khi tham gia hội nhập. Để có thể nắm bắt các cơ hội mở ra trong thời kỳ hội nhập
nhân lực chất lượng cao và nguồn vốn đầu tư trong khu vực ASEAN. Các cam kết
về: giảm thuế, quy tắc đối xử, thuận lợi hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư trong
FTAs, TPP, và AEC mang lại rất nhiều những cơ hội tốt cho hệ thống ngân hàng
Việt Nam phát triển một cách bền vững.
Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội đó, thì hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Các ngân hàng cần giải quyết vấn đề về qui mô năng lực tài chính, nâng cao khả năng sinh lời (hệ số ROA, ROE), phát triển ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại để bắt kịp với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, cần phải áp dụng được chuẩn an toàn và quản trị rủi ro theo qui định của Basel II trong tương lai gần và chuẩn Basel III trong tương lai xa hơn.