II. Thực trạng về văn hóa doanh nghiệp tại Cty Trường Thành
3. Hồn thiện văn hóa doanh nghiệp trong quản lý con người
- Coi trọng thông tin phản hồi từ phía nhân viên: công ty khuyến khích mọi thành viên tham gia bàn bạc công việc chung. Đặc trưng của văn hố phương Đông là ít trực tiếp, ngại va chạm, ưa dĩ hồ vi quý, điều này có thể làm cho các nhà quản lý khó khăn hơn trong việc thu nhận được những thông tin phản hồi thực chất của họ về những vấn đề trong tổ chức. Trường Thành cần phát triển cách trao đổi thông tin không chính thức, qua các buổi toạ đàm ngồi giờ làm việc, trong các buổi gặp không chính thức ấy nhân viên có thể thoải mái hơn trong việc đề xuất những chính kiến của mình nhằm khuyến khích một cách thực chất sự tham gia của nhân viên vào công việc của tổ chức.
- Thường xuyên rà sốt lại cơ cấu tổ chức của Trường Thành, để hướng các bộ phận vào luồng công việc, phù hợp với định hướng giá trị, nhiệm vụ của doanh nghiệp mình. Ngại động chạm vào bộ máy, xem nó là cái gì nhất thành bất biến là tâm lý có ở số đông người Việt Nam.
- Dám thách thức với văn hố truyền thống để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. Chú trọng đề cao tuổi trẻ, cho phép đề bạt theo thành tích chứ không phải theo thâm niên nên đã khuyến khích được nhân tài trẻ tuổi tham gia vào công việc. Trong trào lưu phát triển như vũ bão như ngày nay, một trong những điều kiện để một tổ chức tồn tại và phát triển tốt nhất là phải đáp ứng với sự thay đổi của môi trường. Muốn phát triển, muốn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu hiện đại, việc thách thức với những thói quen trì trệ cũ, quan điểm cũ là một đòi hỏi của các nhà quản lý trong thời đại hiện nay.
- Khi mở rộng hoạt động, thay đổi nhiệm vụ và định hướng lại các giá trị cơ bản, Trường Thành cần xây dựng lại hệ thống các văn bản quy định chặt chẽ trong nội bộ, nhằm lôi kéo được sự tham gia của các nhân viên, giới hạn thói quen của họ vào một khuôn khổ chung của Trường Thành.
- Kết hợp giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: phải quan tâm kết hợp tinh thần tập thể và sự tôn trọng vai trò của cá nhân để sản sinh ra được những cá nhân đóng góp rất tích cực vào thành công chung của công ty.
- Cần xây dựng cho riêng mình một văn hóa doanh nghiệp đặc thù, không chỉ mang những nét chung của văn hố doanh nghiệp Việt Nam mà còn mang những nét riêng có tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp, độc đáo của riêng mình. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Trường Thành nên chú trọng tạo dựng và bảo vệ thương hiệu của mình, vì thương hiệu chính là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa doanh nghiệp, thể hiện uy tín, vị thế của sản phẩm, là niềm tự hào, tạo ra niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.
- Trường Thành nên xây dựng văn hóa hành vi ứng xử trong nội bộ, điều này sẽ giúp cho bộ máy Trường Thành vận hành trơn tru với những người có trình độ cao, tuân thủ nguyên tắc chung. Để có một môi trường văn hóa ứng xử nội bộ tích cực, Trường Thành nên dựa trên những tiêu chí: thái độ tôn trọng
đồng nghiệp, trao quyền hợp lý, thưởng phạt công minh, tuyển dụng và đề bạt hợp lý, quy đinh về trách nhiệm sử dụng tài sản của công ty (tiền mặt, các tài sản tài chính, tiện nghi, công cụ, hệ thống thư điện tử, internet, dữ liệu máy tính…). Văn hố hành vi ứng xử với bên ngồi cũng có tác dụng nâng cao hình ảnh của công ty trên thương trường. Ứng xử với bên ngồi (PR- public relation) đòi hỏi nhân viên phải dựa trên lợi ích chung và thể hiện sứ mệnh căn bản của công ty, tránh các mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và trách nhiệm trong công việc. Muốn vậy, Trường Thành cần vận dụng hai điều: ý chí lãnh đạo và cam kết nhân viên. Văn hóa ứng xử bên ngồi được biểu hiện qua: quà biếu (chỉ chấp nhận những loại quà biếu thân thiện theo nguyên tắc truyền thống của xã hội, không được nhận quà tặng vượt quá những ước lệ xã hội được định trước), những hoạt động bên ngồi và phát triển kỹ năng của nhân viên, thái độ với khách hàng, công ty, nhà cung cấp, đối tác, và những tổ chức, cá nhân khác, vấn đề bảo mật những thông tin nhạy cảm của khách hàng, quan hệ đầu tư, mua sắm (tuyệt đối không nhận hoa hồng, quà biếu, các đặc ân, hay các vận động bên ngồi từ phía đối tác).
KẾT LUẬN
Một trong số các nhóm giải pháp để doanh nghiệp hội nhập thành công: doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược thị trường, chiến lược phát triển kinh doanh đi đôi với xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải coi nhân lực như là một nguồn vốn đặc biệt,cần chăm lo cho con người trong doanh nghiệp về mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân, từ tình trạng sức khoẻ tới sự tự do về kinh tế, chính trị, cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để mọi người phát huy tài năng, trí tuệ thoả sức sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, tham gia thảo luận những vấn đề cụ thể, trong xử lý những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của họ, giải quyết tốt
mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, giữa doanh nghiệp với bạn hàng, với đối tác, với cơ quan nhà nước…Hay nói cách khác doanh nghiệp rất cần phải xây dựng một văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, và phát huy văn hố độc đáo đó trong mọi hoạt động của doanh nghiệp: từ lãnh đạo điều hành các hoạt động nội bộ, đến các hoạt động tương tác với bên ngồi doanh nghiệp. Muốn xây dựng và phát huy được yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp thì điều đầu tiên là các doanh nghiệp nên nhận thức đúng đắn về vấn đề cấp bách này trong cuộc cạnh tranh tồn cầu, kế đến, các doanh nghiệp bằng các phương pháp cụ thể xây dựng cho riêng mình chiến lược, sứ mệnh hoạt động của doanh nghiệp mình, rồi tạo lập bộ quy chuẩn riêng để có thể xây dựng và phát huy nền văn hóa độc đáo của doanh nghiệp mình dựa trên nền tảng chiến lược đó, nhằm hướng tới mục tiêu chiến lược mà tổ chức đã đặt ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Phước. Chiến lược và chính sách kinh doanh. NXB Thống Kê, 1996.
2. TS. Nguyễn Mạnh Quân. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. NXB Lao động – Xã hội, 2005.
3. THS. Bùi Văn Thành (phó tổng cục trưởng TCVI- Bộ công An)- Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia của Việt Nam. Tạp chí kinh tế và dự báo. số 3/2007. tr.2.
4. David H.Maister. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp, dịch giả Lưu Văn Hy. NXB Thống kê, 2005.
5. http://diendan.edu.net.vn/