CÔNG LẬP TỈNH HƯNG YÊN
2.1.1. Hệ thống các trường Trung học phổ thông công lập tỉnh Hưng Yên Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với thành phố Hà Nội và 4 tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh. Toàn tỉnh có 01 thành phố, 09 huyện và 161 xã, phường, thị trấn; diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 923,09 km2. Dân số của Hưng Yên khoảng 1.188.923 người, mật độ dân số là 1.288 người/ km2.
Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội và là vùng động lực phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng Bắc Bộ và cả nước; có vị trí địa lý thuận lợi và có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua, đó là cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm... đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối kết hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể và sự đồng tỉnh, ủng hộ của nhân dân trong tỉnh, Giáo dục và đào tạo luôn được xác định là một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua GD&ĐT Hưng Yên đã không ngừng phát triển, đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản như: Quy mô trường lớp ổn định; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được bổ sung, đảm bảo
phục vụ nhu cầu tối thiểu cho dạy và học; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số luợng và không ngừng nâng cao về chất luợng; chất luợng giáo dục toàn diện và chất luợng mũi nhọn ngày càng đuợc nâng lên.
Ngày 04/10/2016, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về Chuong trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hung Yên giai đoạn 2016-2020, định huớng đến năm 2025. Đến nay, nhiều chỉ tiêu đề ra tại chuong trình đã đạt và vuợt kế hoạch, nhu: tỷ lệ học sinh hoàn thành chuong trình tiểu học vào lớp 6, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các truờng đại học, tỷ lệ giáo viên tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn, truờng THPT đạt chuẩn quốc gia; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đuợc nâng lên. Quy mô, mạng luới giáo dục và đào tạo tiếp tục duy trì ổn định. Chất luợng giáo dục toàn diện, chất luợng giáo dục mũi nhọn đuợc duy trì; điểm bình quân 3 môn thi và tỷ lệ học sinh trúng tuyển đại học thuộc nhóm các tỉnh cao nhất toàn quốc. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục co bản đủ về số luợng, trình độ đào tạo đuợc nâng lên, từng buớc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Co sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đuợc tăng cuờng đầu tu theo huớng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay, toàn tỉnh Hung Yên có 26 truờng THPT công lập, phân bố từ 2 đến 3 truờng trên một huyện, riêng tại huyện Khoái Châu là huyện lớn nhất trong tỉnh có 4 truờng THPT công lập, với tổng số 721 lớp và 27.823 học sinh. Tổng số cán bộ viên chức đang làm việc tại các nhà truờng là 1.772 nguời, bao gồm 88 cán bộ quản lý, 1.567 giáo viên và 117 nhân viên.
Các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên là cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và trực tiếp quản lý, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động thường xuyên của các trường chủ yếu do NSNN bảo đảm.
Các trường THPT nói chung và các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng đều được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Luật Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH 12 và Điều lệ trường học quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo đó tại Điều 3, các trường THPT có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
“1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. 3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”
2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức tại các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên đều gồm các bộ phận sau: Ban giám hiệu, tổ hành chính (văn phòng), các tổ chuyên môn và các hội, ban, đoàn thể khác. Có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Ban giám hiệu
(Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng)
To vãn phòng: gồm kế toán, ỵăn thư, thù quỳ, y tế, thư viện,
thiêt bị, bảo vệ
Các tổ chuyên môn: toán - tin, ngữ
văn, tiêng anh, sử - địa — giáo dục công
dân, lý - hóa - sinh, the dục — giáo dục
quốc phòng
Hội, ban, đoàn thể:
công đoàn, đoàn thanh niên, ban nữ
công...
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên Hiệu trưởng là người đứng đầu đơn vị (thủ trưởng đơn vị), quản lý chung mọi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị. Giúp việc cho Hiệu trưởng là các Phó hiệu trưởng (tối đa là 03 Phó hiệu trưởng) và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về một hoặc một số mặt nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
Bộ máy tổ chức của trường gồm 01 tổ văn phòng thực hiện các công việc hành chính, quản trị chung của trường và các tổ chuyên môn thực hiện công tác giảng dạy (số lượng tổ chuyên môn tùy theo quy mô của trường, có
Triệu đồng % Triệu đồng %
thể mỗi môn là một tổ hoặc nhóm 2 - 3 môn theo phân ban tự nhiên, xã hội một tổ), đứng đầu mỗi tổ là tổ trưởng và tổ phó.
2.1.4. Công tác quản lý tài chính tại các trường Trung học phổ thông công lập tỉnh Hưng Yên
2.1.4.1. Cơ chế tài chính tại các trường Trung học phổ thông công lập tỉnh Hưng Yên
Hiện nay, cơ chế quản lý áp dụng đối với các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Do đó các đơn vị được tiếp tục hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
Các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên là ĐVSN công tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên và là đơn vị dự toán cấp II, chịu sự quản lý trực tiếp về tài chính cũng như chuyên môn nghiệp vụ của Sở GD&ĐT, trực tiếp nhận kinh phí NSNN hàng năm từ Sở giao, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán NSNN với Sở GD&ĐT.
2.1.4.2. Quản lý tài chính tại các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên
* Nguồn tài chính đầu tư cho các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên Hưng Yên là tỉnh đang phát triển, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, kinh phí nhà nước cấp có hạn, cơ sở vật chất của các trường THPT công lập dù đã được các cấp quan tâm đầu tư xây dựng vẫn còn thiếu thốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nguồn thu sự nghiệp còn khá thấp so với nhu cầu chi hoạt động, dẫn đến việc thực hiện tự chủ tài chính tại các nhà trường trở nên khó khăn hơn, không thuận lợi như các cơ sở giáo dục tại các tỉnh, thành phố lớn.
Các nguồn tài chính đầu tu cho các trường THPT công lập tỉnh Hung Yên hiện nay chủ yếu là nguồn NSNN cấp, một phần khác là từ thu học phí, lệ phí và các khoản thu khác. Việc tài trợ, cho, biếu, tặng từ các tổ chức, cá nhân (phụ huynh học sinh, các doanh nghiệp trên địa bàn...) chỉ có số ít là tiền mặt, phần lớn ở dạng hiện vật như bàn ghế, máy tính, cây xanh, ghế đá, các hạng mục phụ trợ như sân trường, nhà vệ sinh, lán để xe... Phần này có giá trị khá nhỏ, không thường xuyên, không dự đoán trước được nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu cơ sở vật chất cấp thiết của nhà trường. Việc liên doanh, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp để huy động vốn các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên chưa được thực hiện nên trong cơ cấu tài chính của các trường không có nguồn này.
Cơ cấu của các nguồn tài chính ở các trường các năm gần đây như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu các nguồn tài chính của các trường THPT công lập tỉnh
2. Học phí, lệ phí 14.425 4,65% 15.426 4,90%
NSNN tỉnh Hưng Yên 2 Trong đó:
- Chi cho giáo dục
1.614.19
3 %33 1.795.426 32% 1.990.896 38%
- Chi cho giáo dục THPT 211.86 5 4 % 236.888 4% 267.214 5%
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên)
- Nguồn NSNN cấp:
Bảng 2.2. Nguồn ngân sách thường xuyên nhà nước chi cho các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên
nguồn kinh phí do NSNN cấp hàng năm theo quy định. Theo bảng 2.1, nguồn NSNN chiếm tỷ trọng khá lớn, khoản hơn 80% trong cơ cấu tài chính của đơn vị. Trong những năm qua, dù chi ngân sách thường xuyên cho các trường THPT đều tăng qua các năm nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng quy mô phát triển giáo dục và nhu cầu đổi mới dạy và học theo hướng thân thiện, hiện đại. Kinh phí NSNN cấp bao gồm:
+ Vốn đầu tư phát triển, phần lớn là xây dựng cơ bản phục vụ xây dựng, sửa chữa trường, lớp học, các phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập, khu nhà quản trị. Kế hoạch vốn đầu tư theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt hoặc trong các chương trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất do Bộ GD&ĐT chủ trì.
+ Kinh phí hoạt động: gồm kinh phí chi hoạt động thường xuyên và kinh phí chi hoạt động không thường xuyên. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên để chi lương và chi chuyên môn hành chính, đây là nguồn đơn vị được tự chủ, việc quản lý sử dụng theo quy định của nhà nước và được quy định
trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Kinh phí chi hoạt động không thuờng xuyên dùng để chi một số hoạt động nhu miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc đối tuợng chính sách, sửa chữa, tăng cuờng cơ sở vật chất, chi tiền thừa giờ do lệch cơ cấu bộ môn,...
Định mức phân bổ NSNN cho các truờng THPT công lập tỉnh Hung Yên đuợc quy định tại Nghị quyết số 75/2016/NQ-HĐND ngày 25/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hung Yên về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thuờng xuyên ngân sách địa phuơng, theo đó ngoài quỹ luơng đảm bảo tỷ lệ 80% chi con nguời/ 20% chi hoạt động.
- Các nguồn thu hoạt động sự nghiệp:
Một phần nhu cầu hoạt động thuờng xuyên tại các truờng THPT công lập tỉnh Hung Yên đuợc đảm bảo bởi các nguồn thu sự nghiệp, từ bảng 2.1 cho thấy tỷ trọng của các nguồn thu này tại các truờng THPT công lập tỉnh Hung Yên là khá nhỏ trong tổng nguồn tài chính của đơn vị (chỉ khoảng 14%), mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị vẫn còn thấp, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào NSNN.
Các nguồn thu sự nghiệp trong các truờng THPT công lập tỉnh Hung Yên gồm: thu học phí, lệ phí (thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp, nghề phổ thông...) và các khoản thu hợp pháp khác tại nhà truờng nhu tiền học thêm, tiền điện, nuớc uống, thuê dọn vệ sinh, nội trú ký túc xá (đối với học sinh
nội trú tại ký túc xá truờng THPT Chuyên Hung Yên), đồng phục, trông xe, tiền bảo hiểm y tế, quỹ đoàn,...
Theo quy định, toàn bộ số thu học phí của học sinh (bao gồm cả kinh phí đuợc NSNN cấp bù học phí) đối trừ 40% để thực hiện chế độ cải cách tiền luơng theo quy định, phần kinh phí này sẽ đuợc Sở Tài chính theo dõi để tính toán, bổ sung cho các đơn vị khi tăng luơng cơ sở.
Kể từ năm 2018, một số khoản lệ phí thi thu từ học sinh đuợc bãi bỏ, do vậy để có kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ định kỳ hàng năm nhu thi tuyển
sinh vào lớp 10, thi THPT quốc gia, thi nghề phổ thông, các đơn vị phải tính toán nhu cầu kinh phí của các cuộc thi này và đua vào dự toán ở phần chi không thuờng xuyên đề nghị NSNN cấp.
* Quy trình quản lý tài chính tại các trường THPT công lập tỉnh Hưng Yên
Quy trình quản lý tài chính tại các truờng THPT công lập tỉnh Hung Yên thực hiện theo ba buớc: lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách.
Thứ nhất, lập dự toán ngân sách:
Hàng năm, căn cứ vào các huớng dẫn về việc xây dựng kế hoạch tài chính, dự toán NSNN và sau khi nhận đuợc yêu cầu lập dự toán ngân sách cho năm tiếp theo của Sở Tài chính và Sở GD&ĐT, các truờng THPT công lập của tỉnh tiến hành lập dự toán thu, chi ngân sách gửi Sở GD&ĐT thẩm định và tổng hợp chung.
Việc lập dự toán thu - chi hàng năm của các đơn vị thông thuờng do kế toán lập dựa trên cơ sở quá khứ: đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm nay cùng với xác định nhiệm vụ của năm kế hoạch và căn cứ các định mức, chế độ tiêu chuẩn hiện hành để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện. Việc tính toán số kế hoạch dựa vào một số chỉ tiêu nhu số lớp, số học sinh, số học sinh lớp 11, số biên chế đuợc giao, số biên chế có mặt, nhu cầu mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất để dự kiến số thu học phí, thu sự nghiệp khác, nhu cầu chi luơng, chi hành chính chuyên môn, các khoản chi không thuờng xuyên khác