Định tính các thành phần trong dịch chiết etanol

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC RỄ CÂY CỐT KHÍ CỦ (REYNOUTRIA JAPONICA HOUTT.) (Trang 38 - 40)

Bã dược liệu sau khi chiết bằng ete dầu hỏa để bay hơi dung môi đến khô. Chiết hồi lưu với 50ml cồn 900 trong 30 phút. Dịch chiết được lọc và cô còn 10ml để làm các phản ứng định tính flavonoit, coumarin, saponin, axit hữu cơ và axit amin.

(1) Định tính saponin

- Phản ứng tạo bọt: Lấy 2 ống nghiệm cỡ bằng nhau, cho vào ống thứ nhất 5ml HCl 0,1N và ống thứ 2 là 5ml NaOH 0,1N. Cho thêm vào mỗi ống 2-3 giọt dịch chiết cồn rồi bịt ống nghiệm, lắc mạnh cả 2 ống trong 15 giây. Để yên, thấy ống kiềm có cột bọt bền và cao gấp hai ống kia.

- Phản ứng Salkowski: Lấy 10ml dịch chiết cồn cho vào bình cầu và thêm 10ml axit sunfuric loãng. Đun cách thủy sinh hàn ngược trong 4 giờ. Để nguội và chiết với clorofom.

Lấy khoảng 2ml dịch chiết clorofom cho vào ống nghiệm. Thêm từ từ 1ml axit sunfuric đặc theo thành ống nghiệm, mặt tiếp xúc giữa hai lớp xuất hiện vòng màu tím.

- Phản ứng Liebermann - Burchardt: Lấy 0,2ml dịch chiết clorofom ở trên cho vào một ống nghiệm rồi cô tới cắn. Cho vào cắn 0,5ml anhydrit axetic, lắc đều, đặt nghiêng ống 45o rồi thêm 0,5ml axit sunfuric đặc theo thành ống nghiệm để dịch lỏng trong ống chia thành 2 lớp: Lớp axit ở dưới và lớp anhydrit ở trên. Mặt tiếp

xúc giữa hai lớp chất lỏng trong ống nghiệm xuất hiện màu tím đỏ.

(2) Định tính coumarin

- Phản ứng mở và đóng vòng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết cồn, ống 1 thêm 0,5ml dung dịch NaOH 10%, ống 2 để nguyên. Sau đó đun cả 2 ống nghiệm trên cách thủy sôi trong vài phút. Ống thứ nhất có màu vàng xuất hiện. Sau đó cho thêm vào mỗi ống 2ml nước cất thấy ống thứ nhất trong hơn ống thứ 2, nhưng sau khi axit hóa thì cả 2 ống đều đục như nhau (phản ứng dương tính).

- Phản ứng với thuốc thử điazo: Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết cồn, thêm vào đó 2ml dung dịch NaOH 10%. Đun cách thủy tới sôi, để nguội, thêm vài giọt thuốc thử điazo (mới pha), thấy xuất hiện tủa màu đỏ gạch (phản ứng dương tính).

- Vi thăng hoa : Cho vào trong một lọ penicilin một ít dịch chiết cồn. Cô cách thủy cho bay hơi hết cồn rồi đậy lên miệng lọ một phiến kính, trên có một ít bông thấm nước và tiếp tục đun. Lấy phiến kính và nhỏ 1 giọt KI 10%; soi kính hiển vi thấy có tạo tinh thể màu nâu.

(3) Định tính flavonoit

- Phản ứng cyanidin : Cho 2ml dịch chiết cồn vào một ống nghiệm, thêm một ít bột magie kim loại, rồi thêm vài giọt axit clohyđric đặc; đun nóng trên cách thủy sau vài phút thấy xuất hiện màu tím đỏ (phản ứng dương tính).

- Phản ứng với dung dịch FeCl3 5% : Cho 2ml dịch chiết cồn vào một ống nghiệm, thêm 2-3 giọt FeCl3 5%, thấy dung dịch có màu xanh sẫm.

- Phản ứng với kiềm: Nhỏ vài giọt dịch chiết cồn lên một mảnh giấy lọc, hơ khô rồi đặt mảnh giấy lên miệng lọ amoniac đặc thấy màu vàng hiện rõ, khi soi dưới đèn tử ngoại thấy có màu vàng sáng (phản ứng dương tính).

Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết cồn và cô tới cắn. Hòa cắn trong 1ml nước và thêm vài tinh thể natri cacbonat thấy có bọt khí nổi lên.

(5) Định tính axit amin

Lấy 3ml dịch cồn cho vào ống nghiệm. Thêm 1-3 mảnh ninhydrin, đun sôi 2 phút, dung dịch chuyển màu tím.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC RỄ CÂY CỐT KHÍ CỦ (REYNOUTRIA JAPONICA HOUTT.) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)